Bí ẩn bên trong 'trường bắn xi lanh' (Kỳ 1)

Bí ẩn bên trong 'trường bắn xi lanh' (Kỳ 1)

Thứ 4, 17/07/2013 | 15:28
0
Tử tù sẽ có một cái chết “nhẹ nhàng” hơn, cán bộ thi hành án cũng bớt “áp lực tâm lý” hơn. Điều ưu việt nữa thay vì bị chôn rấp máu me trong pháp trường trước đây, theo quy định mới, thi thể được bảo quản trong phòng lạnh, thân nhân có thể đến làm thủ tục mang về mai táng.

Kỳ 1: Năm cán bộ, ba liều thuốc và sự ra đi của tử tù

Nỗi ám ảnh trường bắn

Trường bắn Cầu Ngà (Hà Nội) và các khu vực núi non thi hành án tử hình ở Sơn La, hay đồi A xít ở Bắc Giang… Từng khét tiếng như một pháp trường hoang lạnh rợn người suốt bao nhiêu năm qua. Những loạt đạn AK vang dội, một thượng tá công an từng gần hai chục lần thực hiện nhiệm vụ rút súng ngắn gí vào thái dương tử tù siết cò “nhả viên đạn nhân đạo”, tâm sự: “Không thể nói là không “sợ”. Gí súng vào thái dương tử tù gần quá, hoặc xa quá, những người bắn như chúng tôi đều bị ám ảnh. Kinh nghiệm của tôi là để ở khoảng cách 2cm thì mới… an toàn”.

Pháp luật - Bí ẩn bên trong 'trường bắn xi lanh' (Kỳ 1)

Phòng tử hình

Thi hành án bằng xử bắn gây tâm lý không nhỏ tới ngay cả bản thân những người thi hành án tử hình! Thân nhân tử tù không được mang xác thân nhân về cũng gây ra nhiều vụ gia đình đêm hôm lặng lẽ đi đào trộm thi thể tử tù ngoài nghĩa địa trường bắn về mai táng.

Nhưng, đó là câu chuyện của những năm trước. Gần hai năm nay, đồng loạt trên các khu xử tử người có trọng tội đã im tiếng súng. Thế nhưng tử tù đầu tiên bị thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc vẫn còn là một… bí ẩn. Sự kéo dài thời gian thi hành hình thức tiêm thuốc độc này là vì lý do khách quan, nhưng có những lý do… rất buồn cười (chưa mua được thuốc độc từ nước ngoài về chẳng hạn!). Đó cũng đã đủ để cả nước ùn ứ nhiều tử tù chờ vào… “pháp trường xi lanh” (thay vì ra pháp trường “dựa cột”, bị bắn bằng súng như trước đây). Rất nhiều tử tù xếp hàng chờ chết, nhiều trại giam bị quá tải, phải cơi nới thêm. Cán bộ quản giáo cứ lo ngay ngáy vì phòng ốc không đủ tiêu chuẩn giam giữ các đối tượng đặc biệt nguy hiểm, vì tâm trạng tử tù quá tiêu cực. Họ thi nhau xin được chết sớm, thậm chí có nữ quái hắt cả bô nước tiểu và xú uế về phía cán bộ vì uất ức trong quá trình vật vã chờ... tiêm thuốc độc. Quả thật, không có gì khổ bằng đợi nhiều năm chỉ để được... tử hình.

“Trường bắn” xi lanh

Bây giờ ở trường bắn Cầu Ngà và 4 tỉnh thành nữa (TP.HCM, Nghệ An, Sơn La, Đắk Lắk) đã mọc lên một ngôi nhà khiêm tốn. Nhà ấy là khu tiêm thuốc độc, kết thúc sự sống của các tử tù. Cả nước hiện nay, ngoài 5 tỉnh, thành xây xong nhà tiêm thuốc độc kể trên, còn có 15 nhà tiêm thuốc độc khác nhau đang được xúc tiến xây dựng. Tạm thời, kể từ ngày bắt đầu việc thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc 27/6/2013, những tỉnh thành chưa kịp có nhà tiêm thuốc độc sẽ mang tử tù đến các tỉnh thành bên cạnh (có quy định và danh sách rõ ràng) để “tiêm nhờ”. Như thế thì phải “di lý” các đối tượng đặc biệt nguy hiểm đi xa, với một đội hình bảo vệ và thi hành án đông đúc, khá phức tạp.

Pháp luật - Bí ẩn bên trong 'trường bắn xi lanh' (Kỳ 1) (Hình 2).

