Nan giải bài toán “cung - cầu” về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Nan giải bài toán “cung - cầu” về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Thứ 3, 21/06/2022 | 19:00
0
Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội giai đoạn 2016-2020 mới đạt 26,24%. Trong khi đó, nhu cầu về phân khúc này rất lớn, chiếm đến 70-80%.

Trước thềm chương trình Thủ tướng Chính phủ đối thoại với công nhân lao động dự kiến tổ chức nhân dịp Tháng Công nhân năm 2022, nhiều người thu nhập thấp nói chung và công nhân lao động nói riêng bày tỏ mong muốn được Chính phủ, thành phố Hà Nội quan tâm hơn đến các chính sách về nhà ở xã hội để họ có cơ hội sở hữu một nơi an cư phù hợp. 

“Khát” nhà ở xã hội 

Bộ Xây dựng dự báo, thời gian tới, nguồn cung nhà ở thương mại vẫn còn hạn chế khi toàn quốc chỉ có 39 dự án với 18.600 căn hộ được cấp phép mới, bằng 41% so với quý I/2021. Trong khi đó, giá căn hộ chung cư tại các địa phương đều có xu hướng tăng bình quân khoảng 3% so với cuối năm 2021.

Tại Hà Nội, giá nhà chung cư tăng 4-5%. Khu vực nội thành, nhà ở thương mại không còn giá dưới 25 triệu đồng/m2. Đà tăng của bất động sản còn được hỗ trợ bởi sự điều chỉnh bảng giá đất, mặt bằng lãi suất thấp và lạm phát chi phí đẩy giá vật liệu xây dựng tăng "phi mã".

Trong khi giá nhà thương mại tăng cao thì việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội của Hà Nội vẫn còn khá chậm khiến cho nguồn cung trở nên khan hiếm, không đáp ứng được kỳ vọng của người lao động có thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở.

Hà Nội hiện có 25 dự án nhà ở xã hội được đưa vào sử dụng với gần 12.909 căn hộ. Dự kiến, trong quý III và IV/2022, khi 2 dự án mới được khởi công cũng chỉ bổ sung thêm 1.860 căn.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Luyện Văn Phương cho rằng, thiếu quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân là nguyên nhân dẫn đến tình trạng "khát" nhà ở xã hội của người dân. Điều đáng nói, theo quy định, mỗi dự án nhà ở thương mại, khu đô thị đều phải dành 20% quỹ đất để xây nhà ở xã hội, nhưng tại Hà Nội, nhiều dự án không chấp hành nghiêm túc quy định này.

Giai đoạn trước đây, các dự án đã được lựa chọn chủ đầu tư không có 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội. Như vậy, chỉ có các dự án bị thu hồi để bàn giao cho chủ đầu tư khác thì mới bố trí tiếp nhà ở xã hội. Từ thực tế này, dự án bố trí nhà ở xã hội không nhiều - ông Phương nêu rõ.

Vẫn đang tìm lời giải 

Theo đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, không chỉ do quỹ đất hạn hẹp, hiện nay, ở nhiều khu đô thị, doanh nghiệp dường như có xu hướng không muốn triển khai nhà ở xã hội. Nguyên nhân là do sản phẩm này có lợi nhuận thấp, trong khi đó phải đầu tư nhiều vốn. Cá biệt có những trường hợp chây ỳ, không có trách nhiệm với cộng đồng dù cơ quan chức năng đã nhiều lần nhắc nhở.

Bất động sản - Nan giải bài toán “cung - cầu” về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Hà Nội hiện có 25 dự án nhà ở xã hội được đưa vào sử dụng với gần 12.909 căn hộ. Dự kiến, trong quý III và IV/2022, khi 2 dự án mới được khởi công cũng chỉ bổ sung thêm 1.860 căn.

Điều này dẫn đến việc thiếu nhà ở xã hội do các dự án không được hoàn thành, có dự án chuyển mục tiêu đầu tư sang nhà ở thương mại trái quy định; thậm chí có nhiều dự án bỏ hoang trong thời gian dài hay có một số dự án xây xong rồi nhưng lại xa trung tâm nên rất khó bán.

Điển hình, tại Dự án tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long (huyện Hoài Đức) do Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long làm chủ đầu tư, dù được triển khai từ năm 2014 nhưng giữa năm 2019 mới hoàn thành 2 tòa nhà đầu tiên nhưng lại không đủ điều kiện bàn giao khiến hàng trăm khách hàng bức xúc.

Cho đến tháng 12/2021, tòa nhà thứ 4 mới cất nóc và đây được xem là dự án xếp kỷ lục tại Hà Nội với 25 lần thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà nhưng vẫn "ế".

