Đàn ông miền Tây nhìn gái quê ham tiền xuất ngoại

Đàn ông miền Tây nhìn gái quê ham tiền xuất ngoại

Thứ 3, 13/08/2013 | 14:58
0
"Cô gái ấy nói luôn như không cần phải nghĩ, "thà bị đánh mà được tiền còn hơn lấy trai quê, bị đánh đập suốt ngày mà chẳng có gì bỏ miệng". Tôi ức quá mà không biết làm sao. Đành rằng, con trai quê tôi có nhiều người nhậu nhẹt, ăn chơi, hay đập vợ con, có bao nhiêu là xả láng hết. Nhưng có phải tất cả đàn ông đều thế đâu...", một thanh niên miền Tây tâm sự.

Người xinh lên phố lấy chồng, đi Tây

Chuyến công tác từ TP.HCM kết thúc sớm hơn dự định. Máy bay tới hơn 11h đêm mới xuất phát, tôi đành bắt taxi lòng vòng quanh mảnh đất được mệnh danh là hòn ngọc viễn đông này cố níu kéo chút hương sắc trời Nam trước khi về với mùa thu Hà Nội. Taxi chầm chậm loanh quanh qua khu "phố Tây" Phạm Ngũ Lão (quận 1). Khu này sở dĩ được gọi là "phố Tây" bởi nơi đây tập trung rất nhiều các khách sạn, nhà nghỉ, các cửa hàng ăn uống, các trung tâm lữ hành và dịch vụ du lịch... phục vụ cho đối tượng khách du lịch bụi, "Tây ba lô" với mức giá trung bình và rẻ.

Xã hội - Đàn ông miền Tây nhìn gái quê ham tiền xuất ngoại

Ngọc Trinh là một trong những cô gái miền Tây có vẻ đẹp khá hot. Ảnh chỉ mang tính minh họa.

Đi đến đoạn gần chợ Bến Thành, bên vệ đường, một cô gái người Việt có dáng dong dỏng cao, mặc quần soóc ngắn, chiếc áo hai dây hồng cánh sen khoét sâu lộ rõ đôi gò bồng đảo. Một người đàn ông nước ngoài cao to mặc áo phông nâu, quần đùi hoa, dưới đôi chân nhiều lông lá là đôi tông vẹt một nửa đế. Chàng trai Tây đang đưa ra 3 ngón tay, cô gái lắc đầu đưa 6 ngón. Cuối cùng, dường như để dung hòa, chàng Tây nọ đưa 4 ngón, cô gái cười cười, ôm lấy chàng trai, ngẩng mặt lên liếc mắt đưa tình rồi hai người bước đi.

Thấy tôi còn ngoái lại nhìn cặp đôi trai gái nọ, anh lái taxi cười xòa nói như để giải tỏa tò mò của tôi. "Gái bắt khách đấy em ạ. Nhiều lần tôi còn thấy hai cô tranh một anh Tây, anh Tây hỏi giá hai người rồi đi với người chấp nhận tiền thấp hơn. "Tây ba lô" giờ "cáo" và "kiệt" lắm!".

Anh lái xe này người Long An lên Sài Gòn lái taxi đến nay đã gần 5 năm. Anh kể, nghề này anh tiếp xúc với nhiều loại người, từ những quý cô giàu sang phú quý đến những nàng mới từ quê  lơ ngơ ra Sài Gòn kiếm việc làm. Cũng nhờ cái nghề này mà anh biết lắm chuyện, lắm loại người, đôi khi biết lắm lại vơ vào mình những buồn phiền không đâu.

Thấy anh tài xế nói chuyện có vẻ khá hiểu biết, tôi kể chuyện chuyến đi về miền Tây của mình vừa rồi, rằng phong cảnh của vùng quê anh không chê vào đâu được, con người cũng rất hiền hòa dễ mến... nhưng cả ngày đi sao chưa gặp được một người phụ nữ đẹp. Người ta cứ bảo con gái miền Tây xinh lắm, vừa trắng lại có giọng nói ngọt ngào. Ngọc Trinh cũng xinh thế còn gì. Vậy mà cả chuyến công tác của tôi, chỉ gặp toàn đàn bà trẻ con, con gái thì cũng có nhưng... chẳng xinh. Chẳng lẽ người ta nói xạo?.

