Nga đang “tạm dừng chiến dịch” ở Ukraine?

Thứ 6, 08/07/2022 | 14:16
0
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng triển vọng của một thỏa thuận hòa bình ở Ukraine sẽ càng mờ nhạt nếu xung đột tiếp tục kéo dài.

Nga có thể tạm thời giảm bớt nhịp độ tấn công ở Ukraine khi quân đội nước này nỗ lực tập hợp lại lực lượng chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới, theo các nhà phân tích.

Hôm 6/7, Moscow đã không tuyên bố hoặc đánh giá những bước tiến của các lực lượng Nga trên lãnh thổ Ukraine, "lần đầu tiên trong 133 ngày xung đột", Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) cho biết.

Tổ chức tư vấn có trụ sở tại Mỹ gợi ý rằng Moscow có thể đang thực hiện “tạm dừng chiến dịch” nhưng không “chấm dứt hoàn toàn các hành động thù địch”.

Một tuyên bố hôm 7/7 của Bộ Quốc phòng Nga dường như xác nhận đánh giá trên của ISW. Bộ này cho biết, các đơn vị quân đội Nga tham gia chiến đấu ở Ukraine đã được cho thời gian để nghỉ ngơi.

Thế giới - Nga đang “tạm dừng chiến dịch” ở Ukraine?

Bản đồ thể hiện các thành phố trọng điểm ở Donbass, miền Đông Ukraine, nơi giao tranh ác liệt giữa Ukraine và Nga đã tiếp diễn trong nhiều tuần qua. Đồ họa: NYT

Hôm 7/7, Thống đốc Donetsk của phía Ukraine, ông Pavlo Kyrylenko, thông báo rằng ít nhất 1 người thiệt mạng và 6 người khác bị thương sau một vụ tấn công bằng tên lửa được cho là do Nga gây ra ở thành phố Kramatorsk.

Ông Kyrylenko cũng cho biết trên Telegram rằng 6 tòa nhà - bao gồm 1 khách sạn và 1 tòa nhà cao tầng - đã bị hư hại trong một cuộc tấn công mà ông mô tả là “có chủ ý nhằm vào dân thường”.

Cuộc tấn công diễn ra 2 ngày sau khi ông kêu gọi 350.000 cư dân vùng Donetsk đi sơ tán trong bối cảnh xung đột quân sự Nga-Ukraine ngày càng gia tăng, với Donbass là điểm nóng giao tranh.

"Vận mệnh của cả đất nước sẽ do vùng Donetsk quyết định", ông Kyrylenko nói với các hãng thông tấn vào đầu tuần này ở Kramatorsk, trung tâm hành chính của vùng Donetsk, theo hãng tin AP.

"Một khi có ít người hơn, chúng tôi sẽ có thể tập trung nhiều hơn vào việc đánh địch và thực hiện các nhiệm vụ chính của mình", ông nói thêm khi đề cập đến lời kêu gọi di tản cư dân của mình.

Ông Putin thách phương Tây đánh bại Nga trên chiến trường

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng triển vọng của một thỏa thuận hòa bình ở Ukraine sẽ càng mờ nhạt nếu xung đột tiếp tục kéo dài.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thách thức phương Tây thử đánh bại Nga "trên chiến trường", và cho biết sự can thiệp của Moscow vào Ukraine đánh dấu sự chuyển hướng sang một "thế giới đa cực".

Nhà lãnh đạo Nga cho biết hôm 7/7 rằng Nga hầu như chưa bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine. Ông thách phương Tây thử xem có đánh bại được đất nước ông trên chiến trường không, đồng thời nhấn mạnh rằng Moscow vẫn để ngỏ ý tưởng về các cuộc đàm phán hòa bình.

Trong bài phát biểu với giọng điệu “diều hâu” hôm 7/7 trước các nhà lãnh đạo quốc hội sau hơn 4 tháng kể từ khi Moscow phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, ông Putin cho rằng triển vọng đàm phán hòa bình ở Ukraine sẽ càng mờ nhạt nếu xung đột tiếp tục kéo dài.

