Thiếu chế tài trong công tác quản lý lễ hội

Thiếu chế tài trong công tác quản lý lễ hội

Thứ 6, 12/04/2013 | 15:01
0
Tại cuộc họp báo mới đây, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) công bố đã phạt hai triệu vì lỗi vi phạm trong đợt thanh tra 46 lễ hội, thuộc địa bàn 17 tỉnh trong ba tháng đầu năm khiến nhiều người bất ngờ. Con số trên quá ít, khiến nhiều chuyên gia nghiên cứu văn hoá tỏ ra hoài nghi về tính hiệu quả của việc thanh tra lễ hội năm nay.

Nhiều "sạn" tại ý thức người dân

Sau khi kết quả thanh tra 3 tháng đầu năm của bộ VH-TT&DL được công bố, trước con số 2 triệu đồng tiền phạt cho chiến dịch thanh tra 46 lễ hội tại 17 tỉnh thành phố, báo Người Đưa Tin có cuộc trao đổi với ông Phạm Đình Tân, phó chánh văn phòng, người phát ngôn của bộ VH-TT&DL liên quan đến số tiền ít ỏi trên. Ông Tân thẳng thắn đưa ra quan điểm: "Lễ hội cũng như giao thông, những người tham gia trực tiếp phải có ý thức và phải tự mình nâng cao ý thức đó. Đồng thời họ phải có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Không có một cơ quan quản lý Nhà nước nào đủ số lượng người để đi quản lý tất cả các hoạt động của lễ hội được. Tôi ví dụ như giao thông cũng vậy, khi người dân tham gia giao thông không có ý thức chấp hành pháp luật thì có huy động bao nhiêu cảnh sát giao thông cũng không thể quán xuyến hết các sai phạm".

Xã hội - Thiếu chế tài trong công tác quản lý lễ hội

Đánh bạc núp danh trò chơi dân gian tại khu di tích Tây Thiên (Vĩnh Phúc)

Cũng trong cuộc trao đổi này, PV đã đề cập đến những "mảng tối" trong các lễ hội như tình trạng chen lấn xô đẩy, bán hàng chụp giật, chặt chém khách hàng, xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, đánh bạc núp bóng trò chơi… lỗi do đâu thì ông Tân chia sẻ rằng: "Chương trình đài truyền hình đã có hướng dẫn người dân đi lễ như thế nào rồi. Các địa điểm di tích, đình chùa... cũng đã có những hướng dẫn về hành lễ, quy định người dân thắp hương ở đâu, đặt tiền ở đâu. Các cấp quản lý cũng có những văn bản quy định và chế tài xử phạt. Như vậy có thể thấy, cơ quan quản lý cũng đã làm hết sức của mình. Mọi tồn tại của lễ hội không thể nào phó mặc cho cơ quan Nhà nước. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan nên răn dạy các thành viên trong gia đình phải có ý thức khi tham gia các hoạt động của lễ hội".

Cưỡi ngựa xem hoa… oan?

Đem kết quả thanh tra lễ hội mà bộ VH-TT&DL vừa công bố  trao đổi với GS.TS. Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu Văn hóa (nay là viện Văn hóa Việt Nam), PV Người Đưa Tin nhận được những đánh giá hết sức sâu sắc. Vị chuyên gia này cho hay: "Tôi thực sự ngạc nhiên khi nghe đến số tiền phạt 2 triệu đồng khi tiến hành 46 cuộc thanh tra tại 17 tỉnh thành. Nhìn vào con số đó, tôi tạm thời suy luận ra hai khả năng: Một là mọi hoạt động của lễ hội đã thực sự tốt. Nếu như thế là một điều đáng mừng. Hai là các cơ quan quản lý thanh tra nhưng không tìm ra vi phạm!? Vì vậy, nói người ta làm việc tắc trách, cưỡi ngựa xem hoa thì không có cơ sở. Nhưng nói lễ hội đã trong sạch, lành mạnh thì cũng khó chấp nhận bởi thực tế đi ngược lại điều đó”.

