Muốn phỏng vấn 'người rừng': 1 triệu đồng

Muốn phỏng vấn 'người rừng': 1 triệu đồng

Thứ 6, 16/08/2013 | 08:25
0
Giá một cuộc phỏng vấn “người rừng” 500 ngàn -1 triệu đồng! Dẫn vào thăm nhà “người rừng” 4 triệu đồng. “Người rừng” đang bị mang ra kinh doanh!?

Huyện Tây Trà tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn xôn xao sau sự kiện cha con ông Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang sống gần 40 năm trong rừng và trở thành “người rừng”. Còn giờ đây, mọi người càng bất ngờ hơn khi cha con “người rừng” lập tức trở thành món hàng kinh doanh “độc” của người thân trong họ hàng.

Sáng 15/8, ông Hồ Minh Lâm, người cháu ruột của “người rừng” Hồ Văn Thanh đã tuyên bố trước đông đảo các nhà báo: “Hồi đầu tiên tôi cần nhà báo, bây giờ thì không cần nữa. Muốn phỏng vấn tôi nhà báo phải trả 500 ngàn, vài bữa nữa tăng lên 1 triệu đồng. Về “người rừng” chỉ mình tôi được nói!”.

Hiện, ông Thanh vẫn đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Tây Trà. Suốt ngày ông Lâm ngồi canh gác với ánh mắt dè chừng với mọi người qua lại. Nếu nhà báo muốn có hình ảnh ông Lâm ngồi cạnh “người rừng” để quay phim, chụp ảnh phải “nói chuyện tiền nong”. Còn không ông Lâm sẵn sàng tiếp đón bằng ánh mắt trừng trừng và phất tay. Ông già “người rừng” thỉnh thoảng liếc mắt sợ hãi nhìn người cháu như con gấu đang ngồi khuỳnh tay trước khu hành lang.

Xã hội - Muốn phỏng vấn 'người rừng': 1 triệu đồng

Ông Lâm bày tài sản của cha con “người rừng” và hét giá khủng với mọi người.

Sáng 15/8, một số nhà báo thực hiện một cuộc “ngã giá” ngoạn mục trước ông Lâm về việc dẫn đoàn lên thăm nơi ở của “người rừng”. Ban đầu ông Lâm hét giá 1,5 triệu đồng, rồi cố tình nấn ná, câu giờ để kéo dài thời gian. Sau đó, các nhà báo mới hiểu ra, lý do câu giờ để ông Lâm đòi thêm 1,5 triệu đồng nữa tức thành 3 triệu đồng. Quãng đường từ trung tâm huyện miền núi Tây Trà đến nơi ở của cha con “người rừng” đi bộ khoảng 4 giờ.

Một đồng bào trong xóm buồn rầu cho biết, “tôi mà dẫn nhà báo lên đó chỉ xin ngày công 100 ngàn đồng thôi, nếu nhà báo thương thì cho thêm 2 lít xăng nữa để đi. Thằng Lâm nó lấy nhiều tiền quá!”. Nói vậy, nhưng cuối cùng không ai dám dẫn đoàn đi. Vì, ông Lâm đã hăm doạ ai mà dẫn thì coi chừng!

Nhiều đoàn công tác từ Hà Nội vào, nghe hét giá cao nhưng cũng phải cắn răng chi tiền. Thật đáng thương khi “người rừng” bị con cháu mang ra kinh doanh.

Theo Tiền phong

Đưa 'người rừng' về: Không thể làm khác!

Thứ 5, 15/08/2013 | 22:36
Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, việc đưa cha con “người rừng” về với cộng đồng xuất phát từ mục tiêu nhân đạo, là việc làm tốt. Còn đánh giá như thế nào là tùy thuộc vào mỗi người.

TS. Vũ Thế Long: Cha con Hồ Văn Thanh không phải là người rừng

Thứ 5, 15/08/2013 | 09:15
Liên quan đến câu chuyện hai cha con “người rừng” được “giải cứu” sau 40 năm sống trong rừng sâu ở huyện Tây Trà (Quảng Ngãi), Tiến sĩ Vũ Thế Long – nguyên trưởng ban nghiên cứu Con người và Môi trường (Viện Khảo cổ Việt Nam) cho rằng đó là câu chuyện bình thường và cũng không có gì lạ.

Cha con người rừng khát khao trở lại rừng sâu

Thứ 4, 14/08/2013 | 08:51
Khi biết cha và anh trai mình còn sống trong rừng sâu, người con út còn sinh sống ở làng liền quyết định vào rừng đi tìm gặp. Nhiều lần thuyết phục cha và anh trai về làng sinh sống nhưng không được, người con út đành thuận theo ý của họ. Hàng năm, người con út đem lương thực, thực phẩm, vật dụng... cho cha và anh trai, nhưng hầu như họ không sử dụng.

Còng tay 'người rừng' về cộng đồng: Có xâm phạm quyền tự do?

Chủ nhật, 11/08/2013 | 10:08
Một số ý kiến cho rằng việc chính quyền, người dân còng tay, bắt "người rừng" về, xông vào căn chòi của họ lục lọi đồ đạc, thậm chí tự ý mang đồ đi nơi khác… là xâm phạm quyền tự do cá nhân.

Trở thành 'người rừng' sau trận bom kinh hoàng

Thứ 5, 08/08/2013 | 15:24
Hoảng loạn trước cái chết thảm thương của mẹ và 2 con trai khi bom Mỹ dội trúng nhà, anh bộ đội ôm đứa con hơn 1 tuổi chạy vào rừng sâu sống cách biệt.

Người rừng 93 tuổi 80 năm sống trong hang đá

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
Không quản nắng mưa, ngày ngày, cụ ông 93 tuổi vẫn âm thầm dâng hiến cuộc đời mình để những cánh rừng luôn tươi xanh. Cụ tên là Đinh Văn Ưởng (SN 1919) ở thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình).

"Người rừng” nửa thế kỷ đi tìm "di chúc" của trái đất

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
Đối với giới khảo cổ học thế giới, GSTSKH Đặng Vũ Khúc là một nhà cổ sinh địa tầng đặc biệt của Đông Dương, là một bậc thầy về hóa thạch cổ học. Tuy nhiên, đối với người Việt, hình như ông chẳng là ai.