Nga phản ứng “lạ” trước việc Mỹ tăng cường hiện diện vũ khí ở châu Á

Nga phản ứng “lạ” trước việc Mỹ tăng cường hiện diện vũ khí ở châu Á

Chủ nhật, 25/03/2018 | 06:00
0
Nga đã có những phản ứng khác nhau trước việc Mỹ triển khai lắp đặt, cung cấp hệ thống tên lửa cho hai đồng minh ở châu Á là Hàn Quốc và Nhật Bản.

Đầu năm 2017, Mỹ bắt triển khai lắp đặt Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), đến tháng 12/2017, Chính phủ Nhật Bản cũng đã thông qua đề xuất lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất Aegis Ashore do Mỹ sản xuất.

Mỹ cho biết, các hoạt động triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Hàn Quốc và Nhật Bản nhằm đối phó với các vụ thử tên lửa hạt nhân liên tục trong thời gian qua của Triều Tiên. Trong khi đó, Nga bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ trước việc Mỹ ngày càng tăng cường hiện diện vũ khí ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Nga phản ứng “lạ” trước việc Mỹ tăng cường hiện diện vũ khí ở châu Á

 Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov bắt tay Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono. 

Các quan chức Nga cho rằng, việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc có thể dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực và Nga sẽ tính đến việc rời khỏi hiệp ước Cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược mới (New START).

New START là một hiệp ước vốn được ký kết dưới thời Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Medvedev vào năm 2010 nhằm cắt giảm dần số lượng các đầu đạn hạt nhân chiến lược của Mỹ và Nga.

Chính phủ Nga đã tuyên bố việc Nhật Bản lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất Aegis Ashore sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm, vi phạm hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) vốn được ký kết trong thời ký Chiến tranh Lạnh nhằm cấm triển khai các tên lửa tầm ngắn và tầm trung.

Vào tháng 12/2017, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh quyết định của Tokyo hợp tác với Mỹ triển khai hệ thống Aegis Ashore ở Nhật là một trở ngại trong quan hệ Nga - Nhật, ảnh hưởng đến việc xây dựng sự tin cậy lẫn nhau giữa hai nước trong thời gian tới.

Trong bối cảnh đó, Nga một mặt bày tỏ sự thất vọng đối với Mỹ, mặt khác Moscow đã áp dụng các cách thức tiếp cận khác nhau đối với Seoul và Tokyo.

Với Nhật, Kremlin quan ngại cho tương lai quan hệ hai nước sau quyết định triển khai Aegis Ashore của Tokyo. Trong khi đó, mặc dù không mấy “thoải mái” trước THAAD, nhưng Nga vẫn theo đuổi chính sách gần gũi với Hàn Quốc theo hướng tăng cường hợp tác trên nhiều khía cạnh.

Theo giới phân tích, sự khác biệt trong cách tiếp cận của Nga với Nhật Bản và Hàn Quốc là rất đáng lưu ý, bởi cả Seoul và Tokyo là những đồng minh thân cận của Mỹ, đang tích cực hợp tác với Washington để đối phó với các mối nguy cơ đe dọa an ninh từ phía Nga.

Ngoài điểm chung liên quan đến hợp tác với Mỹ để triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa, giữa Nhật Bản và Hàn Quốc trong một số thời điểm vẫn có các quan điểm khác nhau trong quan hệ với Nga.

Cụ thể, sau hành động sáp nhập Crimea của Nga vào năm 2014, Nhật áp đặt các biện pháp trừng phạt vào Moscow, trong khi Hàn Quốc không thực hiện điều này.

Chính sách khác nhau của Nhật Bản và Hàn Quốc về một vấn đề cụ thể như lệnh trừng phạt là không đủ để giải thích cho phản ứng “khác biệt” của Nga đối với Seoul và Tokyo sau sự kiện Hàn Quốc và Nhật Bản hợp tác với Mỹ triển khai hệ thống tên lửa thời gian qua.

Bất đồng hiện tại lớn nhất giữa Nga và Nhật chủ yếu liên quan đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Mặc cho thiện chí hợp tác, nỗ lực đối thoại của cả Nga và Nhật, đến nay Moscow và Tokyo vẫn chưa tìm được lời giải cho vấn đề tranh chấp ở quần đảo Kuril.

Cả Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã nhiều lần nhấn mạnh sự quan tâm, mong muốn sớm giải quyết các bất đồng liên quan đến quần đảo Kuril.

