Nếu sáp nhập các tỉnh theo cách “cơ học” thì không nên nhập

Nếu sáp nhập các tỉnh theo cách “cơ học” thì không nên nhập

Nguyễn Thị Hường
Thứ 2, 19/07/2021 | 19:15
0
Xung quanh đề xuất sáp nhập một số tỉnh, chuyên gia cho rằng, cần phải có khảo sát, căn cứ khoa học rõ ràng. Còn nếu sáp nhập theo cách “cơ học” thì không nên nhập.

Đừng nghĩ sáp nhập đơn giản một cách cơ học!

Theo đề xuất của bộ Nội vụ, những tỉnh miền núi, vùng cao có diện tích dưới 8.000 km2 và dân số dưới 900.000 người, những tỉnh còn lại có diện tích dưới 5.000 km2 và dân số dưới 1,4 triệu người sẽ thuộc diện sáp nhập thời gian tới.

Câu chuyện này đang được dư luận đặc biệt quan tâm. PV Người Đưa Tin Pháp Luật đã trao đổi với một số cán bộ, chuyên gia để ghi nhận ý kiến xung quanh đề xuất này.

Sự kiện - Nếu sáp nhập các tỉnh theo cách “cơ học” thì không nên nhập

PGS.TS Nguyễn Trọng Điều, nguyên Thứ trưởng bộ Nội vụ, nguyên Phó Giám đốc học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

PGS.TS Nguyễn Trọng Điều, nguyên Thứ trưởng bộ Nội vụ, nguyên Phó Giám đốc học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nêu quan điểm: “Tôi cho rằng, đề xuất của bộ Nội vụ về việc thí điểm sáp nhập một số tỉnh trong thời gian tới là hợp lý. Bởi vì, chúng ta muốn phát triển mà chia các địa dư ra manh mún quá thì không ổn. Lý do thứ hai, hiện nay “thế giới phẳng”, công nghệ 4.0 của ta phát triển, đáp ứng nhanh nhiều việc mà chúng ta lại chia cắt nhiều tỉnh, có tỉnh chưa đến 1 triệu dân thì rất khó phát triển. Tôi nghĩ, trừ các trường hợp những tỉnh miền núi mật độ dân số thưa thớt, rừng núi quá rộng thì tiêu chí dân số có thể thấp hơn, nhưng tiêu chí về dân số ở các tỉnh đồng bằng ít nhất cũng phải 2 triệu dân”.

Nguyên Thứ trưởng bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Điều cũng lưu ý: “Tuy nhiên, khi sáp nhập các tỉnh cũng cần phải chú ý đến tính truyền thống, lịch sử, tính văn hóa của các địa phương, chứ đừng có nghĩ sáp nhập đơn giản một cách cơ học. Nếu như kết hợp được những yếu tố đó thì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều”.

Rút kinh nghiệm từ những lần tách ra - nhập vào trước đây!

Ông Bùi Văn Xuyền - Đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV cho rằng: “Tôi đồng tình với quan điểm nên sáp nhập một số đơn vị địa phương, đặc biệt là các đơn vị cấp huyện, cấp xã. Việc sáp nhập như vậy sẽ đem lại hiệu quả trong tổ chức, tinh giản biên chế, giảm đầu mối, kinh phí, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước.

Hiện nay, không gian phát triển của nhiều tỉnh rất nhỏ, quy mô manh mún; trong khi đó những quy hoạch về kết cấu, về vùng thì lại chưa cụ thể, rõ ràng, chưa đủ về mặt pháp lý, cho nên rất vướng. Vì thế, việc sáp nhập các tỉnh nhỏ vào một quy mô lớn để có không gian cho quy hoạch phát triển là lẽ tất yếu.

Nếu chia nhỏ các tỉnh ra, tỉnh nào cũng muốn phát triển, tỉnh nào cũng phải quy hoạch cảng biển, sân bay, đường sá, rồi thì thu hút đầu tư nước ngoài, mỗi tỉnh thu hút một kiểu thì không biết doanh nghiệp chia 5 sẻ 7 ra làm sao? Hiện nay, công tác quản lý Nhà nước đã ứng dụng khoa học công nghệ vào nhiều lĩnh vực, chúng ta thực hiện Chính phủ điện tử, trình độ dân trí cũng tăng, cơ sở hạ tầng, đường sá giao thông thuận lợi hơn trước, cho nên không nhất thiết phải để bộ máy các tỉnh cồng kềnh vậy”.

Sự kiện - Nếu sáp nhập các tỉnh theo cách “cơ học” thì không nên nhập (Hình 2).

