Mây phóng xạ, bóng ma đe dọa cả hành tinh

Mây phóng xạ, bóng ma đe dọa cả hành tinh

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:07
0
Cả thế giới đang dõi theo từng “hơi thở” của nhà máy hạt nhân Fukushima Nhật Bản. Nếu điều bất trắc xảy ra, những đám mây phóng xạ không phân biệt được ranh giới quốc gia, mà sẽ đe dọa rất nhiều nước.

Sự hình thành của mây phóng xạ

Những sản phẩm phân rã phát ra từ các nhà máy hạt nhân bao gồm khí và bụi. Khí này rất dễ phát tán. Trong hỗn hợp khí đó người ta thấy có chất phóng xạ i-ốt và nhiều loại khí hiếm khác như kryton hay xénon.

Trong đó, độc hại nhất là chất phóng xạ i-ốt, nó có thể gây bệnh ung thư. Còn trong bụi thì có chất plutonium, uranium, césium…Thế nhưng, thật khó xác định chính xác thành phần cấu tạo của hỗn hợp phóng xạ này.

Vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I Nhật Bản.

Mây phóng xạ được hình thành từ các vụ nổ hạt nhân, nổ nhà máy điện nguyên tử do lõi lò nguyên tử bị phá vỡ, các thanh nhiên liệu nóng chảy khi nổ, bụi phóng xạ bay vào không trung tích tụ theo các đám mây tạo thành vệt mây phóng xạ.

Nếu kích thước các hạt bụi phóng xạ lớn và nặng sẽ rơi nhanh gần khu vực vụ nổ, nếu kích thước bụi nhỏ thì rơi chậm hơn và đi xa hơn.

Đám mây phóng xạ thông thường có hình điếu thuốc xì gà với tỷ lệ 5:1 hoặc 20:1 với kích thước từ 10km đến 100km chiều dài tùy theo mức độ của vụ nổ hạt nhân. Thành phần bụi phóng xạ chủ yếu là Cs-137 (xê-ri) phát năng lượng gam-ma, có chu kỳ phá hủy tới 30 năm.

Ảnh hưởng của mây phóng xạ đến Việt Nam?

Theo tính toán của các nhà khoa học, vào ngày mai, 25/3, mây phóng xạ do sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật Bản sẽ lan đến Việt Nam. Tuy nhiên, trả lời VTC hôm 22/3, tiến sĩ Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ hạt nhân khẳng định, mây phóng xạ sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe người dân.

Ông Nhân cũng cho hay, phóng xạ chỉ xuống các tỉnh phía Nam chứ không ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc.

Theo số liệu quan trắc từ trung tâm dữ liệu quốc gia của Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBTO) hôm 23/3, cho thấy, đám mây phóng xạ đã phát tán đến 3 ba vùng là Đông Nam Á, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Riêng với Việt Nam, theo kết quả kiểm xạ môi trường tại Trạm quan trắc Đà Lạt ngày 22 –23/3/2011, trong bụi khí chỉ quan trắc thấy các đồng vị phóng xạ tự nhiên là: Be-7 có nguồn gốc từ tia vũ trụ và K-40, Th-232 và U-238 có nguồn gốc từ bụi đất. Nhưng chưa có dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện trên lãnh thổ nước ta các đồng vị phóng xạ đặc trưng, như các đồng vị nhân tạo của Iốt (I) và Xê-di (Cs), liên quan các sự cố ở các lò phản ứng của Nhà máy điện hạt nhân Phukushima 1 (Nhật bản).

Hình ảnh mô phỏng về sự di chuyển đám mây phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima trong các ngày 23, 24/3 ở vùng Đông Nam Á. Ảnh: Vaec.gov.vn.

Dĩ nhiên, việc xuất hiện các đồng vị nhân tạo của Iốt (I) và Xê-di (Cs) cũng chưa nói gì về mức độ ảnh hưởng đến sưc khỏe dân chúng. Trong bản báo cáo về số liệu phóng xạ môi trường công bố ngày 23/3 của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam đã nhấn mạnh rằng, mạng lưới Trạm quan trắc phóng xạ hạt nhân của tổ chức CTBTO được xây dựng cho mục đích phát hiện các vụ thử nổ hạt nhân.

Do vậy nó rất nhạy và có thể phát hiện được các hạt nhân phóng xạ với nồng độ rất thấp trong bầu khí quyển. Vì thế, mặc dù có thể phát hiện thấy hạt nhân phóng xạ thông qua các trạm quan trắc của CTBTO nhưng chưa hẳn liều lượng phóng xạ tại nơi đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Trung Tâm Dữ liệu quốc gia của Việt nam trong mạng lưới của Tổ chức CTBTO đặt tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi sự di chuyển của đám mây phóng xạ từ số liệu của CTBTO được cập nhật hàng ngày.

Hiện tại, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã tiến hành chỉ đạo các đơn vị tiến hành kiểm tra nhiễm xạ đối với các công dân Việt Nam trở về từ Nhật Bản và phối hợp với các ngành chức năng liên quan chuẩn bị đối phó nếu bụi phóng xạ ảnh hưởng đến Việt Nam.

Viện Y học phóng xạ và U bướu quân đội sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp việc điều trị các bệnh liên quan đến phóng xạ.

Thu Hằng

Cùng chuyên mục

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Vụ sập cầu ở Mỹ: Tìm thấy hộp đen của tàu chở hàng gây tai nạn

Thứ 4, 27/03/2024 | 22:35
Sáng sớm 26/3 (giờ địa phương), tàu Dali đang ra khỏi bến cảng Baltimore để hướng đến Sri Lanka thì đâm trúng trụ đỡ của cầu Francis Scott Key, làm sập cầu.
     
Nổi bật trong ngày

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.