“Hôm nay chúng ta nghe nói rằng họ muốn đánh bại chúng ta trên chiến trường. Quý vị có thể nói gì? Hãy để họ thử”, ông Putin nói.

Thế giới - Nga đang “tạm dừng chiến dịch” ở Ukraine? (Hình 2).

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát bểu tại cuộc họp với các nhà lãnh đạo quốc hội ở Moscow, Nga ngày 7/7/2022. Ảnh: Sputnik

Nga cáo buộc phương Tây tiến hành một cuộc chiến ủy nhiệm chống lại nước này bằng cách giáng đòn trừng phạt vào nền kinh tế Nga và tăng cường cung cấp vũ khí tiên tiến cho Ukraine.

Tổng thống Putin nhận định, rõ ràng là các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang tạo ra khó khăn, nhưng chúng cũng không đạt được hiệu quả mà “những người khởi xướng chiến dịch kinh tế chống lại Nga” mong muốn.

Bên cạnh các bình luận “diều hâu”, ông Putin cũng đề cập đến khả năng đàm phán.

“Mọi người nên biết rằng nhìn chung, chúng ta vẫn chưa bắt đầu bất cứ điều gì một cách nghiêm túc”, nhà lãnh đạo Nga nói.

“Đồng thời, chúng ta không từ chối các cuộc đàm phán hòa bình. Nhưng những người từ chối đà phán nên biết rằng càng đi xa, họ càng khó nói chuyện với chúng ta”.

Ông Mykhailo Podolyak, trưởng phái đoàn đàm phán của Ukraine, cho biết trên Twitter tuần này rằng, các điều kiện để Kiev nối lại các cuộc đàm phán với Moscow sẽ bao gồm những điều sau: Ngừng bắn. Quân Nga rút lui. Trả lại những công dân bị bắt cóc. Dẫn độ tội phạm chiến tranh. Cơ chế bồi thường. Công nhận quyền chủ quyền của Ukraine.

Đảo Rắn – Biểu tượng sức kháng cự của Ukraine

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tuyên bố, việc cờ Ukraine tung bay trên Đảo Rắn ở Biển Đen là một dấu hiệu cho thấy đất nước của ông sẽ không bị đánh bại, và chiến dịch kéo dài 2 tháng qua của Ukraine nhằm tái chiếm hòn đảo là một lời cảnh báo đối với tất cả các lực lượng Nga.

“Hãy để mọi thuyền trưởng Nga, trên chiến hạm hay chiến đấu cơ, đều nhìn thấy quốc kỳ Ukraine trên Đảo Rắn và cho họ biết rằng đất nước của chúng ta sẽ không bị đánh bại”, ông Zelenskyy tuyên bố trong bài phát biểu hàng đêm hôm 7/7 của mình.

Trước đó, quân đội Ukraine đã đổ bộ lên Đảo Rắn (Zmiinyi) ở Biển Đen và làm lễ thượng cờ trên đảo.

Ông Andriy Yermak, chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, đã đăng một video trên Telegram hôm 7/7 cho thấy 3 người lính đang giương cao một lá cờ lớn. Ông Serhiy Bratchuk, người phát ngôn của chính quyền quân sự Odessa, miền Nam Ukraine, cũng đăng một số bức ảnh có nội dung tương tự trên Telegram.

Thế giới - Nga đang “tạm dừng chiến dịch” ở Ukraine? (Hình 3).

Binh sĩ Ukraine dựng quốc kỳ trên Đảo Rắn (Zmiinyi), vùng Odessa, miền Nam Ukraine. Ảnh do cơ quan báo chí của Các lực lượng vũ trang Ukraine công bố ngày 7/7/2022

Sau đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, một máy bay chiến đấu của Nga đã bắn trúng và tiêu diệt một số lượng không xác định binh sĩ Ukraine trên hòn đảo tiền tiêu ở Biển Đen.

