Mối nguy từ việc dùng smartphone trên giường ngủ và lịch trình 21 ngày cai nghiện smartphone

Mối nguy từ việc dùng smartphone trên giường ngủ và lịch trình 21 ngày cai nghiện smartphone

Thứ 3, 07/11/2017 | 21:56
0
Theo các chuyên gia, việc sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ có thể gây ra những hậu quả khó lường tới sức khỏe và tâm lý của bạn

Smartphone - mối nguy trong phòng ngủ

Mọi người thường nghĩ sóng điện thoại chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng ánh sáng từ các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop… cũng có thể khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ. Theo các nghiên cứu, việc tiếp xúc nhiều với các ánh sáng này vào ban đêm sẽ gây ra các bệnh như ung thư (đặc biệt là ung thư vú  và tuyến tiền liệt), tiểu đường, béo phì và bệnh tim.

Tư vấn - Mối nguy từ việc dùng smartphone trên giường ngủ và lịch trình 21 ngày cai nghiện smartphone

Nhiều người có thói quen sử dụng smartphone mọi lúc mọi nơi. Ảnh: Getty

 Theo nghiên cứu: Màn hình các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh nhằm giúp người dùng dễ quan sát ngay cả trong điều kiện nắng gắt. Tuy nhiên vào ban đêm, não bộ bị "hiểu nhầm" nguồn sáng này vì tưởng rằng đây là ánh sáng mặt trời. Điều đó dẫn đến ức chế sản sinh melatonin, một loại hormone giúp cơ thể nhanh đi vào giấc ngủ.

Thiếu melatonin khiến bạn rơi vào trạng thái khó ngủ, thậm chí không buồn ngủ. Hậu quả là cơ thể cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung vào ngày hôm sau. Ánh sáng xanh còn ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể, liên quan đến chu kỳ thức - ngủ và sản sinh nội tiết. Về lâu dài, nó khiến con người dễ bị trầm cảm, tăng nguy cơ béo phì, có hại cho mắt và tiềm ẩn nguy cơ ung thư...

Trong khi đó, tờ Tuổi Trẻ dẫn theo đài CNBC (Mỹ), một nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng tới sự rối loạn giấc ngủ của con người cho thấy tình trạng quen thức khuya có thể có nguyên nhân từ gene, nhưng việc sử dụng điện thoại càng khiến tình trạng này thêm trầm trọng, gây nhiều hậu quả xấu tới sức khỏe con người.

Trái ngược với phần đông mọi người thường có xu hướng buồn ngủ lúc nửa đêm và thức dậy vào khoảng 7-8 giờ sáng hôm sau, những người bị chẩn đoán rối loạn giấc ngủ (DSPD) thường sẽ ngủ muộn hơn từ 3-4 tiếng và thức dậy vào khoảng 11 -12 giờ trưa hôm sau. Nhà nghiên cứu Alina Patke cho hay, tình trạng rối loạn giấc ngủ ngoài nguyên nhân đến từ yếu tố gene thì thời gian sử dụng điện thoại hay thiết bị điện tử khác khi đã nằm lên giường ngủ cũng là một nhân tố quan trọng khác "khiến tình trạng ngày càng tồi tệ hơn".

Lịch trình cai nghiện smartphone

Để từ bỏ thói quen đem theo điện thoại lên giường ngủ, bạn hãy tham khảo Lịch trình 21 ngày cai nghiện và các thiết bị điện tử được VnExpress dẫn theo Health dưới đây:

Tuần đầu tiên

- Thiết lập những khu vực không đồ công nghệ.

- Không sử dụng điện thoại trong vòng 30 phút sau khi ngủ dậy.

- Không sử dụng thiết bị điện tử trong bữa tối.

- Đặt giới hạn sử dụng, ví dụ không lên mạng xã hội sau 21h.

Tuần thứ hai

- Thắt chặt kỷ luật, không động vào điện thoại trừ khi cần nhắn tin, gửi email. Ưu tiên các cuộc gặp mặt trực tiếp.

