Năm vận hạn của

Năm vận hạn của "ông hoàng ánh sáng" Điện Quang

Trương Thị Thanh Hương
Thứ 2, 08/01/2018 | 06:59
0
CTCP Bóng đèn Điện Quang - "ông hoàng ánh sáng" một thời đã có một năm 2017 chật vật với giá cổ phiếu rớt thảm do những lùm xùm liên quan đến việc cựu lãnh đạo Hồ Thị Kim Thoa bị kỷ luật và hàng loạt khó khăn chồng chất trong kinh doanh.

Món quà Tết 48 tỷ

CTCP Bóng đèn Điện Quang (mã chứng khoán: DQC) đã thông qua Nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc tạm ứng cổ tức đợt 1/2017. Cụ thể, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt với tỷ lệ 15%, tức mỗi cổ phiếu sở hữu được nhận 1.500 đồng.

Ngày đăng ký cuối cùng chốt quyền nhận cổ tức đợt này vào 19/1/2018. Ngày thực hiện thanh toán vào 29/1/2018. Với gần 32 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính số tiền "ông hoàng ánh sáng" một thời sắp chi ra cho đợt chi trả cổ tức là gần 48 tỷ đồng.

Nhắc đến Điện Quang, nhóm cổ đông liên quan đến cựu Thứ trưởng bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa và gia đình luôn thu hút được sự quan tâm lớn. Cụ thể, bà Hồ Thị Kim Thoa sở hữu 1.686.415 cổ phiếu; Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Hồ Quỳnh Hưng (em trai bà Thoa) sở hữu 2.517.993 cổ phiếu, bà Trần Thị Xuân Mỹ (mẹ ruột) sở hữu 1.221.974 cổ phiếu.

Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc - bà Nguyễn Thái Nga (con gái bà Thoa) sở hữu 4.125.632 cổ phiếu và Giám đốc Ban Dự án - bà Nguyễn Thái Quỳnh Lê (con gái bà Thoa) sở hữu 2.230.417 cổ phiếu. Với tổng sở hữu gần 11,8 triệu cổ phiếu, bà Kim Thoa và gia đình sắp nhận gần 18 tỷ đồng tiền cổ tức từ Điện Quang.

Vào thời điểm này, có thể coi đây như một món quà Tết của Điện Quang gửi tới các cổ đông, món quà giúp "gỡ gạc phần nào" những mất mát về tài sản "bốc hơi" sau sóng gió của các cổ đông trong năm qua.

Vốn hoá thị trường "bốc hơi" 600 tỷ đồng

Tài chính - Ngân hàng - Năm vận hạn của 'ông hoàng ánh sáng' Điện Quang

Giá cổ phiếu DQC rớt thảm đã khiến tài sản của bà Hồ Thị Kim Thoa và gia đình "bốc hơi" hơn 200 tỷ đồng chỉ trong vòng 1 năm qua.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một năm 2017 đầy thăng hoa khi chỉ số VnIndex tăng tới hơn 50% và trở thành một trong những thị trường tăng trưởng tốt nhất thế giới. Tuy nhiên, bất chấp đà tăng của thị trường, DQC lại khiến các nhà đầu tư mất ăn mất ngủ khi cổ phiếu được đánh giá là cơ bản này lại rớt thảm, liên tục mò đáy 1 năm qua.

Từ đỉnh cao 85.000 đồng (tính theo giá điều chỉnh) vào tháng 7/2016, DQC đã giảm về giao dịch quanh vùng 60.000 đồng/cp hồi đầu tháng 1/2017. Đến đầu tháng 2/2017, khi những thông tin về quá trình công tác cũng như tài sản của bà Hồ Thị Kim Thoa được tiết lộ, giá cổ phiếu DQC lập tức quay đầu giảm xuống vùng 47.000 - 50.000 đồng/cổ phiếu.

Tới phiên giao dịch ngày 31/7/2017, thời điểm Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm các chức vụ hiện tại của bà Hồ Thị Kim Thoa, cổ phiếu DQC đã có phiên giảm mạnh về mức 40.600 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức giảm 6,67% chỉ trong một phiên.

