Mỹ từng “chôm” vệ tinh rơi của Nga

Mỹ từng “chôm” vệ tinh rơi của Nga

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:56
0
Ngày 24 tháng 1 năm 1978, trên vùng trời phía đông bắc của vùng Yellowknife ở miền Bắc Canada bất ngờ xuất hiện một vật thể lạ. Ở thời điểm đó, cư dân xung quanh vùng Yellowknife cho rằng đó là “một quái vật ngoài hành tinh” và thông báo thông tin này đến chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, có một bí mật rằng, chính phủ Canada đã biết đó chính là những mảnh vụn vệ tinh Cosmos 954 của Liên Xô nhưng họ lại hoàn toàn giữ bí mật với người dân. Đây chính là đề nghị từ phía Mỹ.

“Mối nguy” trên các vùng trời

Vệ tinh Cosmos 954 được phóng lên quỹ đạo ngoài trái đất vào ngày 18-9-1977 để theo dõi hoạt động của tàu thuyền, nhất là tàu ngầm của Hải quân Mỹ tại Đại Tây Dương. Vệ tinh này có chiều dài 28,8m, nặng 5 tấn. Để duy trì hoạt động của vệ tinh Cosmos 954, các nhà khoa học không gian Liên Xô đã lắp đặt cho vệ tinh một lò phản ứng hạt nhân nhỏ thuộc thế hệ Romashka có công suất 100kw và được cung cấp nhiên liệu bởi 50kg uranium 235 đã được làm giàu. Lượng nhiên liệu này đủ để cung cấp năng lượng hoạt động cho vệ tinh Cosmos 954 trong vòng 73 năm.

Thế giới - Mỹ từng “chôm” vệ tinh rơi của Nga
Vệ tinh Cosmos 954 trước khi phóng lên quỹ đạo

Đến tháng 12/1977, phát hiện hiện tượng giảm dần độ cao của vệ tinh Cosmos 954, Bộ Chỉ huy phòng thủ không gian Bắc Mỹ (NORAD) đã báo cáo tình hình cho Bộ Quốc phòng về nguy cơ rơi xuống mặt đất của vệ tinh Liên Xô trên phần lãnh thổ Bắc Mỹ. Lập tức Bộ Quốc phòng Mỹ liền liên hệ với phía Liên Xô và được xác nhận là vệ tinh Cosmos 954 đã gặp trục trặc kỹ thuật và đang rơi dần.

Theo tính toán của NORAD, có ba kịch bản được đề ra liên quan đến vụ rơi của vệ tinh Cosmos 954. Nếu rơi vào cuối tháng 1/1978, địa điểm sẽ là vùng lãnh thổ lạnh giá phía bắc Canada. Nếu rơi vào trung tuần tháng 2/1978 thì địa điểm rơi xuống sẽ là vùng hồ Great Slave ở phía bắc bang Montana của Mỹ giáp biên giới Canada. Còn nếu rơi vào cuối tháng 2/1978 thì địa điểm sẽ là thành phố New York và nếu đúng như thế thì quả là một thảm họa khôn lường.

Tuy nhiên, trong một nỗ lực cuối cùng để cố điều chỉnh tốc độ và địa điểm rơi của vệ tinh Cosmos 954, các nhà khoa học không gian Liên Xô đã tính toán được thời điểm rơi của vệ tinh là vào sáng ngày 24/1/1978. Và như thế thì địa điểm rơi sẽ là vùng lãnh thổ miền Bắc Canada.

Theo đánh giá của NORAD khi đó, dù không phải là vệ tinh lớn nhất rơi trở lại địa cầu, nhưng Cosmos 954 được coi là vệ tinh đáng sợ nhất. Với trọng lượng 3,8 tấn, vệ tinh này được phóng lên thực chất để theo dõi hoạt động của tàu ngầm hạt nhân Mỹ. Không cần các tấm pin năng lượng mặt trời, Cosmos 954 có hệ thống lò phản ứng hạt nhân cung cấp nhiên liệu cho quá trình hoạt động. Nhưng chính điều đó làm cho nó trở nên đáng sợ hơn khi rơi bất định vào trái đất.

