Năm Tuất nói chuyện “Khuyển quyền”

Năm Tuất nói chuyện “Khuyển quyền”

Mai Thị Thu Hằng
Thứ 7, 24/02/2018 | 06:00
0
Đại võ sư phái Nhất Nam Ngô Xuân Nhuần cho biết võ Nhất Nam mang tinh thần “nhại công”, nghĩa là phỏng theo muôn vật, rút ra cái hay, cái đẹp, cái cứng, cái dẻo, cái biến hóa để chế thành quyền. Những môn công đặc dị từ sự “bắt nhại” chiêu thức chiến đấu của các loài vật như hổ, gấu, trăn, rắn, gà, khỉ… chiếm số lượng đáng kể trong quyền thuật Nhất Nam, nhưng “Khuyển quyền” lại có điều đặc biệt.

Từ Hét đến Nhất Nam

Gặp thầy Ngô Xuân Nhuần (bào huynh của Giáo sư, Viện sĩ, Võ sư, Chưởng môn Ngô Xuân Bính) sau buổi ông nhận chức vụ Chủ tịch Liên chi hội di sản võ cổ truyền Sông Lam (Nghệ An) thuộc hội Di sản văn hóa Việt Nam. Vị Đại võ sư ngoài lục tuần hào hứng chia sẻ với chúng tôi những câu chuyện võ thuật.

Tìm hiểu về môn phái võ Nhất Nam, chúng tôi được biết đây là dòng võ có nguồn gốc thuần Việt, không pha tạp, lai căng với bất kỳ dòng võ nào có nguồn gốc nước ngoài. Theo ông Mai Văn Muôn – nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT thì võ Nhất Nam là một môn võ có nguồn gốc vào loại cổ xưa nhất của người Việt.

Từ hàng trăm, hàng nghìn năm trước, trên vùng lưu vực sông Mã, sông Lam (châu Ái, châu Hoan cổ) hình thành nên dòng võ Hét dân gian, tồn tại trong các cộng đồng làng xã, từ cuộc sống lao động nông nghiệp của cư dân Lạc Việt, từ cuộc chiến đấu với muông thú, giặc giã của dân địa phương. Qua hàng nghìn đời, lớp người trước truyền lớp người sau, võ Hét không ngừng được các cụ ta vun bồi, phát triển thành một môn công đặc dị và toàn diện, với hệ thống môn công đồ sộ và toàn diện, từ quyền thuật, binh khí, kỹ thuật luyện nội – ngoại công, y võ cùng những triết lý nhân bản, tâm pháp để giáo dục người luyện võ.

Văn hoá - Năm Tuất nói chuyện “Khuyển quyền”

Võ sư Ngô Xuân Nhuần minh họa một chiêu thức của võ Nhất Nam.

Trong lịch sử, võ Hét đã có những đóng góp lớn lao trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Cha ông của võ sư Thuần có cụ Ngô Phan (bộ tướng của tướng quân Lê Sát), là người chém đầu Liễu Thăng trong trận Ải Chi Lăng. Mùa xuân Kỷ Dậu 1789, trong đoàn quân theo chân vua Quang Trung giải phóng thành Thăng Long, có nhiều tiền bối của dòng võ này đã tận trung báo quốc dưới chân đồn Ngọc Hồi, Khương Thượng, Đống Đa...

Võ Hét từng cực thịnh trong nhiều thế kỷ, rồi lại “lặn” vào dân gian, tồn tại dưới dạng các gia phái sau cuộc truy sát của vua Gia Long trả thù những người đã giúp nhà Tây Sơn. Gia đình Đại võ sư Ngô Xuân Nhuần là một gia phái như vậy. Đầu thập kỷ 80, em trai thầy Nhuần là Võ sư Ngô Xuân Bính, với thiên tư đặc biệt, đã được các cụ bô lão dòng võ Hét bầu chọn làm Chưởng môn nhân, khi ông mới 21 tuổi. Sau đó, ông tuyên hiệu “Nhất Nam” cho dòng võ này và đưa ra phát triển công khai. Đến nay võ Nhất Nam đã phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia.

