"Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:54
0
Nếu như trong các bạn, ai đó đã từng rơi nước mắt khi chứng kiến cảnh các em bé vùng cao co ro trong giá lạnh mùa Đông, những điểm trường học không tiếng trống... xin các bạn cùng đồng cảm và chia sẻ cung đường tình nguyện dưới đây cùng chúng tôi.

Nhà bạn có thể có nhiều đồ đạc, quần áo... không dùng đến, nếu bạn không biết làm gì với chúng, hãy để lại cho chúng tôi, để góp phần giúp đỡ những con người còn khó khăn hơn chúng ta rất nhiều... Nếu bạn cũng muốn tham gia các hoạt động tình nguyện, hãy liên hệ với chúng tôi... Chúng tôi - những con người rất bình thường và đam mê xê dịch - luôn mong muốn kết nối những tấm lòng nhân ái, sẵn sàng thực hiện những hoạt động tình nguyện, góp phần nhỏ bé của mình làm cho cuộc sống của những con người bất hạnh 1 phần nào đó bớt khó khăn hơn...

"Đừng coi tiền bạc là tất cả, hãy dành cho mình đủ sống và chia nó cho mọi người cùng sống...". Một ngày, người anh kết nghĩa gọi rủ tôi đi tình nguyện Tà Đằng, và tôi đồng ý, thế là chuyến đi được khởi hành. Tuy nhiên, do ngày hôm đó trời mưa to tầm tã, đường rừng lầy lội, trơn trượt, chúng tôi đành dừng chân ở xã Tà Sì Láng và tiền trạm cung đường để lên kế hoạch cho một chuyến đi sau.

Dưới đây là hình ảnh những con người ở Tà Sì Láng:

Nhịp sống - 'Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ'

Con đường vào Ủy ban xã Tà Sì Láng

Nhịp sống - 'Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ' (Hình 2).

Phân loại quà

Nhịp sống - 'Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ' (Hình 3).

Các em học sinh xã Tà Sì Láng

Nhịp sống - 'Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ' (Hình 4).

Hớn hở khi được nhận quà

Những cảm xúc của chuyến đi tình nguyện trên đã thôi thúc chúng tôi nhanh chóng trở lại nơi ấy. Sau khi đã lên lịch và cung đường, để chuyến đi tình nguyện được thuận lợi hơn, chúng tôi đã lập ra một đội tiền trạm trước để nắm bắt thông tin số hộ dân, các em nhỏ của thôn cũng như đường xá và nhu cầu của đồng bào để giúp đỡ và chia sẻ niềm vui với mọi người. Vậy là, đội tiền trạm Tà Đằng bắt đầu lên đường.

Cung tiền trạm được lên quá sát ngày nên chúng tôi khá vất vả trong việc liên hệ với chính quyền huyện Trạm Tấu. Tối 09/02/2012, đội tiền trạm gồm 2 xe do tôi dẫn đường xuất phát theo hướng Hà Nội - Yên Bái.

Nhịp sống - 'Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ' (Hình 5).

Nhịp sống - 'Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ' (Hình 6).

Nhịp sống - 'Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ' (Hình 7).

Sau 1 đêm chạy đường đèo 2 chiếc xe đã biến màu.

Nhịp sống - 'Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ' (Hình 8).

Quấn dây thừng vào lốp để đi tiếp

Nhịp sống - 'Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ' (Hình 9).

Sáng ngày 10, chúng tôi phải dậy từ rất sớm để lên xin giấy tờ của huyện Trạm Tấu.

Tìm được ủy ban nhưng do thứ 7 nên không ai làm việc, chúng tôi lặn lội đến nhà cô Hà, phó chủ tịch huyện Trạm Tấu.

Nhịp sống - 'Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ' (Hình 10).

Khi đưa giấy giới thiệu từ đơn vị xuống, cô Hà niềm nở tiếp đón, và rồi mọi giấy tờ được cô làm cho 1 cách nhanh chóng và thuận lợi.

Nhịp sống - 'Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ' (Hình 11).

Nhịp sống - 'Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ' (Hình 12).

Nhịp sống - 'Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ' (Hình 13).

Chúng tôi tiến thẳng Tà Đằng, đường từ Bản Hốc lên Tà Sì Láng khá là khó đi.

Nhịp sống - 'Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ' (Hình 14).

Nhịp sống - 'Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ' (Hình 15).

Vào Tà Sì Láng đã khó đi, vào Tà Đằng còn khó đi hơn, trơn và lầy lội kinh khủng, gần như quãng đường 8km từ Tà Sì Láng vào Tà Đằng các bạn nữ phải xuống đi bộ.

Vật lôn 4 tiếng đồng hồ chúng tôi mới chỉ đi được khoảng 5km, trời đã tối cộng sương mù, đường trở nên càng khó đi, các thành viên đã quá mệt mỏi nên tôi quyết định để xe lại ven đường và đi tìm bãi đất trống để căm trại. May mắn làm sao chúng tôi tìm được thôn Trống Chùa và xin người dân cho ngủ nhờ 1 đêm.

Nhịp sống - 'Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ' (Hình 16).

Anh Tủa - chủ nhà rất tốt khi cho chúng tôi quá dang, lại còn nhường giường cho chúng tôi ngủ.

Nhịp sống - 'Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ' (Hình 17).

Lúc tôi đi, anh Tủa có nói kèm 1 câu: “Mong nhà nước làm cho cái đường cho dân chúng tôi đỡ khổ". Câu nói của anh Tủa làm tôi suy nghĩ và day dứt nhiều, dân mình còn khổ quá!

Nhịp sống - 'Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ' (Hình 18).

Nhịp sống - 'Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ' (Hình 19).

Cơm ngô và sắn pha với bột súp - đây là bữa ăn sáng cũng như ăn trưa của nhà anh Tủa trước khi đi làm nương.

Nhịp sống - 'Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ' (Hình 20).

Và đây là cơm chuẩn bị riêng cho chúng tôi, cảm ơn anh nhiều lắm!

Nhịp sống - 'Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ' (Hình 21).

Chúng tôi tiếp tục lên đường.

Nhịp sống - 'Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ' (Hình 22).

Nhịp sống - 'Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ' (Hình 23).

Lạnh thế này dép em đâu? (Thương quá!).

Nhịp sống - 'Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ' (Hình 24).

Cuối cùng cũng đến Tà Đằng

Tôi có khoảng 30 phút để làm việc với A Dao - trưởng thôn Tà Đằng, sau đó chúng tôi quay ra vì trời cũng gần trưa, rồi còn đưa đoàn ra nữa kẻo không kịp về Hà Nội.

Nhịp sống - 'Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ' (Hình 25).

Nhịp sống - 'Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ' (Hình 26).

Nhịp sống - 'Mong Nhà nước làm cho cái đường để đỡ khổ' (Hình 27).

Chụp ảnh lưu niệm với các em nhỏ.

Chúng tôi về đến Hà Nội lúc 7h sáng hôm sau, vội vã đi làm như một công chức bình thường.

Kết thúc chuyến tiền trạm, mọi công việc đã hoàn thành, giấy tờ cũng đã xong để chuẩn bị cho chuyến đi tình nguyện sắp tới. Chúng tôi sẽ chia sẻ những hình ảnh các em nhỏ vùng cao ở bài viết sau, mời các bạn đón đọc. Nếu bạn nào muốn tham gia cung đường hoặc góp chút quà nhỏ để cứu trợ đồng bào và các em nghèo Tà Đằng, xin vui lòng liên hệ vào mail: It.sad88@gmail.com.

Hoàng Minh Long