Mỗi ngày TP.HCM sẽ tăng thêm 3.000 - 5.000 tấn rác

Mỗi ngày TP.HCM sẽ tăng thêm 3.000 - 5.000 tấn rác

Thứ 2, 27/11/2017 | 06:00
0
UBND TP.HCM vừa tổ chức hội nghị chuyên đề kêu gọi đầu tư xử lý chất thải rắn bằng công nghệ đốt - phát điện.
Điểm nóng - Mỗi ngày TP.HCM sẽ tăng thêm 3.000 - 5.000 tấn rác

Kho chứa rác cao như núi tại nhà máy xử lý rác Tâm Sinh Nghĩa ẢNH: KHÔI NGUYÊN

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM cho biết dự báo rác thải TP tăng từ giai đoạn 2020 - 2030 để nhà đầu tư biết rõ hoàn chỉnh đề án từ đó UBND TP xem xét đấu thầu, lựa chọn công khai nhà đầu tư có khả năng.

Tính toán của sở Tài nguyên Môi trườn thì bình quân mỗi năm rác thải sinh hoạt ở TP tăng khoảng 5%, như vậy trong giai đoạn 2020 - 2030 và định hướng đến năm 2035, mỗi ngày rác thải sinh hoạt ở TP tăng 2.000 - 3.000 tấn. Từ đó TP dự định kêu gọi 2 - 3 dự án để xử lý chất thải rắn sinh hoạt gia tăng ở TP. Sau hội nghị này, TP cũng sẽ đăng công khai thông tin để kêu gọi nhà đầu tư.

Về chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại, ông Thắng cho hay theo tính toán mỗi năm tăng 6 - 8%. Như vậy, dự báo từ đây đến năm 2030 mỗi ngày TP tăng 1.000 - 2.000 tấn rác ở dạng này.

Về chất thải rắn y tế, dự báo mỗi năm tăng 10% do đó từ đây đến năm 2030 mỗi ngày tăng 20 - 30 tấn. TP dự kiến sẽ kêu gọi một dự án xử lý rác thải y tế với công nghệ hiện đại, tiên tiến.

“Đây là số liệu và thông điệp mà TP đưa ra rất mong nhà đầu tư quan tâm đến việc xử lý các loại chất thải này phát sinh ở TP”, ông Thắng nói.

Nhiều ưu đãi cho dự án xử lý rác thải

Trước đó, ông Thắng cho hay từ 2007 - 2017 bình quân mỗi ngày TP phát sinh 8.700 tấn chất thải rắn sinh hoạt, 1.500 tấn rác thải công nghiệp, 374 tấn rác thải nguy hại… Về chính sách ưu đãi nhà đầu tư, ông Thắng cho hay hiện nay TP miễn 11 năm tiền thuê đất hoặc giảm 70% tiền thuê đất phải nộp.

Ngoài ra, TP có chủ trương, chính sách mua lại nguồn điện tái tạo đối với các dự án từ rác, chất thải. Dự kiến nhà nước mua lại với giá 2.114 đồng/kWh (tương đương 10,05 cents/kWh) đối với dự án đốt chất thải rắn trực tiếp. Đối với các dự án phát điện đốt khí thu hồi từ bãi chôn lấp chất thải rắn là 1.532 đồng/kWh (tương đương 7,28 cents/kWh).

Mỗi công ty có giá xử lý rác khác nhau. Hiện TP có 4 doanh nghiệp xử lý chất thải, rác thải. Đó công ty TNHH xử lý chất thải VN xử lý khoảng 5.500 tấn rác/ngày với giá xử lý 448.000 đồng/tấn; công ty Vietstar xử lý 1.800 tấn/ngày với giá 440.000 đồng/tấn; công ty Tâm Sinh Nghĩa xử lý 1.300 tấn/ngày với giá xử lý 460.000 đồng/tấn; công ty TNHH môi trường đô thi TP xử lý 500 tấn/ngày với giá 360.000 đồng/tấn.

Theo Trung Hiếu - Chí Nhân (Thanh Niên)

Không nơi tiếp nhận, rác thải "tấn công" thành phố Hạ Long

Thứ 2, 13/11/2017 | 14:03
Do không có nơi đổ nên hàng trăm tấn rác đang ùn ứ trên nhiều đường phố của thành phố Hạ Long (Quảng Ninh).

Hàng trăm tấn rác thải công nghiệp chưa xử lý thải ra môi trường

Thứ 4, 11/10/2017 | 13:42
Lực lượng chức năng đã phát hiện hàng trăm tấn rác thải nguy hại không qua xử lý được đổ ra môi trường có nguy cơ gây ô nhiễm nặng.
Cùng tác giả

Những hiểm họa khôn lường khi cha mẹ không tiêm phòng sởi cho trẻ

Thứ 5, 04/10/2018 | 07:00
Việc tiêm vắc-xin phòng ngừa luôn cần thiết để giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt cũng như tránh các bệnh khác nhau như sởi, quai bị… Thế nhưng, một số bậc cha mẹ mắc phải những sai lầm khi không cho trẻ tiêm vắc-xin.

Nhất quyết không tiêm vắc-xin cho con vì sợ "chất độc vào cơ thể"

Thứ 3, 02/10/2018 | 07:00
Có nhiều luồng ý kiến khác nhau cho rằng, nhiều bậc phụ huynh ở thành phố không muốn cho con đi tiêm phòng vắc-xin sởi. Vậy nguyên nhân sâu xa do đâu và lý do gì khiến họ có cái nhìn như vậy?

Bộ Y tế ra công văn khẩn về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng

Thứ 2, 01/10/2018 | 20:56
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn số 1030/DP-DT do ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng cục Y tế Dự phòng (bộ Y tế) gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Thông tin về tình trạng sức khỏe cháu bé có bố mẹ tử vong trong vụ cháy ở Đê La Thành

Thứ 4, 26/09/2018 | 12:39
Theo thông tin từ bệnh viện cho biết, cháu bé đã có tiến triển tốt hơn về tình trạng nhiễm khuẩn, tuy nhiên do trẻ có tình trạng bệnh phổi mạn tính nên vẫn cần hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm nhập. Trong thời gian tới trẻ sẽ được tiến hành cai máy thở, duy trì các thuốc kháng sinh, điều trị tăng áp lực động mạch phổi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ra chỉ thị khẩn về việc sử dụng SGK và sách tham khảo

Thứ 2, 24/09/2018 | 19:58
Ngày 24/9, Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ kí quyết định chỉ thị về việc sử dụng SGK và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.