Nên hay không tái nghiên cứu đề án học lệch giờ, làm lệch ca?

Nên hay không tái nghiên cứu đề án học lệch giờ, làm lệch ca?

Thứ 4, 17/05/2017 | 16:59
0
Mới đây, UBND TP.HCM tái nghiên cứu đề án học lệch giờ, làm lệch ca trên địa bàn thành phố nhằm giảm ùn tắc giao thông giờ cao điểm đang diễn ra ngày càng trầm trọng tại khắp các tuyến đường nội đô.

PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với TS. Phạm Sanh, chuyên gia giao thông tại TP.HCM về đề án này.

PV: Thưa ông, UBND TP.HCM vừa chỉ đạo viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM phối hợp cùng sở, ban ngành tái nghiên cứu đề án học lệch giờ, làm lệch ca. Nội dung nghiên cứu theo từng đối tượng cụ thể, học sinh, sinh viên, công nhân, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cán bộ công chức, người lao động tại khu công nghiệp… Mục đích đề án nhằm giảm ùn tắc giao thông giờ cao điểm. Ở góc độ chuyên gia giao thông, theo ông, đề án này có khả thi?

TS. Phạm Sanh: Tôi cho rằng kẹt xe tại TP.HCM và đặc biệt kẹt xe giờ cao điểm đang là vấn đề nóng được nhiều người quan tâm và cần giải quyết. Chuyện học lệch ca, làm lệch giờ tôi được biết là thành phố đã đề xuất nghiên cứu cách đây 16 năm nhưng chưa được áp dụng vì chưa nghiên cứu kỹ, chưa tính toán chặt chẽ.

Nhiều nước trên thế giới cũng đã thực hiện thành công đề án học lệch giờ, làm lệch ca. Họ làm rất tốt và góp phần giải quyết được tình trạng kẹt xe. Tôi cho rằng, chủ trương tái đề xuất nghiên cứu làm lệch ca, học lệch giờ là rất đúng đắn. Tôi hoàn toàn đồng thuận với chủ trương này. Thế nhưng để đánh giá đề án có khả thi hay không thì phải dựa vào nhiều yếu tố khác, cùng với sự vào cuộc của nhiều sở, ban ngành và phải được UBND TP.HCM thông qua.

Xã hội - Nên hay không tái nghiên cứu đề án học lệch giờ, làm lệch ca?

 TS. Phạm Sanh trao đổi về đề án học lệch giờ, làm lệch ca.

PV: Theo ông, nên thực hiện như thế nào để đề án khả thi?

TS. Phạm Sanh: Nếu đề án đưa vào thực hiện, việc giảm ùn tắc giao thông sẽ được kéo giảm nhưng đó mới chỉ là phần ngọn, cái chính là cơ quan chức năng phải giải quyết được vấn đề quy hoạch giao thông. Với đề án học lệch ca, làm lệch giờ, muốn hiệu quả, theo tôi cần phải nghiên cứu kỹ từng dạng đối tượng để điều chỉnh cho phù hợp, tính toán nhu cầu đi lại, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Những người lao động trong xí nghiệp ở TP.HCM hầu hết đều ở khu vực ngoại thành, thường ít xảy ra kẹt xe nên cần phải xem xét lại có nên hay không bố trí chuyện lệch ca cho họ. Nhóm đối tượng học sinh, sinh viên phải nghiên cứu kỹ hơn, cụ thể, phải sắp xếp giờ học hợp lý cho từng cấp học, bậc học khác nhau. Ngoài ra, tôi nghĩ cần bố trí thêm xe buýt chuyên đưa đón học sinh, sinh viên.

Bộ phận làm việc giờ hành chính, là cán bộ, công chức cần phải bố trí hợp lý để họ đón con giờ tan sở đối với những người cần phải đưa đón con. Với những người không phải đưa đón con có thể bố trí cho họ về trước, hoặc sau giờ tan sở. Những đối tượng khác như bệnh viện, bệnh nhân… thì tùy tính chất công việc mà bố trí phù hợp hơn. Có thể bố trí lệch giờ, lệch ca bằng cách cho làm việc ngày 6 - 7 giờ nhưng làm cả ngày thứ 7, chủ nhật, hoặc cũng có thể cho làm ngày 8 giờ nhưng giờ bắt đầu và kết thúc sẽ muộn hơn so với quy định như một số nước trên thế giới áp dụng thành công.

Xã hội - Nên hay không tái nghiên cứu đề án học lệch giờ, làm lệch ca? (Hình 2).

 Tình trạng kẹt xe trên địa bàn TP.HCM.

PV: Vì sao đề án đã được nghiên cứu hàng chục năm trước nhưng vẫn thất bại, nay đưa ra tái nghiên cứu?

TS. Phạm Sanh: Đề án nghiên cứu trước đó nhưng thất bại bởi cơ quan chức năng chưa làm quyết liệt và triệt để. Theo tôi biết, trước đó đã nghiên cứu, nhưng chưa được UBND TP.HCM thông qua, chưa khoa học, chưa nghiên cứu kỹ và chưa được sự đồng thuận cao của người dân. Việc đưa ra tái nghiên cứu là hợp lý vì giải quyết được một phần tình trạng kẹt xe.

PV: Theo ông, có nên đưa đề án cũ để rút kinh nghiệm cho đề án tái nghiên cứu về học lệch giờ, làm lệch ca không và cần phải làm mới những vấn đề gì?

TS. Phạm Sanh: Đã có đề án cũ nhưng vì chưa hiệu quả. Chúng ta phải xem lại nguyên nhân vì sao chưa hiệu quả để đúc rút kinh nghiệm, từ đó đưa ra những giải pháp mới thiết thực hơn, mang tính xây dựng.