Xã hội - Thiếu chế tài trong công tác quản lý lễ hội (Hình 2).

Trò chơi có thưởng hoành hành tại nhiều điểm lễ hội

Mổ xẻ về những mặt trái đang tồn tại ở các lễ hội, vị chuyên gia này cho rằng, "ngày nay, người dân "đổ xô" đi lễ, cầu khấn và xin đủ thứ (trong đó, chắc chắn có cả những người làm quan, làm cán bộ Nhà nước-PV). Tôi nghĩ, những bất cập, lộn xộn ở lễ hội đó có hay không thì họ cũng là người trực tiếp nhìn thấy. Vậy nên, đã làm hết trách nhiệm hay chưa, họ là người hiểu hơn ai hết". Cũng theo ông Thịnh, nguyên nhân của việc "bùng nhùng" trong quản lý lễ hội có phần vì nhiều người đã đánh mất những tâm thế thiêng liêng khi đến các lễ hội. "Trong xã hội hiện giờ nhiều người tìm đến lễ hội không chỉ để kinh doanh, mua bán, lừa lọc. Khi người dân không hiểu được thì những người làm quản lý phải uốn nắn và chấn chỉnh nó chứ đừng đổ lỗi do người dân không có văn hóa. Ngoài ra, nếu chỉ xử lý một vài trường hợp sai phạm theo kiểu "bắt bóc bỏ đĩa", làm cho có lệ thì tình trạng lộn xộn trong các lễ hội sẽ vẫn còn tái diễn và sẽ càng tồi tệ hơn trong những năm tiếp theo", GS. TS. Ngô Đức Thịnh nhận định.

Đồng quan điểm với GS.TS. Ngô Đức Thịnh xung quanh con số 2 triệu tiền phạt, Viện trưởng viện Văn hóa và Phát triển, ông Lê Quý Đức bày tỏ ý kiến của mình: "Tình trạng các lễ hội vẫn còn tồn tại rất nhiều mảng tối, cần phải chấn chỉnh và dẹp bỏ. Thực tế như vậy mà chúng ta chỉ xử phạt được 2 triệu đồng ở một địa điểm thì quả thực là điều đáng suy nghĩ". Có chăng, nguyên nhân do gặp khó khăn về chế tài xử lý. Chẳng hạn, việc đổi tiền lẻ tại các lễ hội thực chất là một hình thức kinh doanh rất lộn xộn. Nhưng trên thực tế, có muốn xử phạt họ cũng không biết xử trí thế nào...

Như Hải - Phạm Hạnh

> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!

'Đừng đổ tiếng ác cho lễ hội'

Thứ 2, 18/03/2013 | 15:37
Đó là nhận định của TS. Nguyễn Tùng Lâm - chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội xung quanh những ý kiến trái chiều về hình thức tế thần có tính chất man rợ tại các lễ hội ảnh hưởng đến tâm lý giới trẻ hay không?. TS. Nguyễn Tùng Lâm cho rằng: "Đâu phải đứa trẻ nào phạm tội cũng quan tâm đến lễ hội và có phải gia đình nào làm nghề giết mổ thì con cũng vướng vào vòng lao lý".

Lễ hội dã man sẽ nuôi dưỡng lớp trẻ 'máu lạnh'

Thứ 2, 04/03/2013 | 14:02
Hình ảnh phóng lao giết trâu, chém lợn... có thể tạo nên một lớp trẻ "máu lạnh"?

Cuồng say với lễ hội ma quái

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:07
Không cần phải đợi đến ngày lễ Halloween được tổ chức vào đêm ngày 31 tháng 10 hàng năm, ngày 21/5 tại thủ đô Praha của cộng hòa Séc cũng đã cuồng say với một lễ hội ma quái.

Nên bỏ 'lễ hội dã man'?

Thứ 5, 28/02/2013 | 13:53
Những hình ảnh bạo lực trong lễ hội như: “chém lợn tế thần”, “phóng lao giết trâu”... đang tạo ra những cái nhìn trái chiều về lễ hội truyền thống.