Anh tiếp câu chuyện bằng cái giọng rầu rầu: "Người xinh đi lên thành phố hoặc lấy chồng nước ngoài rồi em. Còn mấy cô ở nhà đâu mà còn gái xinh... Cái cô lúc nãy mời khách ấy, cũng người miền Tây đó thôi. Nhiều em gái rời vùng quê mình lên thành phố mong tìm được việc làm. Nhưng làm một thời gian thì cực quá, không chịu nổi nên chuyển qua nghề bia ôm, cắt tóc trinh nữ, massage, tẩm quất, số khác thì làm gái đứng đường... Cũng có em may mắn được các công tử con nhà giàu bao... Lang bạt với cái nghề ấy, nhiều cô còn ra Đà Nẵng, Hà Nội... kiếm tiền”.

"Nghe qua cách nói của cô gái, tôi đã biết trong đầu cô định sẽ đi làm gái nhà hàng nếu không có việc làm cho thu nhập cao. Tôi lại nhớ đến mấy em gái trong xóm tôi, chỉ 17 -18 đã lên thành phố. Bố mẹ thấy con gửi tiền về tiêu xài, khoe với người khác, chẳng cần biết trên này con phải làm nghề gì. Tôi  lặng đi một hồi lâu rồi tìm cách khuyên giải. Tôi bảo rằng làm gái trên này cực lắm. Phải người tốt thì đỡ người không ra gì họ đánh cho thì tội... Cô gái ấy nói luôn như không cần phải nghĩ, "thà bị đánh mà được tiền còn hơn lấy trai quê, bị đánh đập suốt ngày mà chẳng có gì bỏ miệng". Tôi ức quá mà không biết làm sao. Đành rằng con trai quê tôi, có nhiều người nhậu nhẹt, ăn chơi, hay đập vợ con, có nhiêu là xả láng hết. Nhưng có phải tất cả đàn ông đều thế đâu... Bao nhiêu người vẫn tốt bụng thật thà, chiều vợ con , sống thoáng và không câu nệ gì hết... các cô ấy bị đồng tiền lóa mắt cả rồi", người tài xế tâm sự.

Xã hội - Đàn ông miền Tây nhìn gái quê ham tiền xuất ngoại (Hình 2).

Nhiều cô gái miền Tây làm nghề buôn phấn bán hương.

Héo úa sau giấc mộng chồng ngoại

Tâm sự buồn

Anh tài cũng cho biết, bây giờ ở quê anh, con trai rất khó lấy vợ, bởi lẽ con gái chừng mười tám đôi mươi là ra thành phố kiếm tiền gần hết, chẳng còn mấy người ở nhà. Nhiều người đàn ông buồn phiền càng sinh ra nghiện rượu, tối ngày uống, nên nghèo vẫn hoàn nghèo. Có lần, anh chở một cô gái trẻ chỉ chừng 18 tuổi, cô ngơ ngác nhìn ra đường phố, chỗ nào cũng thấy vui, đến đâu cũng hỏi han. Anh tài biết ngay đó là cô gái mới ra thành phố lần đầu. Cô cho biết sẽ vào chỗ bà chị để nhờ xin việc, nếu không được thì... làm “nghề” gì thì làm.

Hiện nay trong giới ăn chơi, "con gái miền Tây" đã trở thành thương hiệu về độ xinh xắn và biết cách chiều chuộng đàn ông. Có lẽ vùng đất "gạo trắng nước trong" nên sinh ra nhiều con gái đẹp. So với các miền khác, gái miền Tây thường cao ráo và trắng trẻo hơn. Và, đặc biệt họ có một "vũ khí" lợi hại đó là: Giọng nói ngọt ngào. Đã có rất nhiều anh trai Bắc và Trung lấy con gái miền Tây chỉ vì giọng nói ấy.

Thiên nhiên trù phú ưu đãi cho người miền Tây nhiều đặc ân nên không giống như miền Bắc và miền Trung phải làm lụng dãi nắng dầm sương mới được miếng ăn. Con gái xứ này chỉ cần làm công việc nhẹ nhàng mà không phải lao động chân tay.

Ngọc Trinh, cô gái đến từ Trà Vinh từng nói: "Yêu mà không có tiền thì cạp đất mà ăn à!".  Cô cũng tự tin khẳng định, con gái không cần giỏi mà chỉ cần biết cách đưa khăn tắm cho đàn ông là được. Họ muốn làm cách nào nhanh chóng có tiền để gửi về cho bố mẹ mở mặt với chòm xóm.