Đề án lần này phải có phương án khả thi, trình UBND TP.HCM thông qua và chắc chắn phải thí điểm cụ thể một vài nhóm đối tượng trước như học sinh, sinh viên, công nhân, để xem xét hiệu quả như thế nào, sau đó mới triển khai phổ biến, phải có hội thảo lấy ý kiến phản biện của các nhà khoa học, cơ quan chức năng liên quan. Đã là tái nghiên cứu thì phải có sự tham gia của nhiều ban ngành, đoàn thể và đặc biệt, lãnh đạo ngành giao thông thành phố phải có vai trò quan trọng trong chuyện này. Bên cạnh bố trí học lệch ca, làm lệch giờ, cần phải tạo nhiều phương án kéo giảm ùn tắc giao thông khác để có hiệu quả.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Lành Nguyễn - Dương Hạnh

Đồng Nai: Mưa nhiều giờ, phố ngập, kẹt xe, dân ‘bơi’ về nhà

Thứ 2, 16/05/2016 | 19:49
Mưa lớn gây ngập nặng và kẹt xe nghiêm trọng trên các tuyến đường huyết mạch của TP. Biên Hòa.

TP HCM: Kẹt xe gần 10 km trên Quốc lộ do thi công đường

Thứ 6, 18/12/2015 | 21:33
Chiều tối ngày 18/12, trên Quốc lộ 1A (đoạn thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) xảy ra tình trạng kẹt xe cục bộ gần 10 km. Rất nhiều phương tiện dồn ứ, thậm chí lưu thông sai làn đường quy định.

Thông xe hầm chui ngã tư Vũng Tàu, giảm kẹt xe, hạn chế tai nạn

Thứ 3, 25/10/2016 | 20:23
Thông xe hầm chui ngã tư Vũng Tàu giúp giảm tình trạng kẹt xe nghiêm trọng qua khu vực.

Đồng Nai: Mưa nhiều giờ, phố ngập, kẹt xe, dân ‘bơi’ về nhà

Thứ 2, 16/05/2016 | 19:49
Mưa lớn gây ngập nặng và kẹt xe nghiêm trọng trên các tuyến đường huyết mạch của TP. Biên Hòa.

TP HCM: Kẹt xe gần 10 km trên Quốc lộ do thi công đường

Thứ 6, 18/12/2015 | 21:33
Chiều tối ngày 18/12, trên Quốc lộ 1A (đoạn thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) xảy ra tình trạng kẹt xe cục bộ gần 10 km. Rất nhiều phương tiện dồn ứ, thậm chí lưu thông sai làn đường quy định.

Thông xe hầm chui ngã tư Vũng Tàu, giảm kẹt xe, hạn chế tai nạn

Thứ 3, 25/10/2016 | 20:23
Thông xe hầm chui ngã tư Vũng Tàu giúp giảm tình trạng kẹt xe nghiêm trọng qua khu vực.
Cùng tác giả

Nữ luật sư giúp thân chủ "được bồi thường 400 triệu đồng oan sai" tiết lộ chuyện bên lề

Thứ 2, 08/10/2018 | 09:00
Liên quan đến vụ án oan sai của chị N.N.M.L. (SN 1993, quê tỉnh Lâm Đồng) phải ngồi tù hơn 2 năm, TAND quận Tân Bình (TP.HCM) đã quyết định bồi thường số tiền 400 triệu đồng cho nạn nhân. Là một trong những người đã trợ giúp pháp lý cho chị L., luật sư Trần Thị Ngọc Nữ (chi hội trưởng chi hội luật sư Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM) đã có những chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin về quá trình đi tìm kiếm công lý cho chị L..

Cây gỗ quý giáng hương 100 năm tuổi bị bứng trộm, người thu mua có bị xử lý?

Chủ nhật, 30/09/2018 | 15:44
Nói về vụ việc, luật sư Đặng Đình Thịnh cho biết: "Nếu người thu mua cây gỗ quý giáng hương100 năm tuổi với giá 60 triệu đồng biết cây là tài sản trộm cắp nhưng vẫn đồng ý thu mua thì sẽ bị xử theo tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có".

Truy tố nhóm mua thuốc trôi nổi về “hô biến” thành tân dược chữa bệnh

Chủ nhật, 23/09/2018 | 15:11
Thấy lợi nhuận từ việc sản xuất tân dược giả quá lớn, vợ chồng Trần Thị Minh Hằng và Trần Hữu Đông đã bất chấp tính mạng bệnh nhân cấu kết cùng một số đối tượng khác mua thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc về “hô biến” thành tân dược ngoại cao cấp. Để không bị phát hiện, các đối tượng còn đặt in bao bì, nhãn mác và tem chống giả lừa đảo người dân.

Điều tra vụ chồng đâm vợ tử vong vì đi với người đàn ông lạ

Thứ 3, 18/09/2018 | 10:59
Thấy vợ đi với một người đàn ông lạ, Điền nghi ngờ vợ ngoại tình. Trong lúc ghen tuông, đối tượng đã dùng dao đâm vợ tử vong.

Bắt băng nhóm nhí giết người vì bị gặng hỏi

Thứ 5, 13/09/2018 | 21:26
Mâu thuẫn nhau khi chơi game, nhóm của Ninh mang gậy, rựa đi tìm nhóm Đặng Đức Anh trả thù. Không gặp được nhóm Đức Anh, nhóm Ninh bèn lao vào người đi đường đánh tử vong.