Nếu chi phí đầu vào giảm, EVN phải chủ động giảm giá ở mức tương ứng

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 5, 06/10/2022 | 14:32
0
EVN sẽ được tăng giá điện khi các chi phí đầu vào biến động, làm giá bán lẻ bình quân tăng từ 1% trở lên - thay vì 3% như quy định hiện hành.

Giá điện đang được xác định dựa vào giá bán lẻ điện bình quân do Chính phủ quy định cứng, trên cơ sở tính đủ các chi phí đầu vào, bao gồm: phát điện, truyền tải, phân phối, quản lý ngành... nhằm đảm bảo ngành điện có lãi để tái đầu tư

Hiện giá bán lẻ bình quân điện sinh hoạt đang áp dụng là 1.864,44 đồng/kWh, được Chính phủ chốt cứng từ năm 2019 tới nay.

Theo quy định hiện nay tại Quyết định 24/2017, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ được tăng giá điện nếu giá bán lẻ điện bình quân thực tế tăng từ 3%. Tuy nhiên, tại dự thảo thay thế Quyết định số 24/2017 đang lấy ý kiến, Bộ Công Thương đề xuất chỉ cần chỉ tiêu này tăng từ 1%, EVN có thể tăng giá điện.

Mức tăng giá bán lẻ điện bình quân Thẩm quyền tăng giá điện
Mức 1 - 5% EVN tự quyết
Mức 5 - 10% EVN xin ý kiến Bộ Công Thương
Mức từ 10% trở lên Thủ tướng Chính phủ

Với chỉ tiêu tăng từ 1%, Bộ Công Thương cho biết, việc đưa ra mức này nhằm đảm bảo giá điện phản ánh kịp thời biến động của các thông số đầu vào tác động tới chi phí sản xuất kinh doanh điện. Việc này tránh trường hợp để treo chưa thanh toán các chi phí phát sinh thực tế, dẫn tới giá điện tăng đột biến trong một lần điều chỉnh.

Dự thảo cũng nêu rõ: Nếu kết quả tính toán giá bán lẻ điện bình quân giảm ở bất kỳ mức nào thì EVN phải điều chỉnh giảm giá bán lẻ điện bình quân ở mức tương ứng, thời gian thực hiện điều chỉnh giảm giá điện từ ngày 1 tháng 10 của năm đó.

Trường hợp khi chi phí đầu vào tăng dẫn đến phải điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân từ 5% trở lên thì EVN phải lập hồ sơ báo cáo. Sau khi Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiểm tra, rà soát và có ý kiến thì EVN được điều chỉnh tăng giá điện.

“Với trường hợp tăng từ 10% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành hoặc ngoài khung giá hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá cho ý kiến trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến cuối cùng về việc điều chỉnh giá điện để EVN thực hiện”, Dự thảo nêu rõ.

Bộ Công Thương cũng cho biết, Dự thảo bổ sung quy định về trình tự, thủ tục chung để thực hiện hỗ trợ giảm tiền điện khi có chỉ đạo của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ. Qua đó tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc hỗ trợ giảm tiền điện như đã triển khai hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong 2 năm 2020 và 2021.

Kinh tế vĩ mô - Nếu chi phí đầu vào giảm, EVN phải chủ động giảm giá ở mức tương ứng

Dự thảo thay thế Quyết định số 24/2017 đang lấy ý kiến, Bộ Công Thương đề xuất EVN được tăng giá điện khi giá bán lẻ điện bình quân thực tế tăng từ 1% (Ảnh: Phạm Tùng).

Trong một diễn biến liên quan, Bộ Công Thương cũng đang lấy ý kiến các bộ ngành và địa phương về biểu giá điện sinh hoạt mới do biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt hiện tại được áp dụng từ 2014, chia 6 bậc thang, đang bộc lộ bất hợp lý.

Trong đề xuất mới, Bộ Công Thương dự kiến rút xuống còn 5 bậc (rút gọn bậc 1 và 2 thành 1 bậc). Theo đó, giá điện bán lẻ thấp nhất là 1.678 đồng/kWh và cao nhất 3.356 đồng/kWh (chưa gồm thuế giá trị gia tăng), thay vì mức 1.549 đồng và 2.701 đồng/kWh đang áp dụng. Phương án 5 bậc mới sẽ gom chỉ số điện bậc 1 và 2 thành 1.

Theo Bộ Công Thương, việc cải tiến này sẽ làm thay đổi căn bản cơ cấu biểu giá bán lẻ điện so với trước nên sẽ tác động trực tiếp tới các khách hàng.

Trong đó, mức giá bán lẻ điện bình quân với nhóm sinh hoạt không thay đổi, nhưng sẽ có nhóm khách hàng được giảm tiền điện và ngược lại. Ưu điểm của phương án này là đơn giản, người dân dễ hiểu do giảm từ 6 bậc như cơ cấu biểu giá điện hiện nay xuống còn 5 bậc. Nhược điểm là tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện cao từ 711 kWh/tháng trở lên (chiếm khoảng 2% số hộ) phải trả tăng thêm.

