“Nạn nhân” mới nhất của cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung

“Nạn nhân” mới nhất của cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung

Thứ 6, 03/02/2023 | 13:33
0
Nỗ lực kìm hãm ngành chip Trung Quốc của Mỹ khiến mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và đối tác láng giềng bị rạn nứt.

Xuất khẩu chất bán dẫn của Hàn Quốc sang Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của nước này, đã giảm gần một nửa vào tháng 1 do bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến chip ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 2/2 công bố rằng xuất khẩu của Hàn Quốc trong tháng 1 đã giảm 16,6% so với cùng kỳ xuống còn 46,3 tỷ USD. Doanh số bán chip, mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của đất nước, đã giảm 44,5% xuống còn 4,8 tỷ USD.

Cùng với việc xuất khẩu chip giảm là hàng tồn kho cao hơn tại các nhà sản xuất chip hàng đầu Hàn Quốc, cụ thể là Samsung và SK Hynix.

Trong quý IV/2022, mảng kinh doanh bán dẫn của Samsung đã báo cáo lợi nhuận hoạt động giảm 97% so với cùng kỳ xuống còn 219,3 triệu USD. SK Hynix cũng báo lỗ lần đầu tiên sau 10 năm, theo một thông cáo báo chí của công ty gửi đi hôm 2/2. Doanh thu của SK Hynix đạt 6,3 tỷ USD, trong khi lỗ ròng ở mức gần 2.9 tỷ USD.

Cuộc chiến không tiếng súng

Hàn Quốc hiện đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ cuộc chiến bán dẫn bắt đầu vào nửa cuối năm ngoái, khi Mỹ ban hành Đạo luật Khoa học và Chip vào tháng 7, đồng thời tuyên bố thêm lệnh cấm xuất khẩu thiết bị bán dẫn sang Trung Quốc vào tháng 10.

Theo đạo luật này, các công ty trong ngành công nghiệp bán dẫn đã nhận được ưu đãi từ chính phủ Mỹ không thể mở rộng các cơ sở bán dẫn công nghệ cao của họ ở Trung Quốc trong 10 năm. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến Samsung Electronics và SK Hynix vì cả hai đều đang sản xuất rất nhiều sản phẩm tại Trung Quốc, và buộc phải giảm sản lượng nếu không thể nhập nguyên liệu và thiết bị vào nước này.

Thế giới - “Nạn nhân” mới nhất của cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung

Nhà máy bán dẫn của Samsung Electronics tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Tây Bắc Trung Quốc. Ảnh: Global Times

Sau khi chính quyền Tổng thống Biden thắt chặt kiểm soát xuất khẩu đối với công nghệ sản xuất và thiết kế chip tiên tiến sang Trung, các nhà sản xuất chip Hàn Quốc đã phải xin gia hạn một năm để tiếp tục nhập khẩu thiết bị cần thiết cho các cơ sở hiện có của họ ở Trung Quốc đại lục.

Mặc dù vậy, nhưng khoảng thời gian này không thấm vào đâu, vì việc sản xuất chất bán dẫn đòi hỏi đầu tư dài hạn. Do đó, cả hai gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đều đang thấp thỏm vì không biết liệu họ có thể tiếp tục công việc kinh doanh của mình ở Trung Quốc hay không.

Bên cạnh đó, đối mặt với sự chèn ép của Mỹ, Trung Quốc càng thêm nỗ lực tự cung tự cấp, do đó quốc gia này đã giảm nhập khẩu đối với một số sản phẩm của Hàn Quốc, khiến thâm hụt thương mại của Hàn Quốc càng thêm nghiêm trọng. Năm 2022, nhập khẩu mạch tích hợp của Trung Quốc lần đầu tiên giảm sau 18 năm, với mức giảm 15,3%, đánh dấu sự tương phản rõ rệt với mức tăng trưởng 2 con số trong những năm trước, theo dữ liệu hải quan Trung Quốc.

Tiến thoái lưỡng nan

Cuộc chiến Mỹ - Trung hiện đang đẩy Hàn Quốc vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, không biết nên lựa chọn bên nào.

Một mặt, Trung Quốc là khách hàng quan trọng nhất của các công ty bán dẫn Hàn Quốc. Năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu 32,5% chất bán dẫn của Hàn Quốc. Con số chip bộ nhớ, thiết bị và vật liệu bán dẫn mà nước này nhập khẩu từ Hàn Quốc lần lượt là 43,6%, 54,6% và 44,7%.

Trong khi đó, Seoul không có nhiều lựa chọn ngoài việc điều chỉnh các chính sách đầu tư và thương mại chip của mình với Washington, vì Mỹ là đồng minh quân sự chính của Hàn Quốc. Ngoài ra, công nghệ cốt lõi của Mỹ cũng được sử dụng trong tất cả các nhà sản xuất chip, bao gồm cả những nhà sản xuất ở Hàn Quốc.   

“Nếu Mỹ tiếp tục đặt ra những trở ngại đối với hoạt động kinh doanh chất bán dẫn ở Trung Quốc, giải pháp duy nhất cho các công ty Hàn Quốc là đầu tư và sản xuất chip ở Mỹ”, ông Kang Jun-young, giáo sư nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Ngoại ngữ Hankuk cho biết.

Thế giới - “Nạn nhân” mới nhất của cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung (Hình 2).