Là doanh nghiệp tham gia xây dựng nhiều dự án nhà ở xã hội, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị Phạm Văn Ân thẳng thắn thừa nhận, các doanh nghiệp thường ít quan tâm đến nhà ở xã hội do lợi nhuận thấp, bị giới hạn về đối tượng khách hàng.

Trong khi đó, để xây dựng một dự án nhà ở xã hội từ khi làm thủ tục tới khi hoàn thành phải mất 5 năm. Khác với các dự án nhà thương mại, dự án nhà ở xã hội cần thêm một số thủ tục như phê duyệt giá, danh sách khách hàng hay quy định mỗi dự án phải dành một phần diện tích nhà cho thuê nên nhiều doanh nghiệp không mấy "mặn mà".

Không những vậy, hiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư, các nguồn vốn ưu đãi xây dựng nhà ở xã hội chưa đủ hấp dẫn doanh nghiệp. Từ sau khi gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30 nghìn tỷ đồng kết thúc, việc phân bổ nguồn vốn để phát triển nhà ở xã hội gặp nhiều hạn chế. Một số dự án chậm tiến độ hoặc tạm dừng thi công do chủ đầu tư và người mua không tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi. Nếu như chủ đầu tư chuyển hướng sang vay thương mại, chi phí xây dựng dự án sẽ rất lớn.

Ngoài những nguyên nhân chủ quan trên, cơn "bão" vật liệu xây dựng tăng giá liên tục trong thời gian qua đã và đang tác động mạnh đến chủ đầu tư cũng như nhà thầu thi công.

Đại diện Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (Handico) cho rằng, giá vật liệu tăng cao, đặc biệt là thép khiến doanh nghiệp không chủ động trong việc chuẩn bị đầy đủ nguồn vật liệu, chi phí từ đó bị đội lên rất cao. Khảo sát thực tế, nhiều dự án bị đình trệ, chậm tiến độ, một số dự án phải tạm dừng. Nguồn cung nhà ở vốn hiếm nay càng trở nên hiếm hơn.

Thủ tục cần nhanh gọn, doanh nghiệp tiếp cận đất dễ dàng 

Để giải bài toán phát triển nhà ở xã hội nhằm giải quyết nhu cầu còn rất lớn của người dân, mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã chỉ đạo Ban Cán sự đảng UBND thành phố Hà Nội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng đẩy mạnh thực hiện chủ trương phát triển nhà ở xã hội theo hướng đô thị xanh, văn minh, hiện đại; nhà ở xã hội giá thấp nhưng chất lượng không được thấp.

Bất động sản - Nan giải bài toán “cung - cầu” về nhà ở xã hội tại Hà Nội (Hình 2).

Các doanh nghiệp bất động sản đều mong muốn các địa phương tạo quỹ đất phát triển nhà ở xã hội.

Bí thư Thành ủy khẳng định, Hà Nội sẽ dành nguồn lực hợp lý để đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội với mục tiêu nâng diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố đạt 29,5m2 sàn/người; tỷ lệ diện tích nhà ở cho thuê trong các dự án nhà ở xã hội phải đạt tối thiểu 30% tổng diện tích sàn.

Thành phố đang rà soát việc lập, trình phê duyệt quy hoạch chi tiết và triển khai đầu tư xây dựng 5 khu nhà ở xã hội tập trung đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về nguyên tắc, trên cơ sở đó lựa chọn chủ đầu tư. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng đang khẩn trương rà soát 68 ô đất thuộc quỹ đất 20%, 25% tại dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để đề xuất phương án xây nhà ở xã hội.

Thành phố Hà Nội cũng chỉ đạo, đối với các dự án chậm triển khai sẽ kiên quyết thu hồi; cân đối nhu cầu, cơ cấu các loại hình nhà ở để phân bổ phù hợp từng khu vực dân cư, tránh tình trạng tập trung quá cao một loại hình nhà ở trên một khu vực. Đồng thời, tạo điều kiện hỗ trợ các chủ đầu tư tiếp tục phát triển các dự án nhà ở xã hội sau thời gian ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Còn theo các chuyên gia, để thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, điểm "nghẽn" đầu tiên cần giải quyết là các vấn đề về thời gian, thủ tục, nguồn vốn cũng như hoạt động phân phối. Khi phát triển nhà ở xã hội, doanh nghiệp thường không chủ động được về dòng tiền, đối tượng mua nhà ở xã hội, giá bán, đều do Nhà nước quyết định.

"Chính vì thế, các thủ tục, quy trình cần được xử lý nhanh gọn hơn, giúp doanh nghiệp tiếp cận đất đai một cách dễ dàng, rút ngắn thời gian đầu tư để nhanh chóng thu hồi vốn và đạt mức lợi nhuận phù hợp", ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nêu ý kiến.