Ngoài phương án 5 bậc, Bộ Công Thương cũng đưa ra phương án tính giá điện theo 4 bậc theo hướng tăng giá điện bậc 2 và bậc 3.

Cụ thể, bậc 1 (0 - 100 kWh) là 1.678 đồng, bậc 2 (101 - 300 kWh) là 2.163 đồng, bậc 3 (301 - 700 kWh) là 2.927 đồng và bậc 4 (từ 701 kWh trở lên) là 2.076 đồng. Phương án này nhằm đảm bảo ổn định cho hộ nghèo, hộ chính sách sử dụng điện ít và ngân sách nhà nước không thay đổi.

Tuy nhiên, theo Bộ, nếu áp dụng 4 bậc, hộ sử dụng 119 - 232 kWh/tháng và trên 806 kWh/tháng sẽ tăng tiền điện tối đa hơn 12.000 đồng và không có tác dụng khuyến khích sử dụng tiết kiệm, hiệu quả so với phương án 5 bậc.

Giá điện sắp có biến động mới

Thứ 4, 05/10/2022 | 12:37
Theo đề xuất của Bộ Công Thương, giá điện sinh hoạt được rút từ 6 bậc còn 5 bậc, mức giá điện ở bậc thấp nhất là 1.678 đồng và cao nhất 3.356 đồng/kWh.

Đề xuất được tăng giá điện nếu chi phí đầu vào tăng từ 1% trở lên

Thứ 7, 24/09/2022 | 09:30
Đây là nội dung đáng chú ý trong dự thảo Quyết định của Thủ tướng quy định về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, vừa được Bộ Công Thương công bố.

Thí điểm mua bán điện mặt trời, điện gió không qua EVN

Thứ 3, 10/05/2022 | 19:00
Dự thảo nêu rõ về quy mô thí điểm mua bán điện trực tiếp. Theo đó, tổng công suất các nhà máy điện tham gia chương trình thí điểm không quá 1.000 MW.

Bộ Công Thương: Không tính chuyện tăng giá điện đến hết 2022

Thứ 5, 30/09/2021 | 17:08
Dịch Covid-19 đang gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, do đó, Bộ Công Thương không nghĩ đến chuyện sẽ tăng giá điện trong năm nay và năm tới.
Cùng tác giả

Thủ tướng: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Thứ 7, 20/04/2024 | 16:05
Thủ tướng nhấn mạnh trong năm nay phải củng cố năng lực truyền tải điện, tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, không để tình trạng "nước đến chân mới nhảy".

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai giá điện 2 thành phần

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:09
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với EVN và các cơ quan có liên quan sớm triển khai việc thực hiện giá điện 2 thành phần.

Phó Thủ tướng: Điện Biên cần ưu tiên nguồn lực cho hạ tầng kết nối liên vùng

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:21
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, Điện Biên cần ưu tiên nguồn lực để đầu tư cho các dự án hạ tầng quan trọng nhằm mục đích liên kết vùng, liên kết các địa phương.

Doanh nghiệp có thể mua bán điện tái tạo trực tiếp không qua EVN

Thứ 4, 17/04/2024 | 11:10
Hoạt động mua bán điện trực tiếp dự kiến được thực hiện qua 2 phương án là mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng và qua lưới điện quốc gia.

Thủ tướng tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:52
Tại Tp.Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách.
Cùng chuyên mục

Để Điện Biên cất cánh trên “đường băng” du lịch

Thứ 7, 20/04/2024 | 14:20
Với nhận thức mới, Điện Biên đang đứng trước những cơ hội lớn để vươn mình phát triển bằng con đường du lịch.

Thanh Hóa: Tăng trưởng GRDP ấn tượng trong quý I/2024

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:00
Tốc độ tăng trưởng GRDP quý I năm 2024 của Thanh Hóa đạt 13,15%

Ninh Thuận: Quy hoạch 2 mũi nhọn phát triển kinh tế

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:34
Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch và năng lượng tái tạo là 2 mũi nhọn được quy hoạch để phát triển kinh tế của tỉnh.

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai giá điện 2 thành phần

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:09
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với EVN và các cơ quan có liên quan sớm triển khai việc thực hiện giá điện 2 thành phần.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.
     
Nổi bật trong ngày

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Trong 3 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 890.550 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam, tổng trị giá trên 400 triệu USD.

Ninh Thuận: Quy hoạch 2 mũi nhọn phát triển kinh tế

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:34
Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch và năng lượng tái tạo là 2 mũi nhọn được quy hoạch để phát triển kinh tế của tỉnh.

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

“Bỏ phố về quê” nuôi con 2 chân, chàng trai thu lãi 300 triệu đồng/năm

Thứ 7, 20/04/2024 | 13:30
Theo xu hướng người trẻ về quê lập nghiệp, mới đây chàng trai trẻ ở Bắc Quang đã khiến nhiều người trầm trồ khi có thu nhập tốt nhờ mô hình nuôi gà và trồng cam.

Để Điện Biên cất cánh trên “đường băng” du lịch

Thứ 7, 20/04/2024 | 14:20
Với nhận thức mới, Điện Biên đang đứng trước những cơ hội lớn để vươn mình phát triển bằng con đường du lịch.