Mỹ ráo riết “săn” bí mật vệ tinh rơi

Ngay sau khi nhận được thông tin từ phía Liên Xô về địa điểm rơi của vệ tinh Cosmos 954, Mỹ và Canada quyết định triển khai một chiến dịch đặc biệt có tên gọi Morning Lights để khoanh vùng và cô lập toàn bộ địa điểm rơi của vệ tinh Cosmos 954 trong bán kính 150km. Được biết, những mảnh vụn của vệ tinh này sẽ rơi xuống phía đông bắc vùng Yellowknife. Theo như báo cáo của chính phủ Canada khi đó gửi tới Mỹ thì đây là một vùng quanh năm tuyết phủ và hầu như không có con người sinh sống.

Thế giới - Mỹ từng “chôm” vệ tinh rơi của Nga (Hình 2).
Một mảnh vỡ của tàu vệ tinh Cosmos 954

Một trong những yêu cầu đầu tiên mà Mỹ gửi đến Canada khi biết được chính xác thông tin về việc vệ tinh 954 chính là phải giữ bí mật hoàn toàn thông tin trên. Mục đích duy nhất của Tổng thống Mỹ- Jimmy Carter khi đó là muốn bí mật thu lượm tất cả những gì còn lại của vệ tinh 954 để cố nắm bắt công nghệ chế tạo vệ tinh do thám của Liên Xô và cả thế hệ lò phản ứng hạt nhân Romashka lắp đặt trên vệ tinh này.

Một ngày trước khi vệ tinh Cosmos rơi xuống mặt đất, các máy bay vận tải quân sự C-141 của Không quân Mỹ đã vận chuyển toàn bộ 144 đội viên NEST cùng các thiết bị chuyên dụng từ căn cứ không quân Andrews ở thủ đô Washington và căn cứ không quân Travis ở bang California đến căn cứ không quân Edmonton ở Canada. Tại đây đã túc trực sẵn các đội viên CFRM của Canada.

Sáng sớm ngày 24/1/1978, vệ tinh Cosmos 954 của Liên Xô đã rơi xuống vùng lãnh thổ Yellowknife phía bắc Canada và vỡ tan. Lập tức máy bay do thám U2 và máy bay KC-135 làm nhiệm vụ phát hiện phóng xạ cũng cất cánh để thi hành nhiệm vụ. Kết quả sau hai ngày thực thi nhiệm vụ, hai chuyên cơ đã xác định phóng xạ đã lan trên một diện tích rộng đến 120.000km2, đa phần tại vùng rừng lạnh giá không có người sinh sống của vùng Yellowknife.

Đến ngày 26/1/1978, các đội viên NEST và CFRM được lệnh xuất phát để thi hành nhiệm vụ. Tuy nhiên, những gì còn lại của vệ tinh Cosmos 954 rơi vãi trên tuyết lạnh đều được thu lượm và chuyển ngay về Mỹ.

15 triệu USD để giải quyết hậu quả

Sau khi các chuyên gia của Mỹ và Canada nhặt sách “rác” của vệ tinh Cosmos 954, thủ tướng Canada khi đó là ông Pierre Trudeau đã yêu cầu phía Liên Xô phải thanh toán hết tất cả những chi phí để dọn dẹp cũng như khắc phục hậu quả của vệ tinh Cosmos 954. Theo tính toán mà chính phủ Canada gửi cho phía Liên Xô khi đó, tổng chi phí lên tới 15 triệu USD. Chính phủ Canada khi đó đã lấy lý do rằng: “Thời gian lây lan của phóng xạ do vệ tinh Cosmos 954 tạo ra ở vùng Yellowknife theo tính toán thì phải mất đến 713 triệu năm mới hết tác dụng”.

