Nepal bàng hoàng trong thảm họa lở tuyết tồi tệ nhất lịch sử

Nepal bàng hoàng trong thảm họa lở tuyết tồi tệ nhất lịch sử

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
0
Trận lở tuyết kinh hoàng tại ngọn núi "chết chóc" đứng đầu thế giới ở Nepal đã để lại trong ký ức những người leo núi nỗi sợ hãi không bao giờ quên được.

Khó xác định số người mất tích

Một phi công trong đội cứu hộ cho biết, ít nhất 11 người leo núi đã bị thiệt mạng trên đỉnh Manaslu ở Nepal, đỉnh núi nguy hiểm cao thứ tám thế giới. Steve Bruce Bokan, phi công hãng hàng không Fishtail Air cho hay, hiện tại, khoảng hơn 38 người trong đoàn leo núi bị mất tích.

Tuy nhiên, Chính quyền địa phương Nepal lại khẳng định, số người mất tích chỉ dừng ở con số 15 người nhưng rất khó xác định con số chính xác trong vụ sạt lở lần này bởi vị trí những người mất tích nằm rải rác theo sườn núi.

Thế giới - Nepal bàng hoàng trong thảm họa lở tuyết tồi tệ nhất lịch sử

Glen Plake, người sống sót sau vụ lở tuyết tại ngọn núi Manaslu.

Theo giới chức địa phương, đêm 22/9, khoảng 29 người đang leo đến gần đỉnh núi Manaslu thì bất ngờ bức tường tuyết từ trên đổ sập xuống khiến chục người bị thiệt mạng. Đây là thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử leo núi tại dãy Himalaya trong những năm gần đây. Phó chủ tịch Hiệp hội Leo núi Nepal, ông Ang Tshering Sherpa nói: "Trong số những người thiệt mạng, đa số là người Pháp, còn lại là người Tây Ban Nha, Italy, Nepal và Đức".

Đội cứu hộ vẫn đang tập trung sơ tán người bị thương bằng trực thăng ra khỏi vùng núi nguy hiểm này. Cảnh sát Basanta Bahadur Kuwar cho hay, thi thể một hướng dẫn viên người Nepal và một người Đức đã được đưa lên từ sườn núi, trong khi bảy thi thể khác cũng được các phi công trực thăng cứu hộ phát hiện nhưng chưa đưa lên được do thời tiết xấu.

Một cảnh sát địa phương trả lời tờ AFP: "Đến nay, có tất cả 13 người đã được cứu sống. Năm người trong số họ hiện đang điều trị tại bệnh viện ở thủ đô Kathmandu của Nepal". Ông Christian Trommsdorff, Phó chủ tịch Hội Hướng dẫn leo núi Pháp (SNGM) bổ sung, có bốn nhà leo núi Pháp thiệt mạng và ba người Pháp khác chưa được tìm thấy. Ngoài ra, hai người Pháp sống sót đã được đưa đến Kathmandu cấp cứu.

Nỗi ám ảnh của người sống sót

EpicTV, chương trình chuyên về trượt tuyết, leo núi và các môn thể thao mạo hiểm đưa tin, một trong những người còn sống sót là Glen Plake cùng hai người leo núi khác đã được đưa xuống chân núi mà không cần thiết bị oxy trợ giúp. Plake kể lại: "Đó là một tai nạn kinh hoàng. Tất cả 25 lều trại của đội leo núi số 3 đều bị phá hủy, 12 lều trại đội 2 bị cuốn trôi xuống chân núi".

Khi được tìm thấy, Plake mất hai chiếc răng cửa và bị thương ở mắt do bị tuyết cuốn trôi 300m xuống núi. Khi đó, Plake vẫn đang nằm trong lều ngủ và vẫn còn đội chiếc đèn nhỏ anh dùng để đọc kinh thánh trước khi đi ngủ.

Hầu hết những người leo núi đã dựng lều ở độ cao 6.600 mét nên việc bị thương và mất tích là điều không tránh khỏi. Đội cứu hộ đã gặp rất nhiều khó khăn và bị chậm trễ trong việc cứu hộ bởi thời tiết xấu, thất thường.

Hiện tại, danh tính và quốc tịch các nạn nhân khác vẫn đang chờ được xác minh. Tại Madrid, Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha nói, trong số người chết có một người Tây Ban Nha nhưng không công bố danh tính.

Theo giới chức ngành du lịch ở Nepal, đoàn leo núi gặp nạn lần này có 231 người nước ngoài chia thành 25 đội đã cố gắng chinh phục ngọn núi và dự kiến kết thúc đầu tháng 10 tới. Bill Amos, nhà sáng lập Công ty trang phục leo núi NW Alpine bày tỏ, nguyên nhân của việc sạt lở tuyết ở núi Manaslu là do có quá nhiều người tham gia leo núi khiến ngọn núi bị quá tải.

Những người leo núi cần hiểu những rủi ro và nguy hiểm khi tham gia leo núi, từ đó nhận ra địa hình sạt lở và những lớp băng tuyết có nguy cơ bị lở, gây hiểm nguy cho con người.

Manaslu được đánh giá là đỉnh núi cao thứ tám trên thế giới, là một trong những nơi nguy hiểm nhất trên hành tinh đối với các nhà leo núi. Hàng loạt vụ tai nạn gây tử vong đã xảy ra khi các nhà leo núi cố gắng chinh phục đỉnh núi cao 8.163m này.

An Mai (Theo AFP)


Cùng chuyên mục

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Vụ sập cầu ở Mỹ: Tìm thấy hộp đen của tàu chở hàng gây tai nạn

Thứ 4, 27/03/2024 | 22:35
Sáng sớm 26/3 (giờ địa phương), tàu Dali đang ra khỏi bến cảng Baltimore để hướng đến Sri Lanka thì đâm trúng trụ đỡ của cầu Francis Scott Key, làm sập cầu.
     
Nổi bật trong ngày

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.