Nga bất ngờ

Nga bất ngờ "tạm biệt" Iran ở Syria để bắt tay chiến lược với Trung Quốc?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 4, 20/06/2018 | 20:00
0
Ngày trở về nhà của lực lượng Iran ở Syria đã không còn xa, khi Nga được cho là sẽ tìm kiếm sự hợp tác với Trung Quốc trong giai đoạn sau cùng của cuộc chiến ở quốc gia Trung Đông.
Nga bất ngờ 'tạm biệt' Iran ở Syria để bắt tay chiến lược với Trung Quốc?

Kế hoạch tái thiết Syria ước tính chi phí lên tới hàng trăm tỷ USD.

Sự chờ đợi của Trung Quốc

Sau 7 năm cuộc nội chiến ở Syria, vốn đã cản trở nỗ lực của Trung Quốc và Iran tiếp cận với Địa Trung Hải, Nga đang bắt đầu lên kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo của quá trình tái thiết Syria, ước tính khoảng 400-500 tỷ USD.

Mặc dù Nga là nước gửi quân tới Syria, tiêu tốn hàng tỷ ngân sách tài chính quốc gia, nhưng Trung Quốc mới là đất nước đang chờ đợi kết quả của cuộc chiến.

Bắc Kinh chưa bao giờ vội vàng vì họ chắc chắn rằng bản thân sẽ có một phần trong giai đoạn hậu chiến ở Syria vì không một quốc gia nào khác có thể tài trợ xây dựng lại Syria, ngoài người khổng lồ đến từ châu Á, theo Al Arabiya.

Những trở ngại đối với kế hoạch của Nga, Trung Quốc và phương Tây ở Syria là sự hiện diện của quân đội Iran và các lực lượng khác trên mặt đất.

Trung Quốc, Iran, Nga coi Syria là một trung tâm chiến lược trên tuyến đường giao với Trung Đông, châu Âu, châu Á và châu Phi. Trung Quốc sẵn sàng kiếm được nhiều hợp đồng và nhân rộng lợi ích kinh tế không chỉ ở châu Á mà còn ở những nơi khác trên thế giới, bắt đầu từ chính Syria.

Với cuộc chiến tranh Syria gần như ở giai đoạn cuối cùng, các vấn đề về việc tái thiết Syria đang ở trên bàn thảo luận.

Nga và Trung Quốc tìm cách khởi động quá trình càng sớm càng tốt, hưởng lợi từ sự ổn định và hòa bình ở quốc gia Trung Đông.

Cả Moscow và Bắc Kinh đang cố gắng thuyết phục các nước phương Tây rằng, tình hình ở Syria là ổn định và an toàn để bắt đầu quá trình tái thiết, ước tính tiêu tốn chi phí khoảng 500 tỷ USD.

Tuy nhiên, tờ Al Arabiya cho rằng, điều này sẽ không thể đạt được trong khi ảnh hưởng của Iran vẫn đang gia tăng tại đây. Do đó, Nga có thể cân nhắc yêu cầu Iran rút quân để bắt đầu đàm phán với phương Tây về quá trình tái thiết.

Moscow có khả năng thuyết phục giảm sự hiện diện chiến lược của lực lượng Iran ở Syria, bởi vì người Nga là lực lượng nổi bật nhất trên mặt đất ở quốc gia này.

Một trong những lý do khác xuất phát từ chính mục đích ban đầu của người Iran ở Syria. Theo đó, Tehran từng tuyên bố sẽ hỗ trợ cho Damascus khi cuộc chiến kết thúc và sẵn sàng rời khỏi đây khi hoàn thành nhiệm vụ.

Bên cạnh những căng thẳng liên quan đến Israel trong thời gian gần đây, mà đỉnh điểm là các cuộc không kích vào các mục tiêu của Iran bởi Tel Aviv, các nhà phân tích cho rằng sẽ đến lúc lực lượng của Iran sớm lên đường trở về nhà.

