Mỹ 'giải mã' Trung Quốc bằng 'chiến lược cải bắp' ở Biển Đông

Mỹ 'giải mã' Trung Quốc bằng 'chiến lược cải bắp' ở Biển Đông

Thứ 3, 21/02/2017 | 22:40
0
Với sức mạnh kinh tế vốn có, Mỹ có thể áp đặt lệnh trừng phạt, đồng thời khiến Trung Quốc chịu "gậy ông đập lưng ông" với chính "chiến lược cải bắp" của nước này.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson – người được chỉ định bởi Tổng thống Donald Trump trong buổi điều trần trước Thượng viện đã gửi những tín hiệu cứng rắn đầu tiên tới Bắc Kinh với tuyên bố: “Nước Mỹ muốn Trung Quốc ngừng hoạt động xây dựng đảo nhân tạo phi pháp và sẽ ngăn nước này tiếp tục truy cập lên các đảo ở Biển Đông”.

Tiêu điểm - Mỹ 'giải mã' Trung Quốc bằng 'chiến lược cải bắp' ở Biển Đông

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố sẽ ngăn Trung Quốc truy cập lên các đảo nhân tạo mà nước này xây dựng phi pháp ở Biển Đông.

Những phát ngôn thẳng thắn từ người đứng đầu ngoại giao Mỹ đã dẫn đến một loạt phản ứng thường thấy từ “phe diều hâu” Trung Quốc với cáo buộc cường quốc số một thế giới đang muốn "gây chiến".

Một bài xã luận trên tờ Thời báo Hoàn cầu ngay lập tức cảnh báo: "Trừ khi Washington có kế hoạch tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô lớn ở Biển Đông, bất kỳ hành động có ý định ngăn chặn Trung Quốc lên đảo đều là ngu ngốc".

Lo lắng trước việc một cuộc xung đột có thể nổ ra, cựu Thủ tướng Australia Paul Keating cũng phản ứng một cách quan ngại khi nói rằng: "Khi Ngoại trưởng Mỹ đe dọa một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, Australia cũng sẽ phải cẩn trọng và các đồng minh của Mỹ trong khu vực cũng nên như vậy”.

“Cả Bắc Kinh và Sydney phản ứng giống nhau do cảm nhận một cách chủ quan rằng, tuyên bố của ông Tillerson về cơ bản là không phù hợp với luật pháp quốc tế, mang tính chất gây chiến và không có ý nghĩa chiến lược. Hai nước này nhìn thấy đề xuất của Ngoại trưởng Mỹ là nguy hiểm về chính trị”, Giáo sư Alexander L. Vuving từ Trung tâm châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye Viện nghiên cứu An ninh Mỹ viết trên Foreign Policy.

Tuy nhiên Giáo sư Alexander L. Vuving cho rằng cả hai đã hiểu sai câu nói của ông Tillerson trước Quốc hội Mỹ cũng như hiểu sai thực tế phức tạp ở Biển Đông.

Phong tỏa hàng hải không phải là cách duy nhất ngăn chặn Trung Quốc theo mục đích ông Tillerson và Bắc Kinh cũng sẽ không dễ vấp phải một cuộc chiến tranh với Mỹ trong khu vực.

Theo đó, nếu đặt Mỹ vào trung tâm của vấn đề, có thể thấy tuyên bố của ông Tillerson không hề muốn nung nóng một động thái quân sự mang tính phong tỏa Bắc Kinh trên Biển Đông.

Mà ngược lại Mỹ và các đối tác tiềm năng sẽ sử dụng một giải pháp đa diện, bao gồm các cuộc đàm phán mang tính chất ngoại giao, lệnh trừng phạt kinh tế hay các hình thức cưỡng chế mang tính chất trực tiếp hoặc gián tiếp – nhằm ngăn chặn những hành động xây dựng và quân sự hóa phi pháp của Trung Quốc tiếp diễn ở quy mô lớn hơn.

Dựa trên hướng đi mới này, việc thi hành lệnh trừng phạt áp cho các cá nhân và các công ty có hỗ trợ hoặc tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông được cho là phương án khả thi.

Trước đó dự luật trừng phạt đối với hành vi của Trung Quốc đã được đề xuất bởi Thượng nghị sĩ Marco Rubio vào cuối năm ngoái. Nội dung bao gồm việc đóng băng tài sản và cấm đi lại đối với các cá nhân hay chủ thể có "đóng góp vào các dự án xây dựng, phát triển" trong khu vực tranh chấp và những cá nhân "đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định" ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Ngoài ra, nó cũng bao gồm cả việc hạn chế viện trợ nước ngoài đối với các quốc gia công nhận chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở những nơi tranh chấp. Giáo sư Alexander L. Vuving cho rằng dự luật của ông Rubio có thể được thông qua hoặc bị bác bỏ, nhưng biện pháp trừng phạt có chủ đích vẫn là một công cụ quan trọng để gián tiếp làm thay đổi hành vi của Trung Quốc.

