Nan giải vấn đề tiêu hủy vũ khí hóa học Syria

Nan giải vấn đề tiêu hủy vũ khí hóa học Syria

Thứ 5, 26/09/2013 | 10:20
0
Mỹ và Nga đối mặt với những trở ngại đáng kể trong việc thực thi một thỏa thuận tiêu hủy các loại vũ khí hóa học của Syria, bất kể là tiêu hủy ở trong hay ngoài đất nước bị chiến tranh tàn phá này.

Đầu tháng 9, Washington và Moscow nhất trí rằng, ước tính 1.000 tấn vũ khí hóa học của Syria phải bị tiêu huỷ hoặc tịch thu trước giữa năm tới. Tổng thống Syria Bashar al-Assad cam kết hợp tác.

Theo kế hoạch, các thanh sát viên của Tổ chức cấm Vũ khí Hóa học ở Hà Lan sẽ được điều động tới Syria trước tháng 11 để giám sát quá trình này. Nhưng các cường quốc thế giới vẫn chưa nhất trí hoặc tiết lộ quá trình này sẽ tiến hành ra sao kể từ khi đó.

Tiêu hủy ở Syria

Nếu các cường quốc quyết định tiêu hủy kho vũ khí hóa học bên trong Syria, quá trình này có khả năng sẽ bao gồm việc gửi các đơn vị cơ động chuyên biệt. Xây dựng một cơ sở tiêu hủy thường trực có thể mất một năm hoặc hơn, và do đó kéo rê thời gian thực thi quá giữa năm 2014 mà tới khi đó, kho vũ khí phải bị tiêu hủy hoàn toàn.

Tiêu điểm - Nan giải vấn đề tiêu hủy vũ khí hóa học Syria

Các mẫu được thanh sát viên Liên hiệp quốc mang về đang được kiểm tra khi họ đến thành phố The Hague, Hà Lan

Mỹ và Nga có thể cung cấp các thiết bị cần thiết. Cả hai cường quốc đều có hơn một chục năm kinh nghiệm trong việc tiêu hủy kho vũ khí hóa học của riêng mình. Nhưng không nước nào cho biết liệu họ có tham gia vào hoạt động tiêu hủy ở Syria hay không.

Mỹ có hai loại đơn vị cơ động để tiêu hủy vũ khí hóa học - một Hệ thống Tiêu hủy Chất nổ (EDS) vô hiệu hóa các loại đạn dược có chứa hóa chất, và một Hệ thống Thủy phân triển khai Thực địa (FDHS ) vô hiệu hóa các loại hóa chất và tiền thân của chúng với số lượng lớn.

Quân đội Mỹ đã xây được 5 đơn vị EDS có khả năng xử lý một số loại đạn dược cùng lúc. Quân đội Mỹ cũng công bố đơn vị FDHS đầu tiên trong tháng 6, nói rằng hệ thống này "được thiết kế để triển khai trên toàn thế giới với khả năng hoạt động trong vòng 10 ngày sau khi tới nơi."

Ông Al Mauroni, phân tích gia người Mỹ về vấn đề chống phổ biến vũ khí hủy diệt, cho VOA biết rằng sử dụng những đơn vị EDS của quân đội Mỹ để tiêu hủy các loại đạn dược bên trong Syria sẽ chậm chạp. "Tôi không nghĩ họ có thể hoàn thành việc này trong 6 tháng," ông nói.

Ông Mauroni là giám đốc của Trung tâm chống phổ biến vũ khí hủy diệt của Không quân Mỹ ở bang Alabama. Trung tâm này huấn luyện các lãnh đạo Không quân đối phó với vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Ông cho biết Mỹ đã gửi một đơn vị cơ động đến Albania vào năm 2006 để tiêu hủy kho vũ khí hóa học 16 tấn theo yêu cầu của nước này.

"Họ phải mất khoảng một năm mới làm xong," ông Mauroni nói. "Vì thế, nếu Syria có 1.000 tấn thì có thể thấy là không thể nào tiêu hủy được trong vòng một năm."

Cuộc nội chiến kéo dài hai năm của Syria cũng có thể gây khó khăn cho bất kỳ nhân viên và thiết bị của nước ngoài nào hoạt động tại Syria.

Tiêu hủy ngoài Syria

Để tránh những vấn đề như vậy, các cường quốc thế giới có thể gửi vũ khí hóa học của Syria đến các  cơ sở ở Mỹ và Nga để xử lý nhanh hơn và an toàn hơn.

Mỹ có hai cơ sở mà họ định tiêu hủy các loại đạn dược còn lại của mình trong những năm tới. Một cơ sở đang được thử nghiệm ở bang Colorado, trong khi cơ sở kia đang được xây dựng ở bang Kentucky.

Nga đang tiêu hủy kho vũ khí còn lại của mình tại 4 cơ sở ở các khu vực Bryansk, Kirov, Kurgan và Penza. Một khu phức hợp thứ năm ở khu vực Kizner đang thi công và sắp hoàn thành.

Nhưng việc sử dụng những cơ sở này cũng không ổn. Cả Washington lẫn Moscow đều không xác nhận liệu có đồng ý đưa vũ khí hóa học của Syria vào lãnh thổ của mình hay không.

Công ước Vũ khí Hóa học (CWC) cũng cấm "chuyển giao, trực tiếp hoặc gián tiếp, vũ khí hóa học cho bất cứ ai." Ông Mauroni nói Tổ chức cấm Vũ khí Hóa học sẽ phải đưa ra ngoại lệ trong nguyên tắc của họ để cho phép vũ khí hóa học được đưa khỏi Syria.