Vận hạn vẫn chưa hết khi mã cổ phiếu này liên tục dò đáy sau đó. Thậm chí, đã có thời điểm ghi nhận, DQC rớt xuống mức 32.000 đồng/cp thời điểm hồi cuối tháng 10/2017, thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Kết thúc năm, DQC đã phần nào đỡ thảm, tuy nhiên mức thị giá 40.500 đồng/cp đã giảm 33% so với hồi đầu năm và chỉ bằng một nửa so với thời điểm lập đỉnh. Với mức thị giá này, vốn hoá thị trường của Điện Quang đã "bốc hơi" hơn 600 tỷ đồng chỉ trong vòng 1 năm qua.

Theo nhận định của nhiều công ty chứng khoán, hoạt động kinh doanh của Điện Quang nhìn chung bị ảnh hưởng do các thông tin liên quan đến bà Hồ Thị Kim Thoa (nguyên Chủ tịch HĐQT và TGĐ công ty) – chị ruột của Chủ tịch HĐQT và kết quả kinh doanh trầy trật năm 2017.

Khó khăn chồng chất khó khăn

Trước những thách thức đặt ra, ban điều hành Điện Quang đã đặt ra kế hoạch năm 2017 với mức lợi nhuận trước thuế khiêm tốn chỉ là 150 tỷ đồng, giảm hơn 40% cùng kỳ sau 3 năm gần nhất lợi nhuận đều trên 200 tỷ đồng. Cũng theo kế hoạch, doanh thu đặt ra cho năm 2017 là 1.050 tỷ đồng.

Tuy đã lường trước được sự việc và đặt ra kế hoạch khiêm tốn, nhưng theo nhận định của công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), Điện Quang có khả năng đạt kế hoạch doanh thu 1.050 tỷ trong 2017 nhưng lợi nhuận trước thuế sẽ thấp hơn kế hoạch 150 tỷ, chỉ đạt khoảng 120 tỷ.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã công bố, quý 3/2017 Điện Quang ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 260 tỷ đồng, tương đương với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 9 tháng, doanh thu thuần duy trì như kỳ trước, đạt 678 tỷ đồng. Cũng trong quý 3, giá vốn hàng bán tăng 13% lên mức 205 tỷ đồng khiến lợi nhuận gộp giảm 21% về mức gần 55 tỷ đồng.

Đáng chú ý, kỳ này doanh thu tài chính cũng ghi nhận sự sụt giảm tới 61% khi chỉ ở mức gần 10,2 tỷ đồng. Bởi sự sụt giảm lớn tại khoản mục này nên dù trong kỳ chi phí tài chính cũng như chi phí bán hàng đều giảm, song lợi nhuận sau thuế chỉ đạt gần 24 tỷ đồng. Mức lợi nhuận này giảm gần một nửa so với con số hơn 45 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Như vậy, 9 tháng đầu năm 2017, doanh thu DQC đạt gần 680 tỷ đồng, hoàn thành 65% chỉ tiêu kế hoạch năm, lợi nhuận trước thuế là 91,2 tỷ đồng, đạt 60% so với con số 150 tỷ đề ra.

Hiện, DQC chưa công bố báo cáo tài chính quý 4/2017, tuy nhiên, theo nhận định của các nhà phân tích, Điện Quang khó lòng đạt được các chỉ tiêu kế hoạch dù là khiêm tốn trên.

Về sự sụt giảm tới 61% trong doanh thu từ hoạt động tài chính, nguyên nhân là do năm 2007, DQC ghi nhận khoản phải thu lên tới cả nghìn tỷ đồng với khách hàng Consumimport (Cuba) với khả năng thu hồi khi đó bị bỏ ngỏ, doanh nghiệp phải vay nợ lớn từ BIDV để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, số tiền này sau đó đã bắt đầu được thanh toán dần bằng USD trong giai đoạn 2008-2016.