Khu giam giữ tù Trại Tạm giam Bắc Giang

Ngày 20/6/2013, khi chúng tôi có mặt, thượng tá Hoàng Thế V., Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Công an tỉnh Bắc Giang) – đơn vị sẽ tổ chức các cuộc thi hành án tử hình án tử hình bằng tiêm thuốc độc với tử tù tỉnh Bắc Giang – đang hoàn tất tài liệu, hồ sơ cuối cùng liên quan đến “giờ G”. Anh V. Từng trực tiếp siết cò phát súng nhân đạo vào thái dương tới 13 tử tù và đó là một nỗi ám ảnh lớn đối với anh. Không sợ, không mê tín dị đoan, nhưng không thể nói là không “tư tưởng” một chút khi bắn các tử tù bằng cả loạt đạn lớn nhỏ như thế. Nay có phương pháp tử hình mới, ai nấy đều thấy bớt căng thẳng. Phòng có 5 cán bộ đi tập huấn dưới Bộ Công an để trực tiếp đi vào “nhà tiêm thuốc độc” để làm nhiệm vụ.

Theo thượng tá V. và cấp dưới của anh là trung úy Nguyễn Văn Đ., mảnh đất gần trại Kế nổi tiếng từ thời thuộc Pháp – nay là Trại Tạm giam Công an tỉnh Bắc Giang – sẽ được “cắt” để xây nhà tiêm thuốc độc. Đó là một ngôi nhà nhỏ khoảng 100m2. Một tầng, gồm vài cái phòng cũng rất nhỏ. Nó nhỏ đến mức, đại tá Nguyễn Duy Đức, giám thị Trại Tạm giam công an tỉnh kêu trời khi xem đề án: “Thế này thì khiêng thi thể tử tù ra kiểu gì, vài người khiêng một người chứ ít đâu. Lại còn phải dẫn giải họ đi, họ cuồng quẫn, khóc lóc, chống cự ác lắm chứ có phải đùa đâu. Ba cán bộ của tôi dìu một tử tù đi còn phải gồng lên vật vã cơ mà. Thế mà cửa vào nhỏ quá. Mà có mỗi một chỗ để một thi thể, thì những vụ thi hành án tử hình như chúng tôi từng làm đấy, một vụ có 5 đối tượng (nay là tiêm) thì lấy đâu ra chỗ để xác?”. Trong ngôi nhà được coi là “trường bắn xi lanh” đó, các cán bộ thực thi thậm chí không ở gần tử tù, mà bấm nút từ một phòng cách ly khác, đẩy thuốc vào qua một dây dẫn (ống truyền).

Theo trung úy Đ., đội thi hành án sẽ gồm 5 thành viên, sau khi dẫn giải tử tù đến phòng tiêm thuốc độc, mọi người sẽ định vị tử tù vào giường, dùng dây đai chuyên dụng (toàn bộ thiết bị nhập nguyên chiếc từ Thái Lan) với khóa móc định vị thân thể họ lại. Một người pha thuốc, môt người lấy ven (để cắm ống truyền, phục vụ việc tiêm lần lượt các loại thuốc, cán bộ công an lúc chưa thạo, bên y tế có thể hỗ trợ). Việc tiêm 3 liều thuốc sẽ do đội thi hành án trực tiếp cử người thực hiện. Sau đó có một người đến dùng máy chuyên dụng kiểm tra nhịp đập của tim xem tử tù đã chết hay chưa. Nếu chưa chết thì đội thi hành án lại dùng các liều thuốc dự phòng tiêm tiếp, gồm: Thuốc gây mê, thuốc làm tê liệt thần kinh và cơ bắp, thuốc làm tim ngừng đập.

Người tù có một cái chết “nhẹ nhàng” hơn, cán cán bộ thi hành án cũng bớt “áp lực tâm lý” hơn. Điều ưu việt nữa thay vì bị chôn rấp máu me trong pháp trường trước đây, theo quy định mới, thi thể được bảo quản trong phòng lạnh, thân nhân có thể đến làm thủ tục mang về mai táng. Hiện nay, 30/80 nước trên thế giới đã thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc kể trên.

Thủ tục tiêm thuốc độc thi hành án của ngành Công an mô tả như sau:

 Người bị đưa ra thi hành án tử hình được hưởng tiêu chuẩn ăn, uống bằng 5 lần tiêu chuẩn của ngày Lễ, Tết quy định đối với người bị tạm giam. Sau đó, họ được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa để bảo đảm không cản trở lưu thông máu. Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chuẩn bị 3 liều thuốc (trong đó có 2 liều dự phòng). Mỗi liều thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm ba loại: Thuốc dùng gây mê – Sodium thiopental, thuốc dùng để làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp – Pancuronium bromide, thuốc dùng để ngừng hoạt động của tim – Potassium chloride. Các loại thuốc này do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Việc bàn giao thuốc phải được lập biên bản giao – nhận, niêm phong, quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Sau mười phút mà người bị thi hành án vẫn chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án ra lệnh tiêm lần thứ hai. Trường hợp đã tiêm hết hai liều thuốc mà người bị thi hành án vẫn chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án ra lệnh tiêm lần thứ ba.