Ông Bùi Văn Xuyền - Đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV.

Tuy nhiên, ông Bùi Văn Xuyền nhấn mạnh: “Trước đây, chúng ta nhiều lần tách ra – nhập vào, nhập vào - tách ra, nhưng khi đó vẫn thiếu những căn cứ khoa học. Lúc tách ra thì có lập luận của tách ra, lúc nhập vào cũng có lập luận để nhập vào.

Còn bây giờ, cần rút kinh nghiệm từ những lần tách ra - nhập vào trước đây, phải có những lập luận chắc chắn, có luận cứ về mặt khoa học, về mặt thực tiễn, phải nghiên cứu cả về văn hóa, con người, đặc điểm khu dân cư. Cần bài bản hơn, tạo đồng thuận của người dân, cán bộ Đảng viên, đảm bảo được sự đoàn kết trong nội bộ… để làm sao sau khi sáp nhập sẽ bền vững, hiệu quả lâu dài; tránh những hệ lụy xấu, không hay xảy ra”.

"Không thể cứ nói tách là tách – nhập là nhập được!"

Trong khi đó, một cán bộ nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng: “Cơ quan chức năng phải có đánh giá tổng kết từ địa phương, để xem việc tách - nhập các tỉnh trong mấy chục năm vừa qua, cái gì được và chưa được. Chứ nếu như chỉ lấy tiêu chí diện tích đất tự nhiên và dân số để làm căn cứ thì không ổn. Nhìn ra bên ngoài, như Singapore, diện tích nhỏ nhưng đất nước rất phát triển. Đâu cứ phải diện tích lớn mới phát triển.

Tất nhiên, chúng ta tôn trọng khoa học, nhưng cũng phải tôn trọng cả thực tiễn. Hiện nay, có những huyện miền núi rộng lớn, đường đi khó khăn, hiểm trở, đặc biệt là vùng biên giới, khi chưa sáp nhập huyện với huyện thì cán bộ còn chưa đi hết được các xã, vậy mà bây giờ sáp nhập thì quản lý làm sao! Như vậy có phải là quan liêu không?”.

Sự kiện - Nếu sáp nhập các tỉnh theo cách “cơ học” thì không nên nhập (Hình 3).

Năm 1997, tỉnh Hà Bắc được tách thành 2 tỉnh là Bắc Ninh và Bắc Giang (Ảnh: một góc TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).

“Bên cạnh đó, ở đây cũng cần lưu ý đến câu chuyện: Khi bắt đầu có đề xuất sáp nhập một số tỉnh - có thể sẽ gây ra tác động lớn, đó là hiện nay nhiều địa phương đã có những ý tưởng phát triển tổng thể nhưng khi có đề xuất này thì sẽ xuất hiện tâm lý “trông chờ” sự ổn định đơn vị hành chính thì mới thực hiện kế hoạch, có thể phải chờ đợi kéo dài cả chục năm. Vậy có nên hay không nên?”, vị cán bộ này đặt vấn đề.

Ông cũng phân tích: “Nếu nói diện tích tự nhiên nhỏ để nhập thành to thì không ổn, đó chỉ là phép cộng cơ học. Vậy, nếu diện tích nhỏ nhưng dân số đông và kinh tế vẫn phát triển thì đánh giá như thế nào?

Có thể, khi đưa ra đề xuất, người ta chỉ tính toán một cách đơn thuần rằng, sáp nhập tỉnh sẽ giảm bớt biên chế; nhưng tại sao không đặt vấn đề ngược lại, một tỉnh diện tích nhỏ, họ quản lý tốt, có chính sách phát triển kinh tế phù hợp nên đóng góp ngân sách lớn?...”.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương thẳng thắn chia sẻ: “Nói tóm lại, việc thực hiện sáp nhập các tỉnh không thể vội vàng chạy theo thành tích giảm bớt đầu mối, giảm bớt biên chế một cách cơ học mà không phù hợp với tình hình thực tiễn.

Khi đưa ra vấn đề này cần phải nêu rõ cơ sở khoa học, phải có khảo sát, có viện dẫn lý do chính đáng. Phải trả lời câu hỏi “tổng kết thực tiễn đã được đánh giá chưa, đã chính xác chưa”. Tôi nhấn mạnh, cái này phải được đánh giá từ dưới lên trên, chứ không thể ở trên nhìn xuống, như vậy sẽ thiếu thực tiễn. Nếu chưa có đánh giá toàn diện thì chưa nên đưa ra đề xuất, chứ không thể cứ nói tách là tách – nhập là nhập được”.

"Chỉ xét học bạ mà đỗ thẳng đại học là không ổn"!

