Kỳ lạ ngôi trường cho học sinh tự soạn giáo án

Kỳ lạ ngôi trường cho học sinh tự soạn giáo án

Thứ 7, 13/07/2013 | 09:56
0
Học sinh mới là người lập giáo án và đặt ra các quy tắc của trường học… Điều này chỉ có ở trường trung học phổ thông Monument Mountain Regional ở Great Barrington, bang Massachusetts, Hoa Kỳ.

Ngôi trường này tồn tại chương trình học mới lạ mang tên "Dự án tự học", đi ngược lại với chương trình "học gạo" phổ biến hiện nay.

Học sinh... mở trường học

Thoạt nghe, người ta có thể hơi giật mình bởi nó trái với thực tế và có phần viển vông. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng, "Dự án tự học" của trường Monument Mountain Regional lại có hiệu quả ngoài sức mong đợi. Do chương trình được xây dựng và phát triển bởi chính các em học sinh nên chúng ta cảm thấy hứng thú hơn với những gì học sinh đặt ra. Nhiều bậc phụ huynh còn gọi "Dự án tự học" là "trường học bên trong trường học".

Xã hội - Kỳ lạ ngôi trường cho học sinh tự soạn giáo án

Học sinh tự lên chương trình học cho chính mình và giáo viên chỉ là người hướng dẫn

Tận mắt chứng kiến bên trong ngôi trường, người ta mới thấy được những gì người ta nói về trường là hoàn toàn đúng. Tại một lớp học, ta có thể dễ dàng thấy được nhiều học sinh đang chăm chú viết… tiểu thuyết. Điều này hết sức kỳ lạ ở những bạn trẻ chỉ mới 17 tuổi và còn đang phải vùi đầu vào đống bài vở chất cao.

Thực sự, đây chính là bài tập do chính họ đặt ra và phải hoàn thành nó trong một học kỳ. Matt Whalan (17 tuổi) đang theo học chương trình độc đáo của "trường học bên trong trường học" này.

Trước đây, Whalan có điểm số rất thấp ở tất cả các môn học do cậu chỉ thích tập trung vào việc viết lách. Cậu luôn nung nấu hi vọng được trở thành một nhà văn nên cảm thấy chán chường với những bài tập về nhà "ngốn" thời gian, hay những con số khó hiểu trong thời gian ngồi trên lớp nhàm chán.

Nhưng mọi việc đã thay đổi đối với Whalan khi có một bạn học cùng trường khởi động "Dự án tự học" tại trường. Whalen cho biết, nhờ "Dự án tự học" mà cậu đã có thể lấy lại cân bằng điểm số, lực học khá hơn rất nhiều so với trước đây.

Anh Sam Levin, người đã có bằng tốt nghiệp của trường Monument và đang là sinh viên năm thứ hai theo học chuyên ngành công nghệ sinh học ở đại học Oxford của Anh, chính là người bắt đầu khởi động chương trình này từ năm 2010. Levin cảm thấy bức xúc với lịch học dày đặc ở các trường trung học và anh cũng nhận ra các bạn xung quanh mình cũng không có hứng thú khi ngồi trong các giờ học buồn tẻ trên lớp với cách học "cổ hủ".

Bởi vậy, Levin đã cố gắng từng bước tự lập nên một ngôi trường của riêng mình, nơi học sinh được phép đặt ra các quy tắc riêng, các bài học riêng mà vẫn đảm bảo được chương trình học thông thường. Vào năm lớp 9, Levin đã mở ra một khu vườn mà trong đó, học sinh tự mình chăm lo cho khu vườn.

Sau một thời gian để ý và quan sát thái độ của các bạn học sinh, Levin rút ra kết luận rằng, học sinh có thể bỏ ra nhiều thời gian và công sức chăm lo cho việc học nếu họ thực sự quan tâm và thích thú. Điều này hoàn toàn không thể có được khi họ tham gia học trong trường.

Ngay sau đó, Levin đã đề xuất ý tưởng mở trường học riêng với nhà trường và nhanh chóng nhận được sự hỗ trợ từ ông Mike Powell - giáo viên hướng dẫn của trường và cũng là người cố vấn cho chương trình học của "Dự án tự học". Sau khi nhận được sự đồng ý từ hiệu trưởng và giám thị, hai người nhanh chóng thực hiện thí điểm chương trình học mới vào năm 2010.

Xã hội - Kỳ lạ ngôi trường cho học sinh tự soạn giáo án (Hình 2).

