Mức lương khó tin của nghệ sỹ khuyết tật hát đường phố

Mức lương khó tin của nghệ sỹ khuyết tật hát đường phố

Thứ 3, 27/12/2016 | 17:56
0
Khàn cổ trong những buổi tối diễn dài, những tưởng các nghệ sĩ “bất đắc dĩ” sẽ có thù lao xứng đáng. Nhưng không, thù lao cho những buổi biểu diễn ấy thấp đến mức chúng ta khó ngờ…

Tìm hiểu về cuộc sống sau sân khấu 4m2 của những người nghệ sĩ khuyết tật biểu diễn trên đường phố, chúng tôi phát hiện ra, họ rất khó khăn. Rất nhiều lần tiếp xúc với họ, chúng tôi đều gặp những ánh mắt dò xét từ phía những người lành lặn của nhóm. Còn với những người khuyết tật, với chúng tôi, họ hoàn toàn không hé lộ bất kỳ điều gì về cuộc sống. Không dễ để thuyết phục một người khuyết tật phải làm nghệ sĩ bất đắc dĩ chia sẻ về cuộc sống của họ.

Thế nhưng, sau nhiều ngày kiên trì thuyết phục, chúng tôi đã tiếp cận được Nguyễn Văn Tr., (SN 1982, huyện Ba Vì, TP.Hà Nội). Tr. đã đồng ý tiết lộ cuộc sống sau cánh gà với chúng tôi bằng những điều kiện hết sức lạ lẫm mà chúng tôi hiểu, nó rất khó khăn cho Tr. bởi theo Tr., nếu ông “trưởng đoàn” của Tr. biết, rất có thể Tr. sẽ bị trừ lương hoặc mức “phạt” có thể lên tới mức mất việc.

Với những người thiệt thòi về phận số như Tr., nếu mất việc ở các nhóm nghệ thuật nhân đạo như vậy là một điều cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Bởi, công việc này là kế mưu sinh hiếm hoi mà Tr. có được.

Sinh năm 1982 trong gia đình có đến 5 anh chị em, Tr. là út, tuy nhiên, không hiểu sao, các chị em Tr. đều khỏe mạnh bình thường còn bản thân Tr. lại rất thấp, chỉ 1m2. Lớn lên, Tr. cũng đi học bình thường như chúng bạn. Lúc đi học, Tr. nhận được sự cảm thông của bạn bè, người cùng xóm... Nhưng khi tốt nghiệp THPT, để kiếm một công việc có thu nhập như người bình thường với Tr. không hề dễ dàng.

Với giọng hát thuộc hạng bình bình nhưng nhờ có người quen nên Tr. được giới thiệu tham gia nhóm nghệ thuật nhân đạo. Nhiệm vụ của Tr. và các đồng nghiệp của mình là đi biểu diễn khắp đường phố, mức thu nhập đầu tiên Tr. được nhận là 1 triệu đồng/tháng và được bao ăn, ở kèm lời hứa sẽ được tăng lương theo thời gian làm việc, gắn bó tại nhóm.

Tr. bày tỏ: “Tuy ít nhưng với tôi đó  là mức thu nhập ổn định. Sau gần 3 năm tham gia hát tại nhóm, thu nhập của tôi đã tăng. Tôi được nâng lương lên 1,5 triệu đồng/tháng. Hàng ngày, tôi cùng các đồng nghiệp của mình được đưa đến những địa điểm biểu diễn mà chúng tôi không hề biết trước. Công việc biểu diễn ở đâu đã được một người khác lo, hàng ngày tôi chỉ hoạt động loanh quanh khu trọ đến lúc đi biểu diễn. Có xe đến đón chúng tôi đi hát.

Công việc cứ như vậy diễn ra hàng đêm. “Ngay đến địa điểm ở trọ cụ thể, Tr. và các đồng nghiệp của mình cũng không hề hay biết. Theo Tr. thì: “Chỗ ở của tụi em phụ thuộc vào nhóm đi đâu, ở gần đó. Nhóm ở đâu, chúng em ở đó, ngày nào cũng di chuyển, ít khi có nơi cố định. Hôm đi vào Hà Nội diễn, tụi em ra nhà trọ còn nếu đi tỉnh thì ngủ tạm nhà dân hay ở đâu cũng được. Thực sự, chúng em không có chỗ ở cố định”.

Dân sinh - Mức lương khó tin của nghệ sỹ khuyết tật hát đường phố

 Thù lao hạn chế, nhưng người khuyết tật không có người lựa chọn.