Áp dụng ngược “Chiến lược cải bắp”

Tiêu điểm - Mỹ 'giải mã' Trung Quốc bằng 'chiến lược cải bắp' ở Biển Đông (Hình 2).

Trung Quốc có thể trở thành nạn nhân trong "chiến lược cải bắp" của chính mình.

Một lựa chọn khác dành cho Mỹ và đồng minh đó là bắt chước lại chính “chiến lược cải bắp” của Trung Quốc trong việc ngăn chặn nước này tiếp cận đảo ở Biển Đông.

Chiến lược cải bắp là hình thức đan xen tầng tầng lớp lớp các lực lượng quân sự và bán quân sự, trong đó có các tàu cá của ngư dân, tàu hải giám và tàu chiến cùng đi với nhau trên biển. Cách phối hợp lực lượng cùng nhau như vậy sẽ mang đến hình ảnh mềm mại hơn, không mang ý nghĩa tiêu cực như tàu chiến đơn thuần.

Tương tự như vậy chiến lược cải bắp “chống” Trung Quốc cũng sẽ có ba lớp, xung quanh các đảo mà Trung Quốc muốn tiếp cận sẽ có các thuyền của ngư dân bao vây vòng tuyến bên trong, lớp giữa là các tàu hải giám và tất cả được bảo vệ bởi các tàu chiến ở vành đai ngoài.

Liên minh “chống” Trung Quốc không có lực lượng dân quân trên biển giống Trung Quốc, nhưng có thể mời các tình nguyện viên dân sự thay thế.

Thay vì bắn hạ máy bay của Trung Quốc hay tấn công vào cảng trên đảo nhân tạo, liên minh này có thể sử dụng các thiết bị bay không người lái và thiết bị tự hành dưới nước từ các tàu dân sự và bảo vệ bờ biển để trấn áp hành động nhập cảnh vào sân bay và bến cảng của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo.

Giáo sư Alexander L. Vuving cho rằng cách hành động như vậy hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế thay vì các động thái gây hấn bằng vũ lực. Nếu Trung Quốc đã không công nhận các quyền tự do đi lại trên biển đối với nhiều nước thì bản thân nước này cũng sẽ bị hạn chế quyền tự do đi lại tương tự.

Phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực đưa ra hồi năm ngoái đã tuyên bố "đường chín đoạn" mà Trung Quốc đơn phương vẽ ra ở Biển Đông, cùng với việc xâm chiếm bãi cạn Scarborough, xây dựng trên các đảo trong quần đảo Trường Sa và quấy rối tàu thuyền trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines đều là bất hợp pháp.

Nhưng tòa án không có những công cụ để thực thi phán quyết này, vì vậy việc buộc Trung Quốc tuân thủ luật pháp sẽ phụ thuộc vào hành động của cộng đồng quốc tế. Luật pháp quốc tế cũng hoàn toàn cho phép các nước tiến hành các biện pháp ứng phó cần thiết trước các hành vi sai trái.

James Kraska, giáo sư về luật quốc tế tại Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ lập luận, việc ngăn Trung Quốc truy cập vào các đảo nhân tạo là phù hợp với luật pháp quốc tế. "Bởi sau tất cả, đó là sự đáp trả công bằng đối với những gì mà Bắc Kinh đối xử với các nước khác", ông nói.

Nhiều ý kiến cho rằng hành động thách thức này sẽ dẫn đến phản ứng vũ trang từ Trung Quốc. Tuy nhiên Giáo sư Kraska nêu quan điểm rằng, trước đó, khi Trung Quốc tự ý chặn quyền truy cập hợp pháp của các ngư dân Philippines lên bãi cạn Scarborough hay Bãi Cỏ Mây, không nước nào gọi đó là một hành động khiêu chiến và không có xung đột vũ trang xảy ra.

Điều này có nghĩa rằng, một khi phải chịu hoàn cảnh tương tự, Bắc Kinh cũng sẽ không có lý do gì để gọi động thái mình từng làm là sự gây chiến.

Một số ý kiến khác thì lo ngại áp lực từ dư luận trong nước và nỗ lực duy trì thể diện quốc gia sẽ khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc chấp nhận việc leo thang xung đột và tham chiến với Mỹ.

Tuy nhiên theo theo nghiên cứu của Jessica Weiss, chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc, chỉ ra rằng, dư luận trong nước chỉ đơn thuần là công cụ mang tính chất hô hào đối với chính phủ nhiều hơn là trở thành động lực nền tảng cho một chính sách đối ngoại cứng rắn của Bắc Kinh.

Một phân tích gần đây của Alastair Iain Johnston, giáo sư về chính sách đối ngoại của Trung Quốc tại Đại học Harvard cũng cho thấy tinh thần chủ nghĩa dân tộc ở người dân nước này đã suy giảm đáng kể từ năm 2009.