Theo Đỗ Quân (TT & ĐS)

Những vụ tử hình bằng tiêm thuốc độc chấn động thế giới

Thứ 4, 10/07/2013 | 10:18
Tử hình bằng tiêm thuốc độc đã được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng vì chi phí thấp và ít gây đau đớn cho các tù nhân. Tuy nhiên, hình thức tử hình này cũng để lại không ít câu chuyện bi hài.

Khám phá máy tiêm thuốc độc tự động cho tử tù

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:57
Những ngày gần đây, nhà tù San Quentin State tại bang Califonia đã chính thức cho ra mắt bộ thiết bị tiêm thuốc độc tự động cho tử tù. Được biết, bộ thiết bị này bao gồm những thiết bị tiêm tiên tiến nhất hiện nay. Trị giá của nó vào khoảng 853.000 USD (tương đương 17 tỷ đồng).
Cùng chuyên mục

VNDIRECT bị đánh sập: Làm sao tính thiệt hại để yêu cầu bồi thường?

Thứ 6, 29/03/2024 | 16:19
Để được bồi thường, các nhà đầu tư phải có trách nhiệm chứng minh thiệt hại, trong khi việc chứng minh cũng có nhiều khó khăn.

Vụ vẽ dự án ma để lừa đảo trăm tỷ: Nữ giám đốc chi nhánh chối tội

Thứ 6, 29/03/2024 | 15:37
Bị cáo Hồ Thị Kim Ngân không nhận tội và cho rằng vì tin tưởng bị cáo Kha nên làm theo ký vào hợp đồng và không có thu lợi.

Vụ bắt nữ Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân: Ai có trách nhiệm trả tiền cho khách hàng?

Thứ 6, 29/03/2024 | 15:25
Liên quan vụ Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân Bùi Thị Hoài Anh lừa đảo chiếm đoạt tài sản 338 tỷ đồng. Dư luận đặt câu hỏi ai có trách nhiệm trả tiền cho khách?

Công an Tp.Vũng Tàu thu giữ hơn 20kg nghi ma túy cocaine

Thứ 6, 29/03/2024 | 12:28
Phát hiện bao tải nghi chứa ma túy, Tuấn không giao nộp cho cơ quan chức năng mà cất giấu, tàng trữ với mục đích bán kiếm lời cho các “con nghiện”.

Kiên Giang: Tạm giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

Thứ 6, 29/03/2024 | 12:16
Ngày 29/3, Công an huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) đang tạm giữ đối tượng Vũ Văn Xuyên để điều tra về hành vi giết người.
     
Nổi bật trong ngày

Công an Tp.Vũng Tàu thu giữ hơn 20kg nghi ma túy cocaine

Thứ 6, 29/03/2024 | 12:28
Phát hiện bao tải nghi chứa ma túy, Tuấn không giao nộp cho cơ quan chức năng mà cất giấu, tàng trữ với mục đích bán kiếm lời cho các “con nghiện”.

Lên mạng xã hội tìm "của lạ", người đàn ông bị lừa 600 triệu đồng

Thứ 5, 28/03/2024 | 20:20
Lên mạng tìm "của lạ" trong lúc đi công tác, người đàn ông ở tỉnh Gia Lai đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt số tiền 600 triệu đồng.

Tạm giữ 26 đối tượng mang hung khí đuổi đánh nhau trong đêm ở Hà Nội

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:19
Ngày 27/3, Công an quận Hà Đông, Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự Gây rối trật tự công cộng, tạm giữ hình sự đối với 26 đối tượng có độ tuổi từ 16-20.

Giám đốc “bùng tiền” vay nợ lĩnh 20 năm tù sau 16 năm trốn chạy

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:26
Chiều 27/3 ,TAND TP.Hà Nội xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Xuân Quyền (SN 1954, Tây Hồ, Hà Nội) 20 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Đề nghị truy tố 24 bị can trong đường dây khai thác cát trái phép

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:49
Công an Tp.Hồ Chí Minh đã kết thúc điều tra vụ án khai thác cát trái phép, chuyển hồ sơ cho Viện KSND Tp.Hồ Chí Minh đề nghị truy tố 24 bị can trước pháp luật.