“Vào khoảng 5 giờ sáng, một số quân nhân Ukraine đã đổ bộ lên đảo từ một chiếc thuyền máy và chụp ảnh với lá cờ. Một máy bay của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã ngay lập tức thực hiện một cuộc tấn công bằng tên lửa chính xác cao vào Đảo Rắn, hậu quả là một bộ phận quân nhân Ukraine đã bị tiêu diệt”, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết hôm 7/7.

Không thể xác minh độc lập các chi tiết của lời tường thuật.

Đảo Rắn, có diện tích chỉ khoảng 17 hecta, đã rơi vào tay quân Nga ngay từ những ngày đầu của cuộc xung đột.

Hồi cuối tháng 6, Moscow tuyên bố rút quân khỏi Đảo Rắn vì quân đội Nga đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, và cho biết đây là một "cử chỉ thiện chí" để cho thấy Moscow không cản trở các nỗ lực của Liên Hợp Quốc (LHQ) nhằm mở một hành lang nhân đạo cho phép vận chuyển ngũ cốc ra khỏi Ukraine.

Trong khi đó, Ukraine tuyên bố đã đánh bật các lực lượng Nga ra khỏi hòn đảo tiền tiêu sau một cuộc tấn công dữ dội bằng pháo và tên lửa.

Phần Lan tăng cường an ninh ở biên giới với Nga

Quốc hội Phần Lan hôm 7/7 đã thông qua dự luật cho phép dựng rào chắn ở khu vực biên giới phía Đông nước này với Nga, và đóng cửa đường biên giới dài hơn 1.300 km (800 dặm) đối với người xin tị nạn trong trường hợp đặc biệt.

Dự luật được thông qua với đa số phiếu ủng hộ bất chấp vẫn còn tranh cãi về các quy tắc tị nạn của Liên minh châu Âu.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Helsinki lo ngại rằng Nga có thể trả đũa kế hoạch gia nhập liên minh quân sự NATO của Phần Lan.

Dự luật cũng cho phép chính phủ Phần Lan xây dựng các hàng rào hoặc công trình ngăn chặn hoạt động đi lại khác gần biên giới Phần Lan, đồng thời chuyển hướng tất cả các đơn xin tị nạn sang một hoặc một số cửa khẩu khác, chẳng hạn như sân bay.

Thế giới - Nga đang “tạm dừng chiến dịch” ở Ukraine? (Hình 4).

Binh sĩ Ukraine kiểm tra phần còn lại của một quả tên lửa Nga trong một cái hố được tạo ra sau pháo kích ở Kramatorsk, vùng Donetsk, miền Đông Ukraine, ngày 7/7/2022. Ảnh: The Gazette

Đức từ chối gửi xe bọc thép chở quân cho Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht đã bác bỏ việc bàn giao các xe bọc thép chở quân Fuchs cho Ukraine, với lý do vì lợi ích an ninh của chính nước Đức.

"Chúng ta hỗ trợ Ukraine bằng mọi thứ có thể và có trách nhiệm. Nhưng chúng tôi phải đảm bảo khả năng tự vệ của mình trước", Bộ trưởng Lambrecht nói với hãng tin DPA hôm 7/7.

Theo bà Lambrecht, Đức không thể dốc sạch kho vũ khí của Bundeswehr (quân đội Đức) và phớt lờ lời khuyên quân sự của Tham mưu trưởng Eberhard Zorn.

Tham mưu trưởng quân đội Đức Eberhard Zorn trước đó đã tuyên bố rằng ông không thấy có khó khăn gì trong việc bàn giao xe tăng cho Ukraine, nhưng xe bọc thép chở quân thì lại khác.

Kêu gọi G20 tìm cách sớm chấm dứt xung đột ở Ukraine

Ngoại trưởng các nước G20 đã bắt đầu nhóm họp tại đảo Bali, Indonesia, hôm 8/7. Phát biểu khai mạc hội nghị, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi kêu gọi G20 "tìm cách tiến lên phía trước" và sớm chấm dứt giao tranh ở Ukraine.

