Mexico: Phát hiện thằn lằn 23 triệu năm tuổi

Mexico: Phát hiện thằn lằn 23 triệu năm tuổi

Thứ 4, 10/07/2013 | 15:33
0
Các nhà khoa học đã phát hiện được một con thằn lằn 23 triệu năm tuổi được bảo quản nguyên vẹn trong một mẫu hổ phách ở Mexico.

Các nhà khoa học vừa phát hiện một con thằn lằn 23 triệu năm tuổi thuộc một loài mới ở Chiapas, Mexico bị mắc kẹt trong một miếng hổ phách từ thời nguyên thủy với phần mô mềm vẫn còn nguyên vẹn.

Ông Francisco Riquelme thuộc Đại học Quốc gia Mexico cho hay “sinh vật có khớp hoàn chỉnh vẫn còn nguyên vẹn mô mềm và da” có chiều dài khoảng 4,6 cm này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Hổ phách ở San Cristobal de las Casas, Mexico.

 Việt Nam Xanh - Mexico: Phát hiện thằn lằn 23 triệu năm tuổi

Con thằn lằn mắc kẹt trong miếng hổ phách

Nghiên cứu ban đầu của tờ Khoa học Thế giới cho thấy con thằn lằn này là một loài mới trong 400 loài thuộc chủng Anolis. Nổi tiếng với khả năng thích nghi của mình, các loài thằn lằn thuộc chủng Anolis có thể thay đổi màu sắc tùy theo môi trường xung quanh.

Với hàng trăm loài thằn lằn đã được khám phá, các nhà khoa học xếp chủng này là những loài bò sát đầu tiên được sắp xếp theo trình tự.

Các nhà khoa học đã sử dụng tuổi của mẫu hổ phách để xác định tuổi tương đối của con thằn lằn cổ đại này. Ông Gerardo Carbot, giám đốc Bảo tàng Cổ sinh vật Chiapas cho biết mẫu hổ phách nơi con thằn lằn này bị nhốt được hình thành từ cách đây ít nhất 23 triệu năm.

Hổ phách là nhựa cây hóa thạch màu trong mờ và thường chứa đựng các mẫu cây cối hoặc động vật, tuy nhiên việc tìm thấy một động vật có xương sống hoàn chỉnh được bảo quản nguyên vẹn trong hổ phách như con thằn lằn này là vô cùng hiếm hoi.

Động vật cổ xưa nhất được tìm thấy trong hổ phách là những con bét (một loại côn trùng hút máu, còn gọi là ve) 230 triệu năm tuổi được phát hiện ở đông bắc Ý. Tờ Tin tức Khoa học cho biết các nhà khoa học đã phân tích 70.000 mẫu hổ phách cho đến khi họ tìm ra một miếng hổ phách có chứa hóa thạch con bét.

Ông David Grimaldi ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ cho hay: “Khủng long đến rồi đi, nhưng loài bét thì hầu như không thay đổi. Cấu trúc cơ thể của chúng cách đây hàng trăm triệu năm vẫn tương tự như những con bét ngày nay.”

Theo Khám phá/IBTimes

Hang xương hóa thạch khổng lồ ở Yên Bái

Thứ 3, 26/03/2013 | 23:24
Trong một lần đi tìm đá quý, người dân ở thôn Xiêng, xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã phát hiện kho xương khổng lồ ở hang Ma Mút, có rất nhiều xương đã hóa thạch. Sau đó, một đoàn khảo cổ người Đức đến khai quật và vận chuyển số lượng xương khổng lồ về Đức để phục vụ nghiên cứu.

Rừng hóa thạch ở Canada có khả năng 'hồi sinh'

Thứ 6, 18/01/2013 | 08:13
Nằm sâu trong lớp băng vĩnh cửu trên một cao nguyên ở đảo Bylot thuộc miền Bắc Canada là một khu rừng rộng lớn đã từng phát triển mạnh cách đây gần 300 triệu năm về trước. Theo các nhà khoa học, khu rừng hóa thạch này có thể sẽ sống lại khi đạt đủ điều kiện cần thiết.

Hàu hóa thạch 145 triệu năm tuổi chứa “siêu” ngọc trai

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
Con hàu 145 triệu năm tuổi đã hóa thạch được tìm thấy ngoài khơi bờ biển phía Nam bởi ngư dân có thể là chúa tể của tất cả các viên ngọc trai trên thế giới.

Khám phá về 'bộ hàm voi ma mút' hóa thạch tại Hà Nội

Thứ 6, 07/06/2013 | 08:52
Mới đây, ở ngay thủ đô Hà Nội, dư luận được phen xôn xao khi có một người đàn ông tuyên bố đang sở hữu một chiếc hàm voi rất lớn, được suy đoán là của voi ma mút, đã hóa thạch.