Mới đây, Nga đã nhiều lần đề nghị các quốc gia bên ngoài sẵn sàng bắt đầu quá trình tái thiết Syria. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trước đó đã yêu cầu các nước sẵn sàng tham gia vào tiến trình hòa bình ở Syria thông qua viện trợ nhân đạo và tái thiết cơ sở hạ tầng của đất nước.

Mặc dù Nga vẫn luôn là người chơi chính trong cuộc chiến ở Syria kể từ năm 2015 cho đến nay, nhưng rõ ràng để bảo đảm tiến trình hòa bình diễn ra và thiết lập sự đảm bảo an ninh lâu dài trong khu vực chỉ có thể đạt được thông qua những nỗ lực phối hợp.

Chia tay Iran

Cuộc chiến ở Syria và những chi phí mà quân đội Nga phải bỏ ra đã gây những tổn thất đáng kể về tài chính cho Chính phủ Nga. Do đó, Moscow đã bắt đầu mời các nước khác tham gia vào quá trình tái thiết Syria.

Chính phủ Syria có ba đồng minh chính: Nga, Trung Quốc và Iran - với người Nga muốn có chỗ đứng vững chắc ở Syria thông qua các căn cứ quân sự quốc gia này; người Iran lại muốn có một hành lang đến Địa Trung Hải; trong khi Trung Quốc tìm cách có sự hiện diện kinh tế và chiến lược tốt hơn ở Syria để tạo điều kiện cho sáng kiến “Con đường tơ lụa” của riêng mình.

Nga bất ngờ 'tạm biệt' Iran ở Syria để bắt tay chiến lược với Trung Quốc? (Hình 2).

Khi nhiệm vụ hỗ trợ trong cuộc chiến Syria kết thúc, lực lượng Iran có thể sẽ được yêu cầu lên đường trở về nhà. 

Trọng tâm chính của Nga và Trung Quốc sẽ là bắt đầu với các dự án cơ sở hạ tầng bao gồm năng lượng, viễn thông và giao thông, để lại việc xây dựng các tòa nhà và nhà ở cho các nước trong khu vực, bao gồm các quốc gia trong vùng Vịnh.

Tuy nhiên, để tiếp tục gặt hái thành công ở Syria, Nga có thể đã đến lúc nói lời chia tay với Iran và chào đón người Trung Quốc đến thay thế.

Điều này đã trở nên rõ ràng trong vài tuần gần đây khi Moscow kêu các lực lượng nước ngoài rút khỏi Syria, mà ám chỉ tới Iran, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Đây được coi là lời tạm biệt hợp lý của người Iran vào lúc này khi nhiệm vụ hỗ trợ của họ đã kết thúc.

Mặc dù chính phủ Syria sẽ ưu tiên cho các công ty Nga, tiềm lực mạnh mẽ của Trung Quốc cũng sẽ là nhà tài trợ chính cho dự án tái thiết. Vào giữa tháng 4, Damascus ước tính chi phí tái thiết là 400 tỷ USD và quá trình này sẽ mất tới 15 năm.

Tái thiết Syria

Bắc Kinh đang tràn đầy cơ hội được tham gia vào quá trình tái thiết Syria, để tiến hành dự án tham vọng “Con đường tơ lụa”, tiếp cận biển Địa Trung Hải và có thêm nhiều lợi ích về kinh tế, chính trị hơn. Kể từ tháng 9/2015, Nga đã chi gần 4 tỷ USD cho các hoạt động quân sự tại Syria trong khi Iran đã chi hơn 24 tỷ USD.

Sự suy giảm tài chính của cả Nga và Iran sẽ mở đường cho Trung Quốc dẫn đầu quá trình tái thiết ở Syria, trong lúc các quốc gia phương Tây cũng đối mặt với thâm hụt tài chính lớn trong ngân sách, đặc biệt là rạn nứt giữa Mỹ và châu Âu trong vấn đề thuế quan chung.