Sam Levin - người sáng lập "Dự án tự học"

Học sinh là người quyết định

Điều đặc biệt của "trường học bên trong trường học" là học sinh tự thiết kế chương trình giảng dạy nên chương trình học không ngừng được cải tiến nhưng kiến thức cốt lõi vẫn được giữ lại. Mỗi lớp có 10 học sinh với trình độ học tập khác nhau.

Ngoài ra, còn có sự tham gia của các giáo viên hướng dẫn theo chuyên ngành để hướng dẫn các học sinh nhưng phần lớn thời gian giáo viên không được tham gia giảng dạy mà để học sinh tự tìm ra được phương pháp học hữu ích nhất. Một học kỳ được chia ra làm hai phần với 9 tuần đầu tiên tập trung vào khoa học tự nhiên và xã hội.

Học sinh tự đặt ra các câu hỏi xây dựng bài vào đầu tuần và tập trung nghiên cứu để tìm ra câu trả lời, sau đó viết lại thành một bản báo cáo những gì đã tìm hiểu được, để chia sẻ với các bạn trong lớp vào các ngày còn lại. Học sinh đứng lớp có trách nhiệm đặt ra kế hoạch nghiên cứu và xếp thời gian làm việc cụ thể cho các bạn. Giáo viên giờ đây trở thành các huấn luyện viên hơn là giáo viên đứng trên bục giảng.

Ở nửa học kỳ còn lại, học sinh sẽ chủ yếu học các môn như Toán và Văn học. Đối với Văn học, mỗi học sinh tự chọn một cuốn tiểu thuyết cho cả lớp đọc trong mỗi tuần và sự lựa chọn được giới hạn trong một lượng sách quy định nào đó.

Trả lời phỏng vấn tờ New York Times, Susan Engel - tác giả của cuốn tiểu thuyết "Red Flags or Red Herrings: Predicting Who Your Child Will Become" (Dự đoán tương lai đứa trẻ của bạn) đã nói rằng, tám cuốn tiểu thuyết được chọn trong học kỳ năm 2011 còn trội hơn cả các cuốn sách tiếng Anh nâng cao đọc trong một năm. Trong lớp Toán học, học sinh sẽ tự tìm hiểu các kiến thức Toán và trao đổi với giáo viên hướng dẫn trước khi trình bày câu trả lời trước cả lớp.

Do học sinh được làm chủ việc học của chính mình nên họ phải thường xuyên suy nghĩ sáng tạo và dựa vào thực lực bản thân để tiếp tục tiến xa hơn. Đáng ngạc nhiên hơn là khuôn khổ học tập trong các lớp này tương đương với những gì người ta yêu cầu khi học ở đại học, nơi học viên phải tự học, tự nghiên cứu và đưa ra quyết định của mình.

Không chỉ có lợi với học sinh, giáo viên tham gia hướng dẫn cũng có thể phát huy được kiến thức của mình. Họ buộc phải suy nghĩ sâu rộng hơn để hướng dẫn và trả lời các câu hỏi của học sinh, tùy thuộc vào đề tài nghiên cứu mà học sinh đó đang làm và điều này dường như là sự kết hợp giữa tình yêu với nghề nghiệp và môn học của họ làm một.

Một yêu cầu duy nhất đối với học sinh tham gia môn học là họ phải có niềm đam mê đối với môn học đó. Cứ sau mỗi học kỳ, họ lại quay phim, chụp ảnh để làm tư liệu và chia sẻ cho các trường khác.     

An Mai (Theo Spin Education)

Bài thơ xúc động mẹ nghèo viết tặng con ngoài phòng thi

Thứ 6, 12/07/2013 | 19:38
Trong lúc chờ con thi môn Hóa khối B, người mẹ đã viết một bài thơ để gửi gắm những tâm tư, hi vọng của mình đến con. Bài thơ mộc mạc, "vụng về" nhưng đầy ý nghĩa.

Cô gái bán trinh giá 16 tỷ đồng tố bị 'lợi dụng thân xác'

Thứ 6, 12/07/2013 | 14:57
Nữ sinh Brazil từng rao bán trinh với giá $780.000 qua đấu giá trực tuyến quả quyết rằng cô là một “nạn nhân” và đã bị lợi dụng buôn bán thân xác.

Video: Bài thi diễn xuất vào ĐH Sân khấu Điện ảnh của hot girl

Thứ 6, 12/07/2013 | 16:03
Trưa nay, kết thúc phần thi năng khiếu vào ĐH Sân khấu Điện ảnh TP.HCM, chân dài Trương Mỹ Nhân đã cùng diễn viên của phim "Tiệm bánh hoàng tử" diễn lại bài thi của mình.