Mỹ mơ hồ về an ninh năng lượng

Mỹ mơ hồ về an ninh năng lượng

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:07
0
Khi Tổng thống Barak Obama đưa ra chiến lược năng lượng của mình vào hồi tháng ba, ông đã chỉ ra rằng Mỹ vẫn “mơ hồ về vấn đề an ninh năng lượng, vội vàng đưa ra các quyết định khi giá khí đốt tăng”.

Sự thực là kể từ thời chính quyền Nixon, các nhà lãnh đạo Mỹ đều tuyên bố cam kết giống nhau về sự giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ nước ngoài, tìm kiếm nguồn năng lượng sạch, duy trì chi phí cho năng lượng ở mức thấp. Tuy vậy, người Mỹ vẫn nghe ngóng một giải pháp ngắn hạn, những nguyên tắc và quy định pháp luật chặt chẽ. Mỹ vẫn xuất khẩu hơn một nửa số lượng dầu mỏ của mình, giá cả dầu hỏa đang ở mức cao trong lịch sử và người tiêu dùng đang phải hứng chịu những chi phí đắt đỏ này.

Một chính sách truyền thống là không để người dân Mỹ sử dụng những nguồn năng lượng mà họ sở hữu. Tổng thống George Bush đã đưa ra những bước đi “hùng hổ” để né tránh việc phải cung cấp một khối lượng dầu mỏ và khí đốt lớn cho khu vực dọc bờ biển Califonia và Florida. Kể từ đó, việc tạo ra sự hạn chế và cấm đoán khai thác đã dẫn đến sự thiệt hại hàng tỷ đô la cho nền kinh tế Mỹ khi mà nước này ngày càng phải phụ thuộc vào nguồn năng lượng của nước ngoài.

Kế đến là chính sách thuế. Tại sao khi giá khí đốt leo thang, bất kỳ chính khách nào đang tranh cử đều kêu gọi các chính sách thuế mới về năng lượng? Việc ví các chính sách thuế như là “tiền trợ cấp" hoặc “khe hổng” chỉ nhằm đánh lạc hướng sự quan tâm của dư luận đến những vấn đề này. Các nhà lập pháp xuyên tạc những thực tế khi họ kêu gọi sự cắt giảm sản xuất như đã được Quốc hội thông qua vào năm 2004 để thúc đẩy sự phát triển việc làm trong nước – một sự hỗ trợ cho các công ty dầu mỏ và khí đốt trong nước. Thực tế là tất cả các hãng sản xuất của Mỹ, từ các nhà sản xuất phần mềm đến các nhà làm phim đều cảm thấy thích hợp với sự cắt giảm này.

Nước Mỹ sẽ không thể đạt được sự ổn định về an ninh năng lượng thông qua việc hạn chế các công ty trong nước khai thác và áp dụng việc đánh thuế nặng đối với họ. Điều nước Mỹ cần là cung cấp hàng triệu việc làm và giành được sức mạnh tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Do vậy, giờ đây Mỹ cần phải tập trung tìm cách khuyến khích sự cung ứng năng lượng nội địa, đồng thời khuyến khích các nguồn năng lượng mới. Tổng thống Obama đã đúng khi cho rằng đây không phải là giải pháp trước mắt và nước Mỹ không thể đánh mất viễn cảnh mà đất nước này đang cần.

Có một vài bước đi mà nước Mỹ cần quan tâm áp dụng:

- Trước hết, cần phải xem xét lại những chính sách, luật lệ và những hạn chế hiện thời trong việc tạo ra việc tiêu hao năng lượng không cần thiết, đề ra những luật lệ về bảo vệ môi trường.

- Thứ hai, phát triển những kỹ năng cần thiết để tìm ra một cách tốt nhất trong việc phục hồi khả năng cung ứng năng lượng trong nước và phát triển thế hệ nhiên liệu tiếp theo để đảm bảo cho tương lai. Những phương cách đó khuyến khích nhiều hơn số lượng sinh viên nghiên cứu về toán học, khoa học và các môn học khác mà nền công nghiệp của Mỹ cần đến.

- Thứ ba, loại bỏ những quan điểm chính trị ngăn cản sự khuyến khích các ý tưởng mới, tài năng mới và các nhà doanh nghiệp mới trong việc tìm tòi các nguồn năng lượng mới.

Động thái đầu tiên trong mùa tranh cử Tổng thống tạo ra một cơ hội để tranh luận mang tính xây dựng về chiến lược toàn diện về năng lượng quốc gia. Những chính sách có hiệu quả sẽ đảm bảo cho nền sản xuất trong nước và sự hợp tác lành mạnh của các công ty Mỹ ở nước ngoài – đây là các nhân tố sẽ cùng nhau đáp ứng sự bảo đảm, có hiệu quả cho việc cung cấp năng lượng mà nước Mỹ đang theo đuổi.

Chí Thành

Cùng chuyên mục

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.

Nhiều vụ nổ được báo cáo ở Iran, liệu có phải Israel bắt đầu trả đũa?

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:02
Các quan chức Mỹ xác nhận với CBS News, CNN và ABC News rằng cuộc tấn công được Israel thực hiện để đáp trả cuộc không kích quy mô lớn của Iran trước đó.

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.