Hàn Quốc là thị trường đúc bán dẫn lớn thứ hai thế giới, chỉ xếp sau Đài Loan. Ảnh: SCMP

Theo ông Han Xiaomin, Tổng Giám đốc công ty Jiwei Insights có trụ sở tại Bắc Kinh, các nhà sản xuất chip của Hàn Quốc có thể chuyển hoạt động sản xuất của họ sang các nước khác như Singapore và Việt Nam và tiếp tục xuất khẩu trang Trung Quốc để duy trì thị phần tại nước này, nhưng “điều này sẽ ảnh hưởng đến ngoại thương và việc làm tại của Hàn Quốc”.  

Trước tình hình đó, chính quyền Tổng thống Yoon Suk-yeol đã thông báo rằng chính phủ sẽ tăng tín dụng thuế để đầu tư vào công nghệ tiên tiến, bao gồm cả chất bán dẫn, từ 8% lên 15%.

Bà Yang Hyang-ja, Chủ tịch Ủy ban đặc biệt của chính phủ Hàn Quốc về chất bán dẫn, đã kêu gọi chính phủ nước này tiến xa hơn với nhiều hỗ trợ tài chính hơn và nới lỏng các quy định để giúp các công ty bán dẫn mở rộng sản xuất tại Hàn Quốc dễ dàng hơn.

Bà Yang đã vận động chính phủ Hàn Quốc ban hành khoản tín dụng thuế 25% - mức tối thiểu để ngăn chặn một cuộc “di cư” của các nhà sản xuất chip ra khỏi Hàn Quốc.

Nguyễn Tuyết (Theo Global Times, SCMP, Business Korea, Al Jazeera)

Thêm một “đòn giáng” của Mỹ vào ngành chip Trung Quốc

Thứ 6, 16/12/2022 | 09:22
Mỹ vừa mở rộng lệnh cấm xuất khẩu các công nghệ tiên tiến sang Trung Quốc nhằm ngăn chặn nước này sản xuất vũ khí siêu thanh và các thiết bị quân sự tiên tiến khác.

Nhật Bản cấm xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại

Thứ 3, 13/12/2022 | 18:11
Nhật Bản được cho là đang thảo luận các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip sang Trung Quốc, nhưng việc này có thể tác động tiêu cực đến ngành chip nước này.

Giải pháp cho ngành chip Trung Quốc trước những “đòn giáng” của Mỹ

Thứ 6, 02/12/2022 | 16:25
Thời gian qua, chính phủ Mỹ đã liên tục đưa ra nhiều biện pháp nhằm kiềm chế ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, gây ra áp lực đáng kể đối với quốc gia này.
Cùng tác giả

“Đầu tư công là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2023”

Thứ 2, 16/10/2023 | 09:00
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định, việc tăng tốc chi tiêu của Chính phủ có thể coi là sự kích cầu được mong đợi trong các tháng còn lại của năm 2023.

ADB bổ nhiệm Phó Chủ tịch phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Thứ 6, 22/09/2023 | 15:03
Phó Chủ tịch mới của ADB từng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và làm việc với nhiều quan chức chính phủ cấp cao trên khắp châu Á và Thái Bình Dương.

Thách thức đối với người đi vay ở khu vực Đông Á mới nổi

Thứ 2, 11/09/2023 | 16:13
Chính phủ và ngân hàng trung ương ở khu vực Đông Á mới nổi cần cảnh giác để phòng ngừa những rủi ro tài chính tiềm tàng gắn với các mức lãi suất cao hơn, theo ADB.

ADB chi 14 triệu USD phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái Việt Nam

Thứ 2, 11/09/2023 | 11:24
Đây là khoản tài trợ đầu tiên của ADB trong danh mục đầu tư điện mặt trời áp mái dành cho phân khúc kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam.

Cổ phiếu VinFast lấy lại sắc xanh sau 3 phiên sụt giảm

Thứ 3, 22/08/2023 | 07:38
Cổ phiếu VinFast đóng cửa giảm 23% xuống mức 15,40 USD/cổ phiếu hôm 18/8, đánh dấu phiên sụt giảm thứ ba liên tiếp sau khi ra mắt hoành tráng ở Phố Wall.
Cùng chuyên mục

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức nói về việc Nga mở rộng sản xuất vũ khí

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:15
Một phần lớn hơn những gì đang được sản xuất không được gửi đến tiền tuyến mà được đưa vào kho, theo vị quan chức Đức.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Israel tuyên bố sắp tổ chức tấn công Rafah

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:41
Thứ Tư, Israel đánh bom miền Bắc Gaza ngày thứ hai liên tiếp. Israel khẳng định sẽ xúc tiến kế hoạch tấn công toàn lực nhằm vào Rafah.

Mỹ đã bí mật gửi tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:27
Một quan chức Mỹ cho biết, trong những tuần vừa qua, Mỹ đã bí mật gửi các tên lửa tầm xa để hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.

Ly kỳ vụ trộm vàng lớn nhất lịch sử Canada

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Cảnh sát đã bắt giữ 9 người liên quan đến vụ trộm vàng lớn nhất Canada. Lô hàng bị mất bao gồm 6.600 thỏi vàng trị giá hơn 20 triệu USD và 2,5 triệu đô Canada.