Trung Quốc luôn muốn tránh xung đột

Tiêu điểm - Mỹ 'giải mã' Trung Quốc bằng 'chiến lược cải bắp' ở Biển Đông (Hình 3).

Biển Đông sẽ chờ động thái từ Tổng thống Donald Trump.

Giáo sư Alexander L. Vuving nhận định, tránh xung đột quy mô lớn không những là yêu cầu cấp bách mà còn là chiến lược lâu dài của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung Quốc trở nên hung hăng hơn trong những năm gần đây là do thiếu đi sự răn đe đến từ Mỹ, khi hai nước đang nằm trong vùng xám lẫn lộn giữa xung đột và hòa bình. Những động thái gây hấn của Trung Quốc trong vài năm trở lại đây là minh chứng cho điều này.

Bí quyết tránh một cuộc chiến nổ ra trong khi ép buộc Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế nằm trong một phương pháp tiếp cận theo hai hướng, đó khéo léo kết hợp thế mạnh giữa “cây gậy” và “củ cà rốt”, trong khi trung hòa điểm yếu của hai yếu tố này.

Ngoài ra, căng thẳng Biển Đông không nên được xem như chỉ có Trung Quốc và lực lượng của Mỹ là các bên liên quan duy nhất. Thay vào đó phải có một khuôn khổ rộng lớn bao gồm sự tham gia của các quốc gia có lợi ích, có chủ quyền trong khu vực - đóng vai trò quan trọng trong đàm phán, áp đặc các biện pháp trừng phạt, bên cạnh sự góp sức của các tổ chức xã hội dân sự quốc tế.

Môi trường ngoại giao hiện nay có thể khó huy động được phương án nói trên, nhưng theo Giáo sư Alexander L. Vuving cách tốt nhất chính là kết hợp được các yếu tố này một cách đầy đủ bên cạnh sự nỗ lực của Mỹ, các cường quốc như Nhật Bản và Ấn Độ cùng các quốc gia trong khu vực như Philippines và Việt Nam.

Một cách tiếp cận đi theo “chiến lược cải bắp” nhằm ngăn chặn khả năng truy cập của Trung Quốc lên bãi cạn Scarborough Shoal hay các đảo khác trên Biển Đông sẽ là hợp pháp và hiệu quả hơn nếu có sự tham gia của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, cùng tình nguyện viên dân sự của nước này và một số quốc gia khác trong khu vực.

Đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á vẫn lựa chọn nghiêng về phía Washington thay vì Bắc Kinh nếu cường quốc số 1 thế giới ủng hộ mạnh mẽ và cam kết nhiều hơn với họ. Nếu chính quyền Trump tăng sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông, cam kết bảo vệ Philippines nhiều như Nhật Bản và Hàn Quốc, bên cạnh việc kiềm chế chỉ trích vấn đề nội bộ của Manila, không khó để Tổng thống Duterte ủng hộ ra mặt những bước đi của Mỹ.

Các biện pháp trừng phạt nhắm mục tiêu đối với cá nhân và các công ty tham gia vào các tham vọng của của Trung Quốc ở Biển Đông cũng sẽ đạt được hiệu quả hơn nếu Mỹ nhận được sự giúp sức bởi các nền kinh tế lớn và các quốc gia trong khu vực.

Các công ty nhà nước của Trung Quốc có mặt trong các dự án của Biển Đông đặc biệt dễ bị tổn thương trước các biện pháp trừng phạt do đang khao khát muốn đầu tư ra nước ngoài.

Nếu thiết lập một cách khéo léo, các biện pháp trừng phạt có thể áp đặt vào các tập đoàn nhà nước quan trọng của Trung Quốc như tổng công ty Dầu khí quốc gia ngoài khơi - chủ sở hữu giàn khoan Hải dương 981 xâm phạm trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi năm 2014; China Southern và hãng hàng không Hải Nam – sở hữu các máy bay đi đến các đảo nhân tạo; China Mobile, China Telecom và China United Telecom đơn vị viễn thông đang vận hành mạng lưới thông tin liên lạc trên các đảo tranh chấp; và Công ty Xây dựng Vận tải Trung Quốc, chuyên nạo vét cát để xây dựng đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa.

Khi cảm thấy bị tổn thương nặng nề trước sự cô lập của quốc tế, nội bộ Trung Quốc sẽ phải từ bỏ tuyên bố bất hợp pháp của mình ở Biển Đông.

Đọc thêm>>> Ông Vương Nghị dịu giọng khi lần đầu gặp mặt Ngoại trưởng Mỹ?

Quốc Vinh

Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.

Cao ủy Nhân quyền LHQ “kinh hoàng” trước báo cáo về mộ tập thể tại Gaza

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:46
Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk đã “kinh hoàng” trước sự tàn phá ở bệnh viện Nasser, Al Shifa tại Gaza và các báo cáo về những mộ tập thể chứa nhiều thi thể.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.