Chính điều này giúp Điện Quanh ghi nhận khoản doanh thu tài chính không nhỏ các năm. Khoản phải thu tưởng chừng khó đòi đã đem về từ 50 đến 70 tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm, đỉnh điểm là 100 tỷ đồng trong năm 2016. Tuy nhiên, khi khoản phải thu gần như được xử lý xong, từ năm 2017 DQC sẽ không còn được ghi nhận khoản doanh thu tài chính này.

Bên cạnh những khó khăn trong cạnh tranh với các đơn vị tại thị trường nội địa, Điện Quang còn vấp phải nhiều khó khăn trong thị trường xuất khẩu. Giai đoạn năm 2013 - 2015, doanh thu xuất khẩu của DQC tăng mạnh, tuy nhiên trong đó đến từ việc công ty thanh lý lô hàng Compact tồn từ 2007 có giá vốn thấp.

Từ năm 2016, khi không còn đóng góp của lô hàng trên, những khó khăn trên thị trường xuất khẩu mới hiện rõ khi các sản phẩm của Điện Quang khó lòng cạnh tranh được với các doanh nghiệp Trung Quốc vốn có giá thành sản phẩm thấp hơn do năng lực sản xuất quy mô lớn và tính chuyên môn hóa cao.

Khi giá vẫn là yếu tố chi phối thị hiếu của người tiêu dùng, Điện Quang đã bị cuốn vào cuộc chiến với các sản phẩm đèn LED của Trung Quốc. Thời gian qua, DQC đã chuyển dịch rõ rệt về cơ cấu bán hàng khi mảng đèn truyền thống giảm tới 40% trong khi đèn LED tăng gần 50% và hiện đang chiếm 37% tổng doanh thu. Song, cuộc chiến về giá khiến doanh thu được duy trì nhưng lợi nhuận quý 3 của DQC lại giảm rõ rệt.

Bài toán tăng trưởng trong ngắn hạn vẫn là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng này. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều công ty chứng khoán, Điện Quang vẫn còn những cơ hội để vượt qua giai đoạn khó khăn.

Với tỷ lệ thâm nhập của đèn LED tại Việt Nam hiện mới chỉ ở mức 10%, thị trường chiếu sáng trong 3-4 năm tới đây có thể là cơ hội lớn để Điện Quang tăng trưởng quy mô, lấy lại phong độ "ông hoàng ánh sáng" một thời.

Tại phiên họp thường niên năm 2017, Chủ tịch HĐQT Hồ Quỳnh Hưng đánh giá thị trường chiếu sáng vẫn có sự tăng trưởng, tuy nhiên năm 2017 sẽ tiếp tục khó khăn do nhiều công ty nhỏ lẻ dễ dàng tham gia vào thị trường, sử dụng sản phẩm không đạt chất lượng và bán với giá trốn thuế. Ông nhận định: "Nếu như những năm trước, đối thủ cạnh tranh với Điện Quang là Rạng Đông, Philips thì nay rất nhiều công ty nhỏ lẻ, kinh doanh ngắn hạn, nhất là thị trường vùng sâu, vùng xa buộc công ty phải liên tục nghiên cứu sản phẩm mới và khác biệt trên thị trường".

 

 

Gia đình cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa sắp lĩnh 18 tỷ sau một năm tài sản "bốc hơi"

Thứ 7, 06/01/2018 | 17:35
Theo kế hoạch trả cổ tức đợt 1 năm 2017 của công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang (DQC), gia đình bà Hồ Thị Kim Thoa, cựu Thứ trưởng bộ Công Thương sắp được nhận gần 18 tỷ đồng tiền cổ tức.

Hành trình thâu tóm doanh nghiệp nghìn tỷ của em trai Thứ trưởng Kim Thoa

Thứ 4, 09/08/2017 | 07:00
Sau khi Nhà nước thoái vốn, tỷ lệ sở hữu của ông Hồ Đức Lam tại Nhựa Rạng Đông nhanh chóng tăng lên mức chi phối.
Cùng tác giả

Cổ phiếu công ty CP Văn hóa Phương Nam bị đưa vào diện kiểm soát

Thứ 2, 19/02/2018 | 13:59
Theo Quyết định của Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), CTCP Văn hóa Phương Nam (HoSE: PNC) sẽ vào diện kiểm soát kể từ ngày 27/02/2018.