Giới quan sát cho rằng, đối với Nga, việc thúc đẩy hợp tác với Hàn Quốc có ý nghĩa quan trọng, Nga muốn thông qua Hàn Quốc tiếp cận thị trường châu Á rộng lớn, giàu tiềm năng trên thế giới. Chính vì vậy, Nga không thật sự quá “đặt nặng” vấn đề Hàn Quốc hợp tác Mỹ triển khai THAAD.

Trong khi đó, đối với Moscow, việc Nhật Bản “hồ hởi” triển khai hệ thống tên lửa Aegis Ashore là một bước đi lạc hậu, khiến cho quan hệ vốn đã tồn tại nhiều bất đồng giữa Nga và Nhật trở nên khó gần hơn.

Tranh chấp lãnh thổ kéo dài đã ảnh hưởng đến quan hệ Nhật Bản và Nga. Điều này có thể lý giải một phần tại sao Nga “không mặn mà” thúc đẩy quan hệ với Nhật Bản trong bối cảnh liên minh Tokyo - Washington liên tục được củng cố.

Việc Nhật Bản bày tỏ sẵn sàng ủng hộ các sáng kiến ​​an ninh do Mỹ đề xuất nhằm chống lại các mối đe dọa của Nga càng khiến cho quan hệ giữa Moscow và Tokyo trở nên “xa cách”.

Ngược lại, Nga đã không để cho vấn đề THAAD ảnh hưởng đến quan hệ đối tác chiến lược Hàn Quốc - Nga. Moscow và Seoul có nhiều tương đồng cũng như lợi ích phát triển kinh tế, trong đó sáng kiến “Chính sách phương Bắc mới” của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in được xem lời cam kết mạnh mẽ cho việc thúc đẩy quan hệ với Nga.

Hơn nữa, Moscow và Seoul cũng đã có kinh nghiệm trong việc hợp tác để giải quyết khủng hoảng an ninh trên bán đảo Triều Tiên.

Moscow cũng đã theo đuổi chính sách cân bằng trong quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Moscow hiểu rằng, căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên là không có lợi cho nước này, nhất là trong thúc đẩy hợp tác kinh tế với Bình Nhưỡng và Seoul trên lĩnh vực năng lượng và cơ sở hạ tầng.

Những phản ứng khác nhau của Nga trước việc Hàn Quốc triển khai THAAD và Nhật Bản triển khai Aegis Ashore không phải là điều khó hiểu, bởi Moscow có lợi ích kinh tế gắn liền với Seoul trong khi Nga vẫn còn bất đồng chưa thể giải quyết đối với Nhật liên quan đến quần đảo Kuril.

Xem thêm >> Nga chuẩn bị gì nếu Mỹ tấn công Syria?

Kông Anh

Nga chuẩn bị gì nếu Mỹ tấn công Syria?

Thứ 7, 24/03/2018 | 19:55
Dù không cung cấp thông tin cụ thể về thời gian hay khả năng Nga điều thêm quân đến Syria nhưng theo một quan chức Nga, Moscow đang nghiêm túc đánh giá khả năng Mỹ tấn công chính quyền Syria và Nga đang chuẩn bị cho tình huống này.

Chiến thuật của Nga và Syria khiến phiến quân lũ lượt rút khỏi Đông Ghouta

Thứ 6, 23/03/2018 | 15:12
Chấp nhận thỏa thuận do Nga bảo trợ, nhóm phiến quân giao lại thị trấn Harasta, đổi lại được cung cấp đường rút an toàn cho mình và người thân khỏi Đông Ghouta, Syria.
Cùng tác giả

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.

“Hiệp định Geneve không chỉ là mốc son lịch sử mà còn mang ý nghĩa thời đại”

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:02
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định việc ký kết Hiệp định Geneve không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại.

Việt Nam coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống với Benin

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:07
Điện đàm với người đồng cấp Benin, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Benin còn rất lớn, do đó hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế song phương.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Lực lượng Israel trở lại khu vực phía Đông Khan Younis

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Người dân địa phương cho biết, trong ngày thứ Hai, lực lượng Israel đã trở lại khu vực phía Đông thành phố Khan Younis trong một cuộc đột kích bất ngờ.

Quốc gia vùng Baltic Litva khởi động cuộc tập trận quy mô lớn nhất

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:36
Cuộc tập trận sẽ huấn luyện cho tất cả các thành phần của Các Lực lượng Vũ trang Litva.

Bloomberg: Đức thúc giục Mỹ cấp thêm tổ hợp Patriot cho Ukraine

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:16
Đức cam kết sẽ gửi khẩu đội Patriot thứ 3 tới Ukraine và 6 khẩu đội nữa sẽ sớm được các quốc gia thành viên EU khác chuyển giao.

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.