Trong mỗi nhóm nghệ thuật đường phố luôn có những quy định bất thành văn, đó chính là việc tiếp xúc với người lạ. Khi PV cho tiền vào thùng từ thiện và hỏi dò, những người trong đoàn đều không trải lòng mà chỉ lặng im.

Khi PV hỏi Tr., anh thú thật: “Chúng tôi chỉ biết hát, biểu diễn, không biết hằng đêm thu được bao nhiêu. Bởi, mỗi đoàn đều có những “quy định” riêng, nếu trưởng đoàn biết, có thể họ sẽ bị trừ lương, trừ thu nhập, như vậy cuộc sống của họ sẽ vô cùng khó khăn”.

Khi PV hỏi sao không kiếm nghề gì khác để làm? Có lúc nào Tr. thấy nhàm chán và có ý định bỏ nghề không? Tr. thành thật: “Với những người bị khiếm khuyết như chúng tôi, tìm một công việc ổn định, được lo cho ăn, nghỉ, mức lương tháng 2 – 3 triệu đồng là không đơn giản.

Hiện tại, tôi vẫn chưa thể tìm được công việc ổn định mà có thu nhập cao hơn nên tạm thời chưa nghĩ đến chuyện thay đổi”.

Cũng theo Tr. thì, Tr. đã từng có ý định tìm công việc khác. Tuy nhiên, hạn chế về hình thể khiến Tr. rất khó kiếm được công việc có thu nhập. Ở với đoàn, dù số lương ít ỏi, Tr. vẫn cố cầm cự được qua ngày. Trước mắt, với Tr., đi hát vẫn là cách kiếm sống tốt hơn dù thu nhập chưa tương xứng với công sức mà Tr. bỏ ra hàng đêm. Đó là chưa kể lúc giao mùa, ốm đau với những người khuyết tật rất khó khăn.

Thông qua lời giới thiệu của một người bạn, chúng tôi tiếp xúc được với Nguyễn Văn S., một thành viên của nhóm nghệ thuật nhân đạo đến từ huyện Đ.A, H.N. Nhóm nghệ thuật của S. cũng có 4 thành viên.

Cuộc sống sinh hoạt của S. bình thường gặp rất nhiều khó khăn, theo đoàn nghệ thuật cũng coi như là một cứu cánh với anh. Trong đoàn của S., không chỉ có những người là nạn nhân da cam, người khuyết tật mà còn có cả những thanh niên lầm lỡ.

Khác với Tr., S. đi hát với mức lương được trả 3 tháng/lần và gửi vào tài khoản vợ anh giữ. Với S., số tiền hơn 1,7 triệu đồng/tháng cũng giúp đỡ vợ anh được phần nào trang trải cho gia đình.

Để được số tiền đó, hàng đêm anh phải hát hàng chục bài  và những lúc nghỉ giải lao cũng không được bồi dưỡng gì ngoài cốc nước lọc. Ngày sức khỏe tốt  thì không sao nhưng với những ngày trái gió trở trời, dù cơ thể đau nhức anh vẫn phải gắng gượng. Nhiều lúc, anh cũng muốn tìm một công việc khác, thế nhưng, cũng như Tr., sức khỏe yếu rất khó tìm việc phù hợp nên hàng đêm S. vẫn phải gắng gượng cầm cự qua ngày.

Dân sinh - Mức lương khó tin của nghệ sỹ khuyết tật hát đường phố (Hình 2).

 

Khi PV hỏi số tiền của nhóm trong một đêm diễn đường phố thu về được là bao nhiêu? S. chỉ cười và nói: “Những điều đó, chúng tôi không được biết”. Anh có nghĩ mình bị lợi dụng sức lao động không? Anh S. chỉ trầm ngâm: “Mọi người vẫn biết, nhưng vì miếng cơm manh áo nên tất cả phải im lặng. Nếu rời nhóm hát, tôi cũng chưa biết mình sẽ phải làm gì để có thu nhập. Dẫu bị lợi dụng nhưng tôi có việc làm cũng là vui rồi”. Có lẽ chính việc dễ chấp nhận như vậy nên những người như S. và Tr. bị các đối tượng lợi dụng.

Nói về quãng đời đi hát, Tr. tâm sự: “Những ngày đầu đi hát, việc biểu diễn ngay giữa ngã ba, ngã tư nên các chương trình thu hút rất đông khán giả. Người cho tiền cũng nhiều, nhưng lúc đó mức lương của tôi chỉ hơn 1 triệu đồng, có điều là được thanh toán đều đều.