Cận Tết, 5 vé Jackpot Vietlott "nổ" liên tiếp, tổng tiền thưởng hơn 58 tỷ

Chủ nhật, 11/02/2018 | 10:06
Chỉ trong 10 ngày cận Tết Mậu Tuất, đã có đến 5 tấm vé trúng giải Jackpot 2 với tổng trị giá giải thưởng lên tới hơn 58 tỷ đồng.

“Trùm” Tasco kêu lỗ, BOT không còn là “gà đẻ trứng vàng”

Chủ nhật, 11/02/2018 | 07:00
Theo báo cáo tài chính mới công bố, năm 2017 "ông trùm" BOT Tasco mới chỉ hoàn thành 66% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đã đặt ra.

Đạm Hà Bắc "bứt phá" với số lỗ 600 tỷ đồng

Thứ 7, 10/02/2018 | 08:10
Dù lỗ lớn tới hơn 600 tỷ đồng nhưng năm qua, Đạm Hà Bắc được xem là "bứt phá" khi vẫn “lỗ trong kế hoạch”.

Chậm nộp báo cáo tài chính, 2 công ty của bầu Đức vào diện cảnh báo

Thứ 5, 08/02/2018 | 06:58
Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX) vừa có thông báo gửi công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) lưu ý về việc các doanh nghiệp này chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán 2 năm liên tiếp. Đây đều là hai doanh nghiệp do ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Cùng chuyên mục

Lợi nhuận quý I/2024 của PGBank đi lùi 24% so với cùng kỳ

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:30
Dù đã tiết giảm chi phí dự phòng rủi ro xuống 42 tỷ đồng, giảm 17,6%, PGBank vẫn báo lãi sau thuế tương ứng đạt 92,8 tỷ đồng, giảm 23,8% so với quý I/2023.

Ngân hàng Nhà nước dự kiến đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:38
Bắt đầu 10h ngày 22/4 (Thứ Hai), Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành đấu thầu vàng miếng SJC với tổng khối lượng dự kiến là 16.800 lượng, tương đương 6,3 tạ vàng.

VIC đứng đầu đà kéo của thị trường, xuất hiện đốm sáng QCG

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:28
Sắc đỏ bao trùm nhóm bất động sản, toàn ngành có 5 mã giảm sàn và cá biệt VIC đứng đầu đà kéo thị trường khi lấy đi 2,3 điểm. Song QCG ngược dòng tăng kịch trần.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về khoản tiền cho SCB vay

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:28
Theo ông Đào Minh Tú, việc cho vay cung ứng tiền, dù ít hay nhiều đều có công cụ điều hòa lượng tiền đưa ra thông qua việc cho vay ngân hàng SCB.

Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu vàng miếng SJC vào ngày 22/4

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:04
11 năm trước (năm 2013), Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện 76 phiên đấu thầu, chào bán ra thị trường hơn 1,93 triệu lượng vàng và bán thành công hơn 1,81 triệu lượng.
     
Nổi bật trong ngày

Chủ tịch MB Lưu Trung Thái thẳng thắn trả lời về dư nợ Novaland, Trung Nam và SCB

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:14
Khi được hỏi về dư nợ cho vay SCB, Chủ tịch MB khẳng định, ngân hàng không cho SCB vay, đây là vấn đề đã được nhắc lại rất nhiều lần.

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Trong 3 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 890.550 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam, tổng trị giá trên 400 triệu USD.

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu vàng miếng SJC vào ngày 22/4

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:04
11 năm trước (năm 2013), Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện 76 phiên đấu thầu, chào bán ra thị trường hơn 1,93 triệu lượng vàng và bán thành công hơn 1,81 triệu lượng.

Lợi nhuận quý I/2024 của PGBank đi lùi 24% so với cùng kỳ

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:30
Dù đã tiết giảm chi phí dự phòng rủi ro xuống 42 tỷ đồng, giảm 17,6%, PGBank vẫn báo lãi sau thuế tương ứng đạt 92,8 tỷ đồng, giảm 23,8% so với quý I/2023.