 Bàn chuyện “Khuyển quyền”

Nhân năm Tuất, chúng tôi hỏi thầy Nhuần rằng võ Nhất Nam có những kỹ thuật mô phỏng “chiêu thức” của những chú “khuyển” – (chó) hay không. Dứt tiếng cười hào sảng và sung mãn, vị Đại võ sư cho biết: “Võ Nhất Nam bắt nhại kỹ thuật chiến đấu của nhiều loài vật, như trăn rắn, hổ báo, gấu mèo, gà khỉ... Nhưng không có bài quyền, thế võ nào “học” từ loài chó – vốn là loài vật gần gũi trong đời sống con người. Bởi vì, theo quan sát của tôi, chó chỉ có “bài” cắn, nhay, rứt... bằng cặp hàm chắc khỏe. Thứ đó không “tương thích” với con người. Với lại, tôi thấy việc cắn nó “tiểu nhân”. Có thể vì thế mà các cụ ta không “bắt nhại” loài vật này để đưa vào võ thuật”.

Võ sư Nhuần cho biết, trong võ Nhất Nam cổ xưa, có những kỹ thuật đánh bằng đầu, cụ thể là đập trán của mình, hoặc 2 ngạnh vào giữa mặt đối phương, trong những tình huống cận chiến hoặc 2 tay, chân bị khống chế. Lực đánh bằng cú gật, lắc đầu như vậy tương đương hoặc mạnh hơn cả một đòn đánh bằng tay, điều quan trọng là tạo ra sự bất ngờ hoàn toàn cho đối phương. Tuy nhiên, những kỹ thuật đó không phải mô phỏng từ cách đánh của loài chó.

Cùng tiếp chuyện với chúng tôi còn có con nuôi thầy Nhuần là Trung tá, Nhà văn Đào Trung Hiếu, Huấn luyện viên trưởng, Chủ nhiệm CLB võ Nhất Nam Yên Hòa và Nhất Nam Việt Hưng (Hà Nội). Hỏi về “Khuyển quyền”, thầy Hiếu cho biết môn công bắt nhại cách đánh của chó có trong võ thuật Trung Hoa, thường gọi là “Địa thuật khuyển pháp”, được phát triển từ vùng Phúc Kiến, tương truyền vào cuối Minh đầu Thanh.

“Khuyển quyền” có đặc điểm là vừa đánh vừa lăn lộn trên nền đất, đòn cương mãnh, bộ pháp đa dạng, phát huy uy lực chính ở dưới đất. Thầy Hiếu nói: “Hiện nay nhiều phái võ có nguồn gốc Trung Hoa có các bài quyền mô phỏng cách đánh của loài vật, nhưng kỹ thuật khác hẳn võ Nhất Nam của người Việt. Sự chuyển hóa các kỹ thuật chiến đấu bản năng của loài vật vào võ Nhất Nam, có thể nói là rất “nhuyễn”, biến thành tinh thần, thành yếu quyết trong công thủ, chứ không chỉ mô phỏng về “xác”, tức là bắt chước sao cho giống hệt cú đánh của loài vật từ điệu bộ, động tác, có phần nặng về tính tạo hình, biểu diễn”.

Văn hoá - Năm Tuất nói chuyện “Khuyển quyền” (Hình 2).

CLB Nhất Nam Yên Hòa của Trung tá, Nhà văn Đào Trung Hiếu.

Về sự khác biệt căn bản giữa “võ ta” và “võ tàu”, thầy Hiếu giải thích: “Người phương Bắc thể trạng to khỏe hơn dân phương Nam, nên võ của họ thiên về dùng sức mạnh, với những đòn đánh cương mãnh, có lề luật và trường đòn. Trong khi dân ta vốn bé nhỏ hơn, nên không thể khoa trương, bay nhảy... mà cách đánh hết sức thực dụng. Có thể nói võ ta độc địa, mang tính khắc sát rất cao và không có “niêm luật”, kỷ cương như họ, tức là lấy hiệu quả chiến đấu làm thước đo, chứ không quá chú trọng hình thức. “Một thế chứa trăm vạn thế, trăm vạn thế thu về một thế”.