Thứ 4, 14/07/2021 | 10:39
“Xét tuyển học bạ sẽ dẫn đến việc học sinh chỉ học lệch, nặng nề hơn là đi “xin” hoặc “mua” điểm để “làm đẹp” học bạ”, chuyên gia giáo dục bày tỏ.

Vụ "tuồn" đề Toán ra ngoài: "Chụp lộ liễu, chứ không phải lén lút"!

Chủ nhật, 11/07/2021 | 08:06
Đó là nhận định của TS.Hoàng Ngọc Vinh khi bàn luận về việc thí sinh tại Quảng Bình "tuồn" đề thi môn Toán trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 1 vừa qua.

Những ý kiến xung quanh quy định về trang phục đi làm của bộ Nội vụ

Thứ 6, 25/06/2021 | 11:33
Việc quy định chi tiết về trang phục không được mặc của bộ Nội vụ, trong đó có việc không được mặc quần bò khi đi làm, hiện đang có khá nhiều những ý kiến khác nhau.
Cùng tác giả

Thống nhất chuyển trạng thái mục tiêu trong chống dịch Covid-19

Thứ 7, 25/09/2021 | 19:38
Sẽ chuyển trạng thái từ mục tiêu “không có Covid” sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19.

Bộ Công an lý giải về 58 thí sinh đạt từ 29,25 điểm vẫn trượt NV1

Thứ 7, 25/09/2021 | 18:07
Ngày 25/9, Cục Đào tạo (Bộ Công an) đã lý giải về việc 55/58 thí sinh đạt 29,5 điểm trở lên vẫn trượt nguyện vọng vào trường công an.

Thủ tướng yêu cầu Công an xử lý nghiêm vi phạm về phòng, chống dịch

Thứ 5, 23/09/2021 | 13:28
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh, không để tụ tập đông người nơi công cộng, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm, ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm dịch.

Nóng: Khởi tố, bắt giam Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên

Thứ 5, 23/09/2021 | 12:59
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa phối hợp với Công an tỉnh Điện Biên khởi tố, bắt giam Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên cùng đồng phạm.

Cục Cảnh sát Hình sự rà soát đơn tố cáo bà Phương Hằng

Thứ 5, 23/09/2021 | 10:57
Luật sư đại diện pháp lý cho vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên xác nhận, đã nộp đơn tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng.
Cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức loạt hoạt động hấp dẫn dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 5, 25/04/2024 | 21:05
Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện hấp dẫn để phục vụ du khách đến vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng.

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:20
Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Quảng Ninh ra Công văn đề nghị địa phương không cấp phép cho các tàu đón khách du lịch xem Carnaval Hạ Long 2024 từ phía biển.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương tìm người mất tích trong vụ lật thuyền

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:20
Tại Công điện số 40/CĐ-TTg, Thủ tướng yêu cầu tìm người mất tích trong vụ chìm thuyền tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh với tinh thần khẩn trương, kịp thời nhất.

Sớm bàn giao các dự án cao tốc đã hoàn thành cho đơn vị quản lý

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:27
Dù nhiều dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã hoàn thành tuyến chính và đưa vào khai thác nhưng vẫn chưa được bàn giao cho đơn vị quản lý.
     
Nổi bật trong ngày

Dốc tổng lực thi công cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt trước giờ thông xe

Thứ 5, 25/04/2024 | 08:00
Các nhà thầu đang dốc toàn lực, huy động hàng ngàn người làm việc xuyên ngày đêm trên cao tốc đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt để đảm bảo thông xe theo đúng tiến độ.

Hội Luật gia tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:21
Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 không cho phép phân lô, bán nền tại 105 thành phố, thị xã trên cả nước.

Quảng Ninh: 4 phụ nữ mất tích do lật thuyền nan

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:41
Hiện cơ quan chức năng thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, đang khẩn trương tìm kiếm 4 phụ nữ mất tích trong vụ lật thuyền nan xảy ra rạng sáng 25/4 trên sông Chanh.

Ông Lê Đình Thọ làm Tổ trưởng Tổ cố vấn của Bộ trưởng Bộ GTVT

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:19
Trước khi nghỉ hưu theo chế độ, ông Lê Đình Thọ có gần 10 năm đảm nhiệm cương vị Thứ trưởng Bộ GTVT.

Thanh Hóa: Thu ngân sách 4 tháng bằng nửa năm dự toán

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:25
Chỉ sau 4 tháng, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thanh Hóa đạt trên 18.200 tỷ đồng, tương đương 51% dự toán thu ngân sách của địa phương này trong năm 2024.