"Trách nhiệm của chúng ta là phải kết thúc cuộc chiến sớm hơn và giải quyết những khác biệt của chúng ta trên bàn đàm phán, không phải ở chiến trường", bà Marsudi nhấn mạnh.

Ngoại trưởng Indonesia cho rằng chủ nghĩa đa phương là cách duy nhất để giải quyết các thách thức toàn cầu và hy vọng diễn đàn sẽ cung cấp một con đường để giải quyết những hậu quả của cuộc chiến, vốn đang hoành hành trên toàn cầu.

Nhấn mạnh căng thẳng đang gia tăng giữa các bên, trước đó, bà Retno cũng cho biết, các đối tác G7 đã thông báo với bà rằng họ không thể tham gia tiệc chiêu đãi hôm 7/7, nơi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng có mặt. Với tư cách nước chủ nhà, Indonesia hiểu và tôn trọng quyết định này.

Thế giới - Nga đang “tạm dừng chiến dịch” ở Ukraine? (Hình 5).

Lính cứu hỏa tìm cách dập tắt đám cháy theo sau pháo kích tại một khu chợ ở Slovyansk, vùng Donetsk, miền Đông Ukraine, ngày 5/7/2022. Ảnh: The Gazette

Thành viên G20 gồm các nước G7 (Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản, Canada, Italy), các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi), các nền kinh tế mới nổi có quy mô lớn (Australia, Argentina, Mexico, Hàn Quốc, Indonesia, Ả Rập Xê-Út, Thổ Nhĩ Kỳ) và EU.

Minh Đức (Theo DW, Al Jazeera, Newsweek)

Cựu cố vấn Mỹ cảnh báo nguy cơ Ukraine gặp phải trong xung đột với Nga

Thứ 5, 07/07/2022 | 20:48
Lập trường của Ukraine vẫn vững chắc. Kiev tin tưởng rằng họ phải trụ vững càng lâu càng tốt trước sự gây hấn của Nga.

Cái giá Nga phải trả cho chiến thắng ở miền Đông Ukraine có “quá đắt”?

Thứ 4, 06/07/2022 | 11:26
Mức tiêu hao quân số quá lớn có thể buộc Nga phải tạm dừng cuộc tấn công ở Ukraine vào một thời điểm nào đó cuối mùa hè.

Ukraine hoàn thành 4 nhiệm vụ trong cuộc xung đột với Nga ở Lugansk

Thứ 3, 05/07/2022 | 14:32
Sau khi kết quả giao tranh ở Lugansk, miền Đông Ukraine, đã ngã ngũ, cả Nga và Ukraine đều có những tính toán cho những bước tiếp theo.

Ukraine đang “giữ sức chờ phát động”?

Thứ 6, 01/07/2022 | 14:54
Có vẻ người Ukraine lúc này đang nén mình lại như một cái lò xo, chờ thời cơ để phản công, giành lại những gì đã mất từ tay Nga.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Bộ trưởng Quốc phòng Đức nói về việc Nga mở rộng sản xuất vũ khí

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:15
Một phần lớn hơn những gì đang được sản xuất không được gửi đến tiền tuyến mà được đưa vào kho, theo vị quan chức Đức.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Israel tuyên bố sắp tổ chức tấn công Rafah

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:41
Thứ Tư, Israel đánh bom miền Bắc Gaza ngày thứ hai liên tiếp. Israel khẳng định sẽ xúc tiến kế hoạch tấn công toàn lực nhằm vào Rafah.

Mỹ đã bí mật gửi tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:27
Một quan chức Mỹ cho biết, trong những tuần vừa qua, Mỹ đã bí mật gửi các tên lửa tầm xa để hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.

Ly kỳ vụ trộm vàng lớn nhất lịch sử Canada

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Cảnh sát đã bắt giữ 9 người liên quan đến vụ trộm vàng lớn nhất Canada. Lô hàng bị mất bao gồm 6.600 thỏi vàng trị giá hơn 20 triệu USD và 2,5 triệu đô Canada.