Vận chuyển các vũ khí hóa học sẽ là một thách thức khác. Ông Mauroni nói liệu có ai dám chở những hàng hóa nguy hiểm như vậy bằng máy bay hay không và vì thế, vận chuyển đường bộ có thể là phương cách khả dĩ.

Quân đội Mỹ đã sử dụng phương cách này trước đây. Vào năm 1990, họ đóng gói một kho vũ khí hóa học của Mỹ gần Clausen, Đức, chất lên xe tải và chở đến cảng Nordenham của Ðức.

Từ đó, quân đội Mỹ chuyển vũ khí đến hòn đảo Johnston ở Thái Bình Dương và tiêu hủy. Lệnh cấm của CWC đối với việc vận chuyển vũ khí như vậy khi đó vẫn chưa có hiệu lực.

"Vận chuyển đường bộ rất an toàn," ông Mauroni nói. "Vận chuyển đường biển cũng không thành một vấn đề, miễn là không có bão."

Chi phí và kiểm tra

Nếu các cường quốc thế giới có thể đồng ý về nơi tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria, họ vẫn phải đối mặt với vấn đề làm thế nào để chi trả và xác minh quá trình này.

Tổng thống Assad nói ông tin chi phí sẽ là 1 tỉ đô la. Bà Weiner nói vẫn còn quá sớm để nói chắc chắn.

"Chi phí còn tùy thuộc vào những yếu tố như vận chuyển vũ khí đi bao xa và phải chi trả bao nhiêu để bảo vệ những người làm công tác tiêu hủy," bà nói. "Bất cứ ai cố gắng đưa ra một dự toán thực tế vào lúc này đều chưa có thông tin mà họ cần có."

Để xác minh kho vũ khí hóa học của Syria bị loại bỏ hoàn toàn, Tổ chức cấm Vũ khí Hóa học cần để đảm bảo chính phủ ông Assad khai báo trung thực những gì họ có. Bất kỳ thành viên nào nghi ngờ Syria đang giấu diếm gì đó có thể ra lệnh "thanh tra thách thức" mà chính quyền Syria sẽ không có quyền khước từ .
Bà Weiner nói rằng Mỹ và Nga cũng phải vượt qua những nghi ngờ giữa họ với nhau .

"Tôi cho rằng người Mỹ muốn có mặt để xem người Nga xử lý ra sao và ngược lại," bà nói. "Mỹ và Nga có lịch sử từ thời chiến tranh lạnh rằng nước này luôn muốn biết nước kia đang làm gì. Vì vậy mà có sự thiếu tin tưởng."

Minh Vũ (t/h)

Kế hoạch 'bẩn thỉu' loại bỏ vũ khí hóa học ở Syria

Thứ 2, 23/09/2013 | 10:26
Các kế hoạch bí mật sử dụng những nhà thầu nước ngoài tham gia vào việc tiêu hủy kho vũ khí hóa học chết người ở Syria đang được gấp rút hoạch định.

Nga tố Mỹ trở mặt trong vấn đề vũ khí hóa học Syria

Thứ 2, 23/09/2013 | 09:28
Nga cáo buộc Mỹ đe dọa sẽ cản trở kế hoạch của Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) ở Syria, trừ phi Moscow ủng hộ giải pháp cho phép sử dụng vũ lực lên đất nước này.

Lộ tài liệu al-Qeada phát triển vũ khí hóa học

Thứ 3, 24/09/2013 | 16:58
Một tài liệu mới được tìm thấy, đang trong giai đoạn nghiên cứu khủng bố ở New York có vẻ như khẳng định những lo ngại cho rằng al-Qeada đang phát triển vũ khí hóa học.

Syria đã giao nộp dữ liệu về vũ khí hóa học

Thứ 3, 24/09/2013 | 16:57
Chính phủ Syria hôm 20/9 đã gửi các dữ liệu về vũ khí hóa học của mình đến Hague, nơi đặt trụ sở của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW).

Tháng 11, Nga-Mỹ sẽ phá hủy vũ khí hóa học của Syria

Chủ nhật, 15/09/2013 | 08:32
Dự kiến, các điều tra viên quốc tế sẽ đến Syria vào tháng 11 tới để bắt đầu phá hủy hoặc di rời kho vũ khí hóa học của nước này.

Nga-Mỹ đạt được thỏa thuận về vũ khí hóa học Syria

Thứ 7, 14/09/2013 | 20:15
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cùng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergey Lavrov vừa thông báo Nga và Mỹ đã đạt được một thỏa thuận về khung làm việc để phá hủy tất cả vũ khí hóa học tại Syria.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Đưa “phương tiện bí ẩn” ra mặt trận, Nga có tạo được khác biệt trước Ukraine?

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:55
Để đối phó về các mối nguy trên chiến trường, Nga đã có những cải tiến ở khí tài. Những hình ảnh về “phương tiện bí ẩn” này đã được ghi lại trên chiến trường.

Châu Âu cần ít nhất 6-8 năm mới “đoạn tuyệt” được với khí đốt Nga

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Trong vô số các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow vì cuộc chiến ở Ukraine, EU chưa từng trừng phạt khí đốt Nga nhưng đặt mục tiêu “đoạn tuyệt” với nguồn cung này.

65 con “Chim Cắt” F-16 không đủ “làm nên mùa xuân” cho Ukraine

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:40
Fighting Falcon sở hữu những khả năng quan trọng, nhưng một số chuyên gia không tin rằng sự hiện diện của F-16 ở Ukraine sẽ thực sự tác động đáng kể đến cuộc chiến.