- Tắt chế độ gửi thông báo của mạng xã hội. Chỉ để chuông tin nhắn và cuộc gọi.

- Tạo ra những khoảng trống, đừng lấp đầy thời gian rảnh rỗi bằng mạng xã hội mà hãy cho bộ não được nghỉ ngơi lúc đang xếp hàng hoặc đợi món.

- Dành một tiếng mỗi ngày không tivi, máy tính bảng để chơi với con hoặc ngâm bồn.

Tuần thứ ba

- Xác định bạn không ngừng sử dụng hoàn toàn các thiết bị mà biết rõ dùng chúng vào mục đích gì.

- Đặt lời nhắc để đứng lên đi dạo hoặc lấy một cốc nước sau mỗi 40 phút.

- Cài đặt các ứng dụng giới hạn số lần, số giờ sử dụng mạng xã hội hoặc trò chơi. Quá thời lượng này, bạn sẽ không thể truy cập vào nữa.

- Dùng điện thoại như phương tiện hỗ trợ tập thể dục, thiền, yoga để mang đến lợi ích cho não bộ, cơ thể.

N.H (Tổng hợp)

Chuyển hướng tấn công smartphone, mã độc tống tiền ngày càng nguy hiểm

Thứ 2, 30/10/2017 | 07:25
Thực tế cho thấy, mức độ và quy mô các cuộc tấn công bằng ransomware trên smartphone ngày càng nhiều với những biến thể phức tạp.

Liều thuốc nào để “cai nghiện” Game online?

Thứ 4, 05/07/2017 | 07:30
Game online không khác gì ma túy, nó có một ma lực kì lạ khi đã nghiện rồi thì khó lòng bỏ được. Vậy làm sao để "cai nghiện" Game online?
Cùng tác giả

Đa sắc: Quan chức mất việc vì lì xì "khủng", cầu “thọ” 100 tuổi ra đi khi vừa khánh thành

Thứ 3, 20/03/2018 | 14:55
Một số quan chức ở Trung Quốc đã mất việc sau khi nhận số tiền mừng tuổi “vượt quá một khoản tiền được coi là hợp lý”.

Bỗng dưng được... chuyển giới, chuyện không mới ở bệnh viện

Thứ 4, 17/01/2018 | 21:05
Thời gian qua xảy ra một số trường hợp nam giới siêu âm thấy... buồng trứng, tử cung; được chỉ định khâu âm đạo hoặc bị sảy thai tự nhiên. Có lẽ bên cạnh việc đề ra tiêu chuẩn về kỹ năng tin học văn phòng cho người đánh máy, ta cũng nên xem xét lại trách nhiệm của các bác sĩ trong việc đặt bút ký vào tờ phiếu kết quả phát cho bệnh nhân.

Hãi hùng “sông tuyết” Hà Nam: Giờ ai dám mơ “về úp mặt vào sông quê”?

Thứ 5, 04/01/2018 | 20:00
Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, rác thải, thậm chí cả chất thải kim loại nặng… đã và đang bức tử những dòng sông, kéo theo đó là cái chết của những “bờ xôi, ruộng mật” nằm dọc lưu vực.

Đề xuất làm đường tránh cho gia súc: Lợi cho tài xế?

Thứ 7, 16/12/2017 | 14:00
Chủ tịch UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã đề nghị sở Giao thông lên phương án làm đường tránh cho gia súc trên một số tuyến quốc lộ.

Bán mỹ phẩm thu 344 tỷ né thuế 9,1 tỷ đồng: Tảng lờ trách nhiệm

Thứ 4, 13/12/2017 | 18:39
Việc một cá nhân kinh doanh trên mạng vừa bị cục Thuế TP.HCM truy thu số tiền 9,1 tỷ đồng khiến nhiều người bất ngờ, bởi dù có doanh thu lên đến 344 tỷ đồng trong năm 2016, người phụ nữ này vẫn tìm cách né thuế.