Triển khai hàng loạt dự án 

Đầu tháng 5/2022, Tập đoàn Vingroup tuyên bố sẽ tham gia phân khúc nhà ở xã hội với 500.000 căn hộ, giá bán dưới một tỷ đồng/căn hộ. Theo đại diện Công ty cổ phần Vinhomes (thuộc Tập đoàn Vingroup), phát triển nhà ở xã hội là định hướng chiến lược mới của đơn vị trong thời gian tới. Vinhomes sẽ triển khai các dự án nhà ở xã hội độc lập, tách biệt khỏi các dự án nhà ở thương mại của Vinhomes, hoặc là các khu đất nhà ở xã hội trong các đại dự án của Vinhomes, mang thương hiệu Happy Home trên toàn quốc.

Các dự án sẽ có quy mô từ 50 đến 60 ha/dự án trở lên, tọa lạc tại vùng ven của các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng... Trước mắt sẽ triển khai dự án tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Giá bán mỗi căn hộ từ 300 triệu đến 950 triệu đồng, được xây dựng giá bán và phương án bán theo đúng quy định của Nhà nước. Vinhomes đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành 500 nghìn căn hộ nhà ở xã hội trong thời gian 5 năm tới, nhằm hiện thực hóa giấc mơ sở hữu nhà cho đông đảo người thu nhập thấp.

Trước đó, Công ty TNHH Hòa Bình cho biết, đang triển khai dự án nhà ở xã hội tại 393 đường Lĩnh Nam, phường Vĩnh Hưng và số 4-6-8 ngõ 321 phố Vĩnh Hưng, phường Thanh Trì (quận Hoàng Mai). Các căn hộ nhà ở xã hội có giá bán không quá 17 đến 18 triệu đồng/m2, dành cho người mua nhà đủ điều kiện, chưa có nhà ở hoặc nhà ở không quá 15m2, có hộ khẩu tại Hà Nội và có chứng minh thu nhập thấp. Các căn hộ sẽ được xây dựng theo ba mẫu, gồm căn hộ một phòng ngủ, với diện tích 31m2, căn hộ hai phòng ngủ với diện tích 52m2 và căn hộ ba phòng ngủ rộng gần 70m2, đáp ứng các yêu cầu đa dạng của người thu nhập thấp...

Theo thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội, năm 2022, hàng loạt dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố sẽ mở bán và đầu tư xây dựng. Tại huyện Hoài Đức, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị triển khai dự án nhà ở xã hội Vân Canh với hơn 460 căn hộ; dự án nhà ở xã hội Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, với 275 căn hộ do liên doanh Công ty cổ phần đầu tư xây dựng NHS và Công ty cổ phần đầu tư xây dựng số 4 làm chủ đầu tư; dự án nhà ở xã hội UDIC Eco Tower-214 Nguyễn Xiển, tại ô đất NO1 thuộc dự án Khu đô thị mới Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, với hơn 215 căn hộ.

Dự án nhà ở xã hội tại khu đô thị mới Kim Chung gồm bốn tòa nhà, với tổng số gần 1.590 căn hộ, trong đó một tòa nhà đã hoàn thành xây dựng, bàn giao cho cư dân vào ở, các tòa nhà còn lại đã cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và dự kiến khởi công trong quý III/2022, bàn giao nhà trong năm 2023. Tại phường Thượng Thanh, quận Long Biên, liên doanh Công ty BIC và Him Lam đang triển khai xây dựng hạ tầng khu nhà ở xã hội với khoảng 1.900 căn hộ…

Hương Anh (t/h) 

Hướng dẫn về 20% diện tích sàn nhà ở thương mại trong nhà ở xã hội

Thứ 4, 18/05/2022 | 16:15
Bộ Xây dựng vừa trả lời về việc bán, cho thuê, cho thuê mua đối với phần 20% diện tích sàn nhà ở thương mại trong công trình nhà ở chung cư xã hội…

Vinhomes sẽ xây nhà ở xã hội giá từ 300 triệu tại Hà Nội và Tp.HCM

Thứ 5, 12/05/2022 | 10:37
Tại ĐHĐCĐ, Chủ tịch Vinhomes tiết lộ chiến lược xây NOXH có giá từ 300-950 triệu đồng/căn, giúp người lao động thu nhập thấp có cơ hội ở nhà khang trang, tiện ích.

Tp.HCM: Thêm 242 nhà ở xã hội được khởi công tại huyện Bình Chánh

Thứ 3, 26/04/2022 | 17:21
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Tp.HCM Lê Trần Kiên cho  biết, công tác phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn Tp.HCM luôn được quan tâm, chú trọng.