Thế giới - Mỹ từng “chôm” vệ tinh rơi của Nga (Hình 3).
Những nhân viên thu gom mảnh vỡ của vệ tinh Cosmos 954

Tuy nhiên, tại thời điểm này chính phủ Liên Xô cho rằng, khoản chi phí đền bù này phải do Hải quân Liên Xô phải chịu chi phí vì vệ tinh Cosmos 954 thuộc “sở hữu” của lực lượng này. Sau một thời gian dài diễn ra tranh cãi, cuối cùng chính phủ Liên Xô cũng đồng ý chi trả một phần chi phí mà phía Canada đã đưa ra với tổng chi phí chỉ có 3 triệu USD. Mặc dù vậy, theo đánh giá của nhiều nhà khoa học ở thời điểm đó, mặc dù chỉ nhận được 1 phần chi phí, nhưng Mỹ và Canada lại không có quá nhiều phản ứng. “ Đơn giản là thứ mà họ thu được từ vệ tinh Cosmos 954 quý giá hơn nhiều. Đống rác mà họ thu về từ các mảnh vỡ của vệ tinh Cosmos 954 có thể được coi là loại rác đắt giá nhất thế giới”- Một nhà khoa học của Liên Xô khi đó nhận xét.

Kế hoạch của Mỹ và Canada dù có công phu là vậy nhưng Liên Xô khi đó đã không đứng nhìn mảnh vụn của vệ tinh Cosmos 954 bị lấy hết đi như vậy. Một kế hoạch thu hồi những mảnh vụn của vệ tinh này đã được đề xuất trước khi Cosmos 954 rơi xuống trái đất. Trong kế hoạch này, những cơ quan tình báo của Liên Xô sẽ phải bí mật đến địa điểm vệ tinh rơi, kết hợp với việc vô hiệu hóa các thiết bị trên Cosmos. “Mỗi nhóm phải thực hiện công việc một cách độc lập, đồng thời phải giữ bí mật một cách tuyệt đối, không được tiếp xúc với bất kỳ ai kể cả người địa phương”- một phần nội dung của kế hoạch này viết. Tuy nhiên, vì một số lý do, nên kế hoạch này của phía Liên Xô đã không thực hiện được.

Về phía Mỹ, sau khi những thông tin về vệ tinh Cosmos 954 được tiết lộ vào năm 2003, được sự cho phép của Bộ Quốc phòng Mỹ, NORAD mới công bố vụ việc trên và tiết lộ rằng, kế hoạch mang tên Morning Lights đã thu giữ được 12 mảnh vỡ lớn nhỏ và một số thiết bị của vệ tinh Cosmos 954, tuy nhiên phía Mỹ không cho biết trong đó có thiết bị do thám hay lò phản ứng Romashka hay không.

Cũng phài vài năm sau khi vệ tinh Cosmos 954 gặp tai nạn, năm 1983, kế hoạch tương tự mới bắt đầu được chính phủ Liên Xô triển khai lại. Tuy nhiên do một sự cố nghiêm trọng nên viêc phóng vệ tinh này đã bị hủy bỏ. Sang năm 1989, chính phủ Liên Xô chính thức hủy bỏ mọi kế hoạch mang năng lượng hạt nhân lên vệ tinh.

Hải Hiền (Theo Hoàn cầu)


Cùng chuyên mục

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Kinh hoàng núi lửa ở Indonesia phun trào kèm theo những tia sét màu tím

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:13
Indonesia đã đóng cửa một sân bay cấp tỉnh, sơ tán hàng trăm người và phát cảnh báo về sóng thần sau khi núi lửa Ruang phun trào dữ dội.

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

65 con “Chim Cắt” F-16 không đủ “làm nên mùa xuân” cho Ukraine

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:40
Fighting Falcon sở hữu những khả năng quan trọng, nhưng một số chuyên gia không tin rằng sự hiện diện của F-16 ở Ukraine sẽ thực sự tác động đáng kể đến cuộc chiến.
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Đưa “phương tiện bí ẩn” ra mặt trận, Nga có tạo được khác biệt trước Ukraine?

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:55
Để đối phó về các mối nguy trên chiến trường, Nga đã có những cải tiến ở khí tài. Những hình ảnh về “phương tiện bí ẩn” này đã được ghi lại trên chiến trường.