Yếu lĩnh của võ ta là tận dụng lợi thế của tầm vóc nhỏ dễ tránh né để thoát đòn, chứ không chủ trương đối lực, rồi tận dụng thời cơ địch sơ hở để áp sát và bung ra những seri đòn bằng kỹ thuật cận chiến gật lắc cổ tay, xoay đảo các khớp để tạo lực công phá, tiết kiệm tối đa khoảng cách và thời gian khi ra đòn. Ta đã chạm vào địch thủ là công ồ ạt như mưa dội, đá lăn vào các huyệt đạo như mắt, hạ bộ, yết hầu... để dứt điểm ngay, chứ để địch thủ thoát được ra thì rất nguy hiểm (cười)”.

Cũng theo thầy Hiếu, võ cổ truyền cầu kỳ, khó học và hiện nay có nhiều loại võ “mỳ ăn liền” du nhập vào Việt Nam. Chỉ 5 đòn để bảo vệ mình và không có quyền thi đấu. Tuy nhiên, câu chuyện ở đây lại hoàn toàn khác, võ thuật không có sự độc tôn, độc quyền. Tự người học họ biết được mình phải theo cái gì, yêu vốn cổ của dân tộc vẫn học võ cổ truyền. Bởi võ cổ truyền ẩn chứa một kho báu văn hóa ứng xử.

Tán thành với luận giải của người con nuôi, Đại võ sư Ngô Xuân Nhuần cho biết thêm: “Cách đánh của người Việt là dùng đoản binh chế trường trận. Binh pháp “nắm chắc thắt lưng địch mà đánh” trong kháng chiến chống Mỹ cũng đi ra từ yếu lĩnh này. Có thể nói, tinh diệu “Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” của nghệ thuật quân sự Việt Nam, đã chứa đựng phương châm tự vệ chiến đấu từ hàng ngàn đời nay của tổ tiên người Việt và được phản ánh rất rõ trong “võ ta".

Các võ sĩ Võ cổ truyền ‘đại chiến’ tranh đai vô địch Number 1

Thứ 4, 26/07/2017 | 10:21
Trong hai đêm 29 - 30/07 tới đây, các trận đấu Chung kết võ cổ truyền tại giải “Võ cổ truyền, Boxing các VĐV xuất sắc toàn quốc tranh đai vô địch Number 1” lần thứ V sẽ diễn ra tại đất võ Quảng Ngãi.

Giải võ cổ truyền miền Trung – Tây Nguyên: Ấn tượng với số HCV

Thứ 5, 16/07/2015 | 10:38
Sau 5 ngày tranh tài thi đấu sôi nổi, tối 15/7, tại Quảng trường trung tâm TP Quy Nhơn (Bình Định), Giải Võ thuật cổ truyền Miền Trung – Tây Nguyên năm 2015 đã được bế mạc.

12 năm giữ hồn võ học cổ truyền Việt Nam

Thứ 2, 04/11/2013 | 15:03
Đang làm phó giám đốc sở Thể dục - Thể thao tỉnh Bình Định, tự dưng ông nghỉ ngang để đi "lang bạt" nghiên cứu võ học cổ truyền. Không ai hỗ trợ, chẳng ham lợi danh, 12 năm trời ông khoác ba lô "đơn thương độc mã" trên mọi nẻo đường. Để rồi mọi cống hiến của ông đã được ghi nhận, được nhiều người tôn vinh là người giữ hồn võ học cổ truyền Việt Nam.
Cùng tác giả

Nghệ sĩ chưa hiểu rõ luật hay e ngại không muốn "làm tới cùng” khi bị "khai tử" trên mạng xã hội?

Chủ nhật, 05/07/2020 | 19:45
Luật sư La Văn Thái cho rằng, việc danh hài Thúy Nga hay một số nghệ sĩ khác từng bị “khai tử” trên mạng xã hội cần phải xử lý thật nghiêm đối tượng tung tin đồn. Danh hài Thúy Nga nên làm đơn yêu cầu xử lý, thậm chí khởi kiện ra toà để bảo vệ quyền lợi cho mình cũng như phòng ngừa cho những người khác.

