Mỹ: Hòa bình và thay đổi

Mỹ: Hòa bình và thay đổi

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:09
0
Nước Mỹ đang mong đợi Tổng thống Obama đưa ra tầm nhìn của mình về những hứa hẹn và thách thức nhằm thay đổi trong thế giới Hồi giáo.

Bài phát biểu của ông hôm thứ năm vừa qua vẫn chưa đủ sức thuyết phục và sức nặng - ở đó chưa có những đề xuất trong việc giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và Palestinian – nhưng ông đã hứa ủng hộ mạnh mẽ sự mong mỏi về tự do và hối thúc những đồng minh của Mỹ, bao gồm cả Israel chấp nhận những rủi ro mang tính chính trị - điều cần thiết cho sự thay đổi hòa bình và đó là cách duy nhất để đem lại nền hòa bình vĩnh cửu.

Những ngôn từ mạnh mẽ của ông về dân chủ - gồm cả sự ám chỉ đối với những “quyền không thể thay đổi” của tất cả mọi người – đang truyền cảm hứng và dung hòa với chính sách thực dụng. Trong khi thừa nhận rằng Bahrain - nơi được coi là “ngôi nhà” của Hạm đội số 5 thuộc Hải quân Mỹ - là một đồng minh quan trọng, ông đã chỉ trích việc nền quân chủ ở nước này sử dụng “việc bắt bớ tập thể và cưỡng bức bằng bạo lực” chống lại các phe phái chính trị đối lập.

Giờ đây, hai câu hỏi lớn được đặt ra là: Washington sẽ làm thế nào để nhanh chóng thực hiện lời hứa hỗ trợ kinh tế đối với các chính quyền mới thành lập ở Ai cập và Tunisia? Ông Obama thể hiện sự thiện chí của mình thế nào trong việc đưa Israel và Palestin tới các cuộc đàm phán hòa bình?

Ông Obama làm dấy lên một sự trông đợi vào năm 2009 khi mà ông đưa ra lời hứa “một sự khởi đầu mới” với thế giới Arập. Sự hâm nóng đó đã nhanh chóng nguội lạnh khi mà các cuộc đám phán hòa bình tại Trung Đông giậm chân tại chỗ, và ông Obama đã bị “mắc kẹt” với ông Hosni Mubarak của Ai cập. Hôm thứ Năm, ông đã nhận thức một cách nghiêm túc về nguồn gốc của tình trạng náo động trong khu vực – đó là việc “quyền lực được tập trung trong tay một số người.

Thành công của các cuộc nổi dậy ở thế giới Ả Rập phụ thuộc phần lớn vào những gì xảy ra ở Ai cập – nhà nước Ả Rập hùng mạnh nhất và Tunisia – nơi cuộc nổi dậy bắt đầu. Cải cách chính trị là điều cần thiết. Ông Obama đã hứa hẹn sự giúp đỡ cần thiết về kinh tế cho cả hai quốc gia – riêng Ai Cập cần đến 2 tỷ đô la. Ông và các nhà lãnh đạo khác phải làm việc rất vất vả để thực hiện lời hứa về mở rộng đầu tư và thương mại.

Cuối cùng, chính quyền Mỹ cũng đưa ra những đối sách cứng rắn với Syria. Trong bài phát biểu của mình, tổng thống Obama vẫn đưa ra một sự lựa chọn cho nhà lãnh đạo Syria nhằm dẫn đến một sự cải tổ: “Ông ta có thể tiếp tục lãnh đạo thời kỳ chuyển giao hoặc là bước ra khỏi cuộc chơi”. Không một ai có thể nghĩ rằng ông Assad có thể đưa ra một sự cải cách ngay cả khi ông ta muốn như vậy. Nhưng cần khẳng định rằng, việc ông Assad từ bỏ quyền lực là điều không thực tế, dẫu rằng sự thúc ép có thể làm thay đổi điều đó.

Người Mỹ chia sẻ với sự thất bại của ông Obama trong tiến trình hòa bình bị chững lại và chia sẻ với sự thất bại chính quyền của ông về những nỗ lực đạt được một thỏa thuận. Những thất bại này đang dần tiếp tục theo chiều hướng xấu đi. Khi ông Netanyahu đọc bài diễn văn trước Quốc hội tuần tới, ông sẽ nhắc lại hầu hết những lý do tại sao Israel không thể đưa ra những sự nhượng bộ cần thiết. Trong tháng 9, Tổng thống Mahmoud Abbas của Palestin được trông chờ sẽ là người đề nghị Đại hội đồng Liên Hợp quốc thừa nhận một nhà nước Palestin độc lập.

Ông Obama đã đúng khi cảnh báo người Palestin rằng những hành động như vậy “sẽ không thể tạo ra được một nhà nước độc lập”. Nhưng lá phiếu cũng sẽ cô lập Israel và Mỹ. Washington và những đồng minh của họ cần đặt lên bàn những thách thức của cả hai bên để tái khởi động lại các cuộc đàm phán. Đó là cơ hội tốt nhất để phá vỡ sự bế tắc và là cơ hội không thể tốt hơn để cho một nền hòa bình trong khu vực.

Chí Thành

Cùng chuyên mục

Hé lộ mục tiêu chính của Nga khi chủ trì BRICS

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:40
Các thành viên BRICS đoàn kết với nhau bởi mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

SpaceX của tỷ phú Elon Musk “lấn sân” sang dịch vụ giám sát tình báo?

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:15
Ít nhất 50 vệ tinh của SpaceX dự kiến sẽ có mặt tại các cơ sở của Northrop Grumman để thực hiện các thủ tục thử nghiệm và lắp đặt cảm biến trong những năm tới.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Hé lộ mục tiêu chính của Nga khi chủ trì BRICS

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:40
Các thành viên BRICS đoàn kết với nhau bởi mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

SpaceX của tỷ phú Elon Musk “lấn sân” sang dịch vụ giám sát tình báo?

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:15
Ít nhất 50 vệ tinh của SpaceX dự kiến sẽ có mặt tại các cơ sở của Northrop Grumman để thực hiện các thủ tục thử nghiệm và lắp đặt cảm biến trong những năm tới.