Gần đây, các nhóm hát từ thiện nở rộ nên sức cạnh tranh lớn, khán giả thưa thớt, thu nhập giảm cũng vì thế mà lương của tôi lại bấp bênh. Có nhiều tháng, tôi còn bị chậm lương. Những lúc như thế, anh em trong nhóm chỉ biết động viên nhau cố gắng vượt qua. Còn trưởng nhóm lúc nào cũng than khó vì khán giả thưa dần. Lúc như thế, chúng tôi chỉ biết im lặng”.

 Và, cứ thế, cứ đến tối, họ lại lầm lũi theo nhóm đến các ngã ba ngã tư khắp các phố phường Hà Nội. Mỗi ngày đi hát, Tr. chỉ mong gặp thật nhiều những nhà hảo tâm. Như thế, Tr. mới hy vọng cuối tháng nhận về mức lương trên dưới 1 triệu đồng  và không bị chậm...                    

(Còn nữa)

Trần Phương

Xem thêm bài trước: 

Góc khuất của những đoàn nghệ thuật từ thiện đường phố (1)

 

Cùng tác giả

NSƯT Hoài Linh: Đại gia mặc áo bà ba

Thứ 6, 01/09/2017 | 05:30
Hoài Linh là cái tên bảo chứng cho nhiều chương trình truyền hình, điện ảnh,… Mặc dù là nghệ sĩ nổi tiếng nhưng anh lại luôn muốn rời xa sự nhốn nháo của showbiz, thích đứng phía sau ánh đèn sân khấu. Và, ít ai biết rằng, anh từng trải qua tận cùng khó khăn trước khi thành công, nổi tiếng như hôm nay.

Vì sao ông Trần Văn Thêm chưa được nhận 6,7 tỷ tiền bồi thường?

Thứ 4, 09/08/2017 | 14:00
Trao đổi với PV, sáng 8/8/2017, Luật sư Vũ Văn Lợi, Giám đốc công ty luật Hòa Lợi cho biết, công ty đã gửi văn bản số 48/2017/CV – HL về việc kiến nghị trả bồi thường oan sai cho ông Trần Văn Thêm, người tù oan thế kỷ.
Cùng chuyên mục

Đồng Nai: 22 hành khách thoát nạn trên xe khách bốc cháy trơ khung trên cao tốc

Thứ 6, 19/04/2024 | 19:00
22 hành khách kịp thoát khỏi chiếc xe khách bốc cháy trên cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.

Ngăn chặn những kẻ có dấu hiệu can thiệp đấu giá khoáng sản ở TT-Huế

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:45
Kịp thời ngăn chặn, xử lý tình trạng một số đối tượng lạ mặt xuất hiện tại các phiên đấu giá, có dấu hiệu bảo kê, đe dọa, can thiệp vào quá trình đấu giá.

Hà Nội: Trao quà cho 100 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:36
UBND Tp.Hà Nội và Liên đoàn Lao động Thành phố phối hợp tổ chức Lễ phát động tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và tháng công nhân năm 2024.

Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân vùng hạn ở Cà Mau

Thứ 5, 18/04/2024 | 21:31
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân đã tổ chức vận chuyển nước ngọt từ đảo vào đất liền, để cấp miễn phí cho người dân vùng hạn hán trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Tp.HCM: Dịch bệnh tay chân miệng gia tăng, người dân cần làm gì?

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:16
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Tp.HCM (HCDC) vừa có báo cáo tình hình dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết tuần 15 (từ ngày 8 - 14/4).
     
Nổi bật trong ngày

Hà Nội: Trao quà cho 100 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:36
UBND Tp.Hà Nội và Liên đoàn Lao động Thành phố phối hợp tổ chức Lễ phát động tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và tháng công nhân năm 2024.

Đồng Nai: 22 hành khách thoát nạn trên xe khách bốc cháy trơ khung trên cao tốc

Thứ 6, 19/04/2024 | 19:00
22 hành khách kịp thoát khỏi chiếc xe khách bốc cháy trên cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.

Ngăn chặn những kẻ có dấu hiệu can thiệp đấu giá khoáng sản ở TT-Huế

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:45
Kịp thời ngăn chặn, xử lý tình trạng một số đối tượng lạ mặt xuất hiện tại các phiên đấu giá, có dấu hiệu bảo kê, đe dọa, can thiệp vào quá trình đấu giá.

Bản tin 20/4: Chơi một mình, bé trai suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa trên bàn thờ Thần Tài

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Chơi một mình, bé trai suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa trên bàn thờ Thần Tài; Bé gái lớp 6 lọt danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023...

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Nắng nóng gay gắt quay trở lại?

Thứ 6, 19/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.