Các quan chức thương mại Trung Quốc bắt đầu đàm phán với đối tác Syria vào tháng 4 năm ngoái. Cả Syria và Trung Quốc đều mong muốn tăng cường trao đổi thương mại từ 2 tỷ USD lên 30 USD trong 5 năm tới.

Một phái đoàn lớn của Trung Quốc đã đến thăm tỉnh Homs vào đầu năm 2018 và thảo luận về các công cụ giúp tăng cường đầu tư bao gồm các hợp đồng tái thiết, xây dựng các công trình công cộng, kết nối và công nghệ.

Hiện nay, Bắc Kinh đang tham vọng nâng tầm ảnh hưởng và sử dụng Syria như một đấu trường tốt nhất ở nước ngoài để gây áp lực lên Washington về kinh tế, tìm kiếm thêm những nhượng bộ từ Washington.

Nga biết rằng các nước phương Tây và các quốc gia vùng Vịnh Ả Rập sẽ cố gắng ngăn chặn việc tái thiết Syria nếu không có được những lợi ích thỏa mãn; điều này không thể đạt được trừ khi Iran bị loại ra khỏi Syria.

Ngoài ra, Nga được cho là sẽ tôn trọng mối quan tâm về mặt an ninh của Israel. Điều này đòi hỏi sự hiện diện của Iran ở Syria phải xuống mức tối thiểu và đặt dưới sự giám sát của Nga.

S-400 + Iran: "Công thức bom" đánh đắm "con thuyền" Nga-Saudi Arabia?

Thứ 3, 19/06/2018 | 13:00
Moscow-Riyadh tìm thấy nhau đang ngồi chung một chiếc thuyền ở Trung Đông. Nhưng giữa cả hai còn đầy những bất đồng về Iran về hệ thống phòng không S-400.

Báo Mỹ: Dồn ép Nga, NATO cố chấp muốn thấy hậu quả thảm khốc?

Thứ 3, 19/06/2018 | 09:58
Những hành động dồn ép, khiêu khích sát biên giới Nga của NATO là điều ai cũng nhìn thấy rõ. Đặc biệt sau lời đề nghị tăng cường sự hiện diện của quân Mỹ ở Na Uy trong vài ngày gần đây.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga tạo “vòng lửa”, bao vây ở ngoại ô Chashi Yar, lực lượng Ukraine gặp khó

Thứ 2, 15/04/2024 | 10:00
Không quân Nga đã tăng cường các cuộc không kích để hỗ trợ cho các hoạt động tấn công trên mặt đất.

Mất thành phố chiến lược Chasov Yar, Ukraine đối diện điều gì?

Thứ 3, 16/04/2024 | 13:55
Tình hình tại Chasov Yar đang khó khăn với Lực lượng Vũ trang Ukraine khi quân đội Nga đẩy mạnh tấn công ở cả sườn phía bắc và phía nam.

Xả súng tại Chicago (Mỹ) khiến nhiều người thương vong

Thứ 2, 15/04/2024 | 10:03
Ít nhất 10 người đã bị bắn - trong đó có một trẻ em tử vong trong vụ xả súng hàng loạt vào tối 13/4 (giờ địa phương) ở thành phố Chicago, Mỹ.

Nga tấn công chính xác, hệ thống phòng không Ukraine bị phá hủy, khói bụi bốc cao hàng chục mét

Thứ 2, 15/04/2024 | 13:55
Quân đội Nga vừa phá hủy hệ thống phòng không tầm trung IRIS-T SLM do Đức sản xuất của lực lượng Kiev trên hướng Kharkov.

Đức chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm” sau cú sốc năng lượng

Thứ 3, 16/04/2024 | 06:00
Năng lực công nghiệp ở châu Âu sẽ khó phục hồi về mức trước xung đột, trong khi các nhà sản xuất đang có xu hướng chuyển dịch sang Mỹ.