Khó khăn bủa vây doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, gỡ cách nào?

Thứ 5, 21/04/2022 | 09:35
Lợi nhuận thấp hơn lãi ngân hàng, thiếu nguồn vốn ưu đãi, thiếu quỹ đất,… là những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp “ngại” phát triển loại hình nhà ở xã hội.
Cùng tác giả

Đắk Lắk: Trượt chân xuống mương, bé gái 3 tuổi bị đuối nước thương tâm

Thứ 3, 27/08/2019 | 21:16
Trong lúc ra mương nước gần nhà chơi, cháu Y. đã bị trượt chân ngã xuống mương nước tử vong

Cách làm kem chuối mát lạnh xóa tan cái nóng mùa hè

Thứ 6, 17/05/2019 | 10:00
Thời tiết đang dần bị "xâm chiếm" bởi sự nắng nóng gay gắt của mùa hè khiến chúng ta luôn cảm thấy bí bách và ngột ngạt, vì vậy còn gì tuyệt vời hơn những cốc kem mát lạnh ngay tại nhà.

Google dự định mang đến tính năng mới giống 3D Touch trong phiên bản Androi sắp tới

Thứ 3, 09/04/2019 | 09:04
Google dự định sẽ "mượn" một tính năng từ Apple cho hệ điều hành Androi trong tương lai của họ.

Cận cảnh con trăn khổng lồ nặng hơn 70kg mang trong mình 73 quả trứng

Thứ 2, 08/04/2019 | 13:31
Trăn Miến Điện là một trong những loài trăn lớn nhất trên thế giới, tuy nhiên với cân nặng hơn 70 kg, dài hơn 5.2m thì con trăn được tìm thấy ở Florida cũng được coi là khổng lồ.

Các quốc gia trên thế giới trừng phạt tội phạm xâm hại tình dục trẻ em như thế nào?

Thứ 2, 08/04/2019 | 12:00
Hiện nay tình trạng xâm hại tình dục trẻ em diễn ra ở mức đáng báo động tại khắp mọi quốc gia trên thế giới, chính vì vậy nhiều quốc gia đã mạnh tay áp dụng những biện pháp cứng rắn, nghiêm trị để loại trừ loại tội phạm nguy hiểm này.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: Vướng mắc pháp lý ảnh hưởng nguồn cung dự án bất động sản

Thứ 5, 28/03/2024 | 22:05
Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Hải Phòng: Xót xa dự án nhà ở xã hội 320 tỷ bỏ hoang suốt hơn 12 năm

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:02
Đó là dự án nhà ở dành cho cán bộ, công nhân Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam ở phường Đông Hải 2, quận Hải An, Tp.Hải Phòng, bị bỏ hoang từ năm 2012 đến nay.

Bất động sản nghỉ dưỡng nỗ lực lấy đà phục hồi

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:00
Những dự án giao thông cả ở khu vực phía Bắc và phía Nam đang được đẩy mạnh triển khai và tạo đà phục hồi cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Tín hiệu tốt từ thị trường văn phòng cho thuê và những triển vọng

Thứ 4, 27/03/2024 | 14:00
Thị trường văn phòng Việt Nam đang đi ngược lại xu hướng sụt giảm của ngành toàn cầu và duy trì tỷ lệ lấp đầy cao với mức tăng trưởng giá thuê ổn định.

Thanh Hóa: Một đơn vị sản xuất răng giả "ôm" khu đất vàng tiền tỷ

Thứ 4, 27/03/2024 | 09:52
Khu đất thương mại dịch vụ với diện tích hơn 3.600m2 tại Tp.Thanh Hóa vừa được tổ chức đấu giá thành công với số tiền trúng đấu giá hơn 19 tỷ đồng.
     
Nổi bật trong ngày

Bất động sản nghỉ dưỡng nỗ lực lấy đà phục hồi

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:00
Những dự án giao thông cả ở khu vực phía Bắc và phía Nam đang được đẩy mạnh triển khai và tạo đà phục hồi cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.

Xuất khẩu cao su sang Hàn Quốc tăng mạnh 2 tháng đầu năm

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:00
2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 8,2 nghìn tấn, trị giá 12,77 triệu USD, tăng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Hải Phòng: Xót xa dự án nhà ở xã hội 320 tỷ bỏ hoang suốt hơn 12 năm

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:02
Đó là dự án nhà ở dành cho cán bộ, công nhân Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam ở phường Đông Hải 2, quận Hải An, Tp.Hải Phòng, bị bỏ hoang từ năm 2012 đến nay.

Tp.HCM: Vướng mắc pháp lý ảnh hưởng nguồn cung dự án bất động sản

Thứ 5, 28/03/2024 | 22:05
Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư.