Một ngày phiêu bồng ở bản Hốc

Một ngày phiêu bồng ở bản Hốc

Thứ 4, 15/05/2013 | 15:41
0
Một cảm giác thật bình yên, một không gian đúng chất thôn bản là cảm nhận của những du khách từng đặt chân đến bản Hốc (xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái).

Đó là một không gian xanh với những ngôi nhà sàn lá bao quanh bởi tiếng suối chảy róc rách. Cảm giác khi được đắm mình trong dòng suối khoáng nóng tự nhiên với những cô gái Thái má ửng hồng trong bộ trang phục truyền thống đầy màu sắc, sẽ tuyệt diệu hơn, nếu như...

Mê hoặc từ cửa ngõ

Sau năm phút đi xe máy từ trung tâm huyện đến xã và bản Hốc, sự ồn ào của phố phường đô thị đã tạm lắng, khách bộ hành có thể đắm mình, lạc vào một không gian xanh vẫn còn giữ nguyên được nét thuần chất thôn bản. Đó chính là bản Hốc (xã Sơn Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái). Với một ngày trải nghiệm ở đây, bản Hốc trong chuyến công tác của chúng tôi thật khác lạ, với những điều mới mẻ. Ai yêu thích sự kì diệu của mảnh đất và con người miền Tây Bắc mà chưa một lần đến bản Hốc thì thật thiếu sót. Vì trong sự yêu thích đó sẽ thiếu trọn vẹn và không đầy đủ về vẻ đẹp của những thôn bản miền núi Tây Bắc của đất nước.

Có thể nói, bản Hốc là một vùng đất được thiên nhiên ưu ái. Chúng tôi vào bản đúng vào một ngày trời nắng đẹp. Cái nắng buổi sáng mùa hè vàng rực nhưng không hề chói chang. Một không khí trong lành, một cảm giác bình yên đến khác lạ bỗng ồ ạt len lỏi vào trong cơ thể tôi khi chúng tôi rẽ vào con đường đất nhỏ dẫn vào bản. Tôi cảm thấy mình có thể sờ được vào cái yên bình đó.

Bản Hốc hiện ra với những ngôi nhà sàn lá đầy mộc mạc, thấp thoáng đâu đó có những căn nhà sàn với màu sơn mới. Nó như những nét tô điểm, chấm phá làm tươi mới hơn cho một mảng màu trầm. Tiếp đó là sự xen kẽ của những vườn nhãn xanh tốt, những ruộng ngô xanh mơn mởn đang độ xuân thì, từ xa đã vang lên những tiếng cười đùa vui vẻ của những cô gái trong trang phục áo váy Thái. Tay vác cuốc, vai gánh gùi với những nụ cười luôn thường trực trên môi khiến người ta như bị mê hoặc, bị đắm say bởi vẻ đẹp trong sáng và hồn nhiên như chính mảnh đất này.

Lạ & Cười - Một ngày phiêu bồng ở bản Hốc

Du khách đến thăm bản Hốc sẽ được thưởng thức các món ăn truyền thống  và được vào bếp để cùng nấu ăn với những cô gái Thái

Nhận thấy sự ưu ái của thiên nhiên dành cho bản Hốc, chính quyền và người dân nơi đây đã và đang có những bước đi, đặt những viên gạch nền móng đầu tiên cho sự phát triển của một điểm đến du lịch cộng đồng hấp dẫn. Và thực sự, tôi đã thấy rõ sự thay đổi đó khi được một ngày ở bản Hốc. 

Và, những điều không thể chối từ

Như một truyền thống của người dân bản miền Tây Bắc, có khách đến nhà thì đó là niềm vui lớn không chỉ của gia đình mà cả hàng xóm xung quanh cũng sang để giúp gia đình tiếp khách. Góc bếp của người Thái luôn là nơi sum họp vui vẻ và ấm cúng nhất trong nhà. Tôi chui vào bếp để xem các cô thiếu nữ người Thái chuẩn bị cơm tiếp khách cho gia đình.

Món xôi tứ màu được ngâm bằng cây thuốc tím, món pá Pỉnh Tộp nướng ướp hạt tiêu rừng, quyện với mùi thơm của cơm lam, của rêu suối nướng cùng bát canh rau rừng mát lạnh khiến tôi không chờ đợi được mà chỉ muốn nhón thử ngay lập tức. Sợ nhất nhưng cũng vui nhất là lúc dùng cơm cùng gia đình. Mỗi lần tôi nâng chén lên, lại được nghe một câu hát hay một câu ví von nào đó mà khiến tôi không thể từ chối được. Và, vậy là cuộc vui cứ kéo dài mãi…Khi đã lâng lâng rồi, các cô gái Thái bắt đầu kéo tôi vào những điệu dân vũ nồng say (đó là những nét đặc sắc của văn hóa Thái) như múa xòe, múa sạp, múa nón quanh những đống lửa trại bập bùng mà rạo rực lòng người.

Ở bản Hốc, các hoạt động văn hoá, văn nghệ như thế này được tổ chức khá thường xuyên. Bên cạnh khu đốt lửa trại đó là suối khoáng nóng tự nhiên. Bạn có thể ngắm nhìn các cô gái Thái với làn da trắng mịn đang đắm mình dưới làn nước nóng tự nhiên và có thể xuống tắm cùng, hay trò chuyện thoải mái, vui vẻ với các thiếu nữ đó.

Mới đây, điểm du lịch bản Hốc đã được bảo tàng tỉnh kết hợp với ngành du lịch và UBND huyện Văn Chấn tiến hành khảo sát, xây dựng thành khu bảo tồn văn hoá với đặc thù bản của người Thái Đen ở Tây Bắc. Những điểm nhấn như: Nhà sàn cổ, nét thuần phong mỹ tục, thú ẩm thực, lễ hội, trang phục, nhạc cụ, y học dân gian, nghề truyền thống và suối khoáng nóng đều đang được chú ý khôi phục, bảo lưu và tôn tạo.

Nhưng có một phong tục đặc biệt của bản Hốc đó là có thể tâm sự đến bao giờ cũng được nhưng luôn luôn phải có khoảng cách với các thiếu nữ (tức là không được đụng chạm da thịt với các thiếu nữ). Có rất nhiều du khách ra tắm suối khoáng nóng vào ban đêm sau những cuộc liên hoan đã hơi chút lâng lâng cùng gia đình. Cảm giác tắm suối nóng lúc này lại càng thú vị hơn nữa khi nó làm cho bạn tỉnh cơn say và vô cùng thư giãn. Đến với suối khoáng bản Hốc như tìm đến với thiên nhiên Tây Bắc tươi xanh hào phóng, tìm về sự thư giãn, an dưỡng, chữa bệnh sau những căng thẳng, mệt mỏi, bộn bề cuộc sống.

Đó chính là một ngày chúng tôi được trọn vẹn trải nghiệm ở gia đình anh Vi Quang Thuật. Anh là một trong bốn hộ gia đình được gắn biển du lịch trong bản. Chúng tôi chọn tới thăm gia đình anh, bởi trước đó, với tính chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, anh Thuật  là người đầu tiên trong bản tiên phong làm du lịch cộng đồng từ năm 2008. Anh đã đưa không biết bao nhiêu đoàn khách tới đây thăm các điểm du lịch trong bản, thậm chí cả những điểm du lịch nổi tiếng trong huyện như Cánh đồng Mường Lò, Suối Giàng, nhưng đó là những tour du lịch cũng không được thường xuyên, qua bạn bè giới thiệu, mách cho nhau. Những khách du lịch đến nhà anh nghỉ chân hiện nay đều là những người đã từng đến đây ít nhất một lần. Thế nhưng, đúng như những gì anh chia sẻ, du lịch cộng đồng cần phải có sự tham gia của cả cộng đồng, thôn bản, chứ không thể riêng lẻ của một vài hộ gia đình. Có như vậy nó mới thật bền vững và chuyên nghiệp hơn để phục vụ khách du lịch.

Hiện nay, trong bản có bốn gia đình đã được treo biển du lịch. Theo chủ trương của huyện, đến tháng 10 tới, sẽ hoàn thành treo biển hơn 20 gia đình tham gia làm du lịch cộng đồng ở đây. Tôi còn được biết, các hộ gia đình tham gia làm du lịch cộng đồng được chính quyền huyện tổ chức cho đi tham quan những mô hình làm du lịch cộng đồng đã phát triển như bản Lác (Mai Châu - Hòa Bình). Sau đó, chính quyền địa phương cũng đã tổ chức buổi họp nghe ý kiến và những ý tưởng của người dân để áp dụng thực tế vào địa phương mình.

Chưa có sự vào cuộc của chính quyền mà người dân nơi đây đã chủ động sáng tạo và liên kết với nhau, để tạo ra được những sản phẩm du lịch đầy hấp dẫn và đặc sắc như gia đình anh Thuật. Tôi tin, một tương lai không xa, miền Tây Bắc bao la hùng vĩ sẽ ghi tên một địa danh du lịch mới đầy hấp dẫn.

Dạ Miên

Đừng để Sầm Sơn biến mất trên bản đồ du lịch Việt Nam

Thứ 4, 15/05/2013 | 11:36
Tuy đã cảnh giác cao độ với các “chiêu độc” nhằm “chặt chém” ở bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa), nhiều du khách đến đây phải “ôm cục tức” ra về. Bãi biển này có thời gian trở thành nỗi khiếp đảm với không ít du khách.

5 'viên ngọc thô' ngành du lịch thành phố Berlin

Thứ 3, 14/05/2013 | 16:15
Những điểm đến ít người biết này thường là chốn lui tới của người dân bản xứ thay vì khách du lịch.

Du lịch Tràng An lên kênh CNN giá 7 tỷ đồng

Thứ 2, 13/05/2013 | 09:26
UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, để thu hút khách du lịch quốc tế tới Việt Nam nhiều hơn, Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Ninh Bình hợp tác chi trên 7 tỉ đồng quảng bá hình ảnh quần thể danh thắng Tràng An trên kênh CNN.

Nhà Mạc Ngôn bị khách du lịch 'khoắng' sạch

Chủ nhật, 12/05/2013 | 08:33
Từ khi Mạc Ngôn đoạt giải Nobel, củ cải trong vườn nhà ông bị fan nhổ sạch. Ngói trên mái nhà bị rút và gạch trong tường cũng bị người ta đục trộm.

Những hướng dẫn viên du lịch đặc biệt ở Hà Nội

Thứ 4, 08/05/2013 | 14:51
Sau gần bảy năm hoạt động, cả nhóm vẫn giữ được nguyên tắc ban đầu, hoàn toàn tự nguyện, không hề tính phí và đặc biệt không nhận tiền boa của khách.

'Khẩu chiến' về du lịch mạo hiểm VN thành 'thách đố offline'

Thứ 3, 07/05/2013 | 16:50
Những ngày gần đây, cộng đồng mạng dậy sóng trước cuộc “khẩu chiến” nảy lửa giữa Lê Hưng và Trang Hạ về vấn đề Việt Nam có phuợt và du lịch mạo hiểm đúng nghĩa hay không.