Quyền được chết: Mong manh nhân đạo và tội lỗi

Quyền được chết: Mong manh nhân đạo và tội lỗi

Thứ 5, 07/03/2013 | 09:23
0
"Thường những người tuổi cao, bệnh tật nặng, nằm liệt giường mong muốn được giải thoát. Tự bản thân họ giết mình thì không thể, con cái thì không dám, dù cả hai rất khổ tâm.

Có rất nhiều điều đan xen trong cái gọi là quyền được chết. Đặc biệt, không ít người trẻ lạm dụng điều này để viết đơn xin được chết! Thậm chí họ còn mang đơn đó đi công chứng! Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất (công ty tư vấn An Việt Sơn) chia sẻ về vấn đề liên quan đến quyền được chết của cá nhân.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cho rằng, quyền được chết là một khái niệm được nhiều nước xem xét để nói đến những người (đã thành niên) đang ở trong tình huống y tế không lối thoát (sống đau đớn, mắc bệnh nan y khó chữa, sống đời sống thực vật) muốn nhanh chóng được chết. Tuy nhiên trong thực tế, nói về quyền được chết lại có sự đan xen giữa những người bệnh tật không thể cứu chữa với một người chết để trả thù cái gì đó trong phút nông nổi, bồng bột do mình tự gây nên trong cuộc sống thường nhật.

Quyền được chết, thực chất hiện đang là sự đan xen giữa quá nhiều mâu thuẫn của con người. Khó có thể xem xét vấn đề này một cách hợp lý, nếu không đặt nó trong tổng các vấn đề cần phải xem xét. Theo tôi được biết, trên thế giới, chết nhân đạo hay quyền được chết đã được một số nước thực hiện. Tuy nhiên, tôi theo dõi, việc này cũng chưa đúng với bản chất vấn đề, bởi có nhiều người lợi dụng điều này để chết và để lại sự đau xót cho những người còn sống.

Xã hội - Quyền được chết: Mong manh nhân đạo và tội lỗi

Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất (Công ty tư vấn An Việt Sơn).

Ở Việt Nam cũng đã từng đưa ra xem xét vấn đề này, tuy nhiên sau đó bị gác lại. Theo ông Chất, có hai vấn đề căn bản nhất là truyền thống đạo lý của người Việt Nam và làm thế nào để xác định chết nhân đạo có thực sự là nhân đạo không? Bản thân người được chết nhân đạo có quy định tuổi hay không quy định tuổi? Có những người nằm liệt vài năm thì liệu có nhận thức được điều gì nữa hay không để mà biết chết nhân đạo hay không nhân đạo? Nếu có quy định về chết nhân đạo thì việc tạo điều kiện cho họ lúc còn sống để viết đơn như thế nào? Xác minh đơn đó có đúng hay không? Điều đó mang lại rất nhiều phiền toái về tâm lý tình cảm và pháp luật.

Có trường hợp con cái muốn bố mẹ chết lại tự tạo ra cái giấy "xin được chết" đem nộp. Cái đó rất khó cho pháp luật. Hoặc trường hợp mà người cha, mẹ ốm liệt, ung thư... có một người con muốn được cha mẹ họ hưởng cái chết nhân đạo nhưng những người con khác không muốn thì giải quyết như thế nào? Lúc đó, họ kiện cáo, rất nhiều vấn đề phức tạp sẽ nảy sinh từ đó. Kể cả yếu tố tâm lý của người còn sống khi người thân của họ muốn được an tử. Nó sẽ để lại vết thương về thể xác và tinh thần một cách lâu dài. Những câu hỏi thường trực "tại sao bố/mẹ/ lại xin tự được chết?", rồi "miệng lưỡi" của dư luận xung quanh về vấn đề đó như thế nào...? Cái chết nhân đạo nhìn một mặt thì thấy nhân đạo nhưng nhìn toàn diện chưa chắc đã nhân đạo. Nhân đạo thật và nhân đạo giả là như thế nào thì không dễ để phân định rạch ròi.                                    

Cẩn trọng với "con dao hai lưỡi"!

Các chuyên gia đều cho rằng, nếu vấn đề về quyền được chết được cụ thể thóa thành luật nếu theo đúng tinh thần nhân đạo, nhân văn thì pháp luật được thực hiện tốt, nhưng ngược lại nó có thể gây ra những nguy cơ tội phạm giết người hàng loạt xảy ra, do lợi dụng luật để chuộc lợi như lấy nội tạng để bán hoặc vi phạm đạo đức xã hội... Dù có nhiều ý kiến phản đối cho rằng xem xét về quyền được chết là đi ngược lại truyền thống, phá vỡ tính ổn định xã hội, cổ súy cho cái chết, coi thường sự sống... Tuy nhiên, truyền thống là do con người tạo ra thì cũng có thể thay đổi để tiệm cận với những nhu cầu mới hơn của xã hội.     

Hoàng Mai

Thành lập quỹ nhân đạo mà khó vậy sao?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:42
Cựu phó tổng giám đốc VTV Trần Đăng Tuấn vừa có thư gửi bộ trưởng Bộ Nội vụ phàn nàn về thủ tục thành lập quỹ nhân đạo do ông khởi xướng bị "hành là chính".

Nghị lực nữ giáo viên có hai con mắc bệnh hiểm nghèo

Thứ 2, 14/01/2013 | 09:29
Hàng tháng chị Cầm Thị Hiệp, người dân tộc Thái, ở Phiêng Ban 1, thị trấn Bắc Yên (Sơn La) lại vượt qua chặng đường hơn 300km cùng đứa con gái lên 9 tuổi và cậu con trai hơn 2 tuổi về Hà Nội tiếp máu. Hai đứa con của chị Hiệp bị mắc căn bệnh quái ác Thalassemia. Cứ hơn một tháng ba mẹ con chị lại xuống Hà Nội thay máu và điều trị cho các cháu, mỗi lần có cháu phải thay đến gần 1 lít máu.

Cụ già bại liệt đơn độc đương đầu với bệnh hiểm nghèo

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
Nhìn cảnh bà bò từ trong nhà ra ngõ đón khách, ai cũng cảm thấy chạnh lòng

Sáng chế máy thở giúp cha chữa bệnh hiểm nghèo

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Từ những kiến thức ít ỏi của một thợ sửa chữa điện tử, sau bao ngày đêm miệt mài nghiên cứu, Đức đã chế tạo thành công máy thở cá nhân, giúp cha duy trì sự sống.