Băng ổ nhóm chính chưa được diệt tận gốc, dễ lọt lưới và tiếp tục gây họa

Thứ 5, 11/06/2020 | 14:11
Vụ 200 người náo loạn ở Q.Bình Tân, TP.HCM một lần nữa khiến dư luận xã hội lo ngại về hoạt động của các băng, ổ nhóm tội phạm hoạt động có quy mô, có thể tập hợp lượng lớn người gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, bức xúc dư luận xã hội…

Nguyên tắc sống còn của “hiệp sĩ chống dịch”: “3 diệt” và bao vây dập dịch

Chủ nhật, 22/03/2020 | 14:00
Ở tuổi 70, với gần 40 năm gắn bó với chuyên ngành Truyền nhiễm mà ngày nay gọi là chuyên ngành các bệnh Nhiễm trùng và Nhiệt đới, bác sĩ Ngô việt Hùng đã trải qua không biết bao nhiêu vụ dịch từ lúc mới ra trường. Với ông nghề nghiệp chọn ông chứ không phải do ông chọn.

Cán bộ có con được nâng điểm thi ở Sơn La: “Không quy hoạch, không bổ nhiệm, kiểm điểm có hình thức”

Thứ 4, 09/10/2019 | 07:59
Đó là lời khẳng định của ông Cầm Văn Hoan - Chi cục trưởng cục Kiểm lâm Sơn La khi trao đổi với PV báo Người Đưa Tin về việc sẽ xử lý ông Bùi Minh Hải - cán bộ kiểm lâm có con được nâng điểm thi trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018.

Sự việc cô giáo liên tục tát học sinh: Không có phương pháp giáo dục không nên làm thầy

Thứ 2, 07/10/2019 | 16:04
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, việc cô giáo liên tục tát học sinh trong giờ học là người thiếu phương pháp dạy học và chưa đủ tình yêu với học sinh của chính mình. Có lẽ, họ đang bế tắc và lựa chọn sai con đường.
Cùng chuyên mục

Tín Nguyễn hồi hộp chờ phản hồi của khán giả về vai diễn đầu tiên

Thứ 5, 25/04/2024 | 20:45
Tín Nguyễn có vai diễn điện ảnh đầu tiên trong bộ phim Lật mặt 7: Một điều ước. Cô cảm thấy may mắn khi được đồng hành cùng nhà sản xuất, đạo diễn Lý Hải - Minh Hà.

Đạo diễn Trần Hữu Tấn: "Quay Con Cám, diễn viên ngất xỉu nhiều ngày"

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:44
Dự án điện ảnh Con Cám vừa chính thức đóng máy, đạo diễn Trần Hữu Tấn có những chia sẻ về mức độ khắc nghiệt khi ghi hình dưới thời tiết nắng nóng đỉnh điểm.

Đà Nẵng tổ chức chương trình nghệ thuật Thanh âm tháng tư

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:59
Chương trình được diễn ra miễn phí vào tối ngày 27/4 tại tuyến phố đi bộ Bạch Đằng, với 17 tiết mục dàn dựng đặc sắc.

Quảng trường biển Sầm Sơn sức chứa 10.000 người trước ngày khai trương

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:32
Quảng trường biển Sầm Sơn và trục cảnh quan lễ hội Tp.Sầm Sơn với sức chứa 10.000 người sẽ khai trương và là nơi tổ chức Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024.

Tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vào tháng 10

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:16
Đề án tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt.
     
Nổi bật trong ngày

Quảng trường biển Sầm Sơn sức chứa 10.000 người trước ngày khai trương

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:32
Quảng trường biển Sầm Sơn và trục cảnh quan lễ hội Tp.Sầm Sơn với sức chứa 10.000 người sẽ khai trương và là nơi tổ chức Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024.

Tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vào tháng 10

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:16
Đề án tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt.

Dự báo thời tiết ngày 25/4/2024: Sau đợt mưa to, miền Bắc nắng gay gắt

Thứ 5, 25/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (25/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Hotline phản ánh sự cố, vi phạm trên cao tốc chính thức hoạt động từ 26/4

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:46
Đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ ngày 26/4.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.