Đang lặng  nghĩ về chuyện kiếm tiền của những cô gái miền Tây, trời Sài Gòn bỗng đổ mưa như trút nước. Nhiều người chưa kịp đỗ xe xuống mặc áo mưa đã bị ướt như chuột lột. Anh tài bỗng tiếp chuyện bằng cái giọng trầm trầm: "Cũng tầm này tháng trước, tôi đón một cô gái từ sân bay về, trời cũng đổ mưa to như thế này. Hành lý của cô ấy chỉ có đúng một chiếc túi vải nhỏ xíu mà không túi to túi nhỏ như người khác. Cô ấy gầy rộc, nhìn nhác qua thì có nét xinh nhưng đôi mắt  thì trố tròn như nhiều ngày không được ngủ. Đôi bàn tay thô ráp hơn một người đi làm cao su. Hỏi chuyện ra thì mới biết cô ở cù lao Dung (Sóc Trăng), nơi được báo chí đặt cho biệt danh "Cù lao lấy chồng ngoại", bởi nơi đây có hàng trăm cô gái lấy chồng ngoại rồi, một đi không trở về".

Lúc đầu cô này được bà mối hứa cưới xong sẽ đưa cho bố mẹ cô 80 triệu đồng. Thế nhưng, cưới xong, chồng cô chỉ đưa có hai mươi triệu đồng rồi đưa cô về Trung Quốc. Cô kể gia đình bên chồng sống trên núi, hằng ngày bắt cô phải đi đốn củi rồi lo dọn việc nhà. Làm việc khổ cực, nhưng mỗi bữa chỉ được ăn một bát cơm, lại thường xuyên bị nhà chồng hành hạ đủ điều. Cô sợ quá, đòi về nước nhưng nhà chồng không cho và dọa nếu trốn thì sẽ chặt chân. Sau nhiều ngày chờ thời cơ, cô đã trộm lại được giấy tờ tùy thân mà chồng cô giấu trong két sắt. Nhân một hôm đi đổ rác, cô vội vàng chạy trốn, chỉ kịp mang theo giấy tờ và ít tiền. Biết nói chút ít tiếng Trung, sau nhiều ngày lưu lạc cuối cùng cô cũng thoát được về nước. Nghĩ lại quãng thời gian đó, cô gái ôm mặt khóc rưng rức.

"Tôi chứng kiến nhiều cảnh gái miền Tây quê tôi phải chịu cảnh tủi nhục vì đồng tiền. Nghĩ mà xót xa. Giá như những ông bố bà mẹ không kỳ vọng vào sự đổi đời của con gái thì có lẽ các cô cũng không đến nỗi lao mình để kiếm tiền bằng những con đường không mấy tốt đẹp đó", anh tài xế buồn buồn tâm sự trước khi mở cửa xe chào tạm biệt tôi ở sân bay Tân Sơn Nhất. Tôi kết thúc chuyến công tác bằng một đêm mưa dằng dặc và những nỗi buồn mênh mông về số phận những cô gái miền Tây đẹp, ít hiểu biết và lận đận...                                

Thành Huế

Ồ ạt xuất ngoại mua ngải cầu tình, cầu tài

Thứ 2, 29/07/2013 | 08:43
Sau những lần diện kiến nhiều thầy bùa và các “tín đồ” bùa chú, tôi nhận ra một điều: Bùa chú chưa nhiều người tin nhưng người đã tin thì không khác gì một “con nghiện”, phó thác tất cả vào chúng.

Cầu thủ Việt Nam xuất ngoại: Ít người thành công

Thứ 4, 24/07/2013 | 07:24
Trước Lê Công Vinh, đã có không ít cầu thủ Việt Nam xuất ngoại thi đấu nhưng thành công, dấu ấn để lại vẫn còn khá hạn chế.

Những cầu thủ Việt từng xuất ngoại thi đấu

Thứ 2, 22/07/2013 | 15:52
Huỳnh Đức là cầu thủ Việt đầu tiên xuất ngoại thi đấu. Sau anh một loạt những cầu thủ như Trung Tuấn, Công Vinh, Hữu Thắng... cũng từng sang đất khách quê người thử sức.

Đua nhau xuất ngoại, xóm nghèo thành 'làng tỷ phú'

Thứ 6, 15/03/2013 | 17:00
Khác với những con đường quê bé nhỏ, ngoằn ngoèo, đường vào Đô Thành thẳng tắp, thênh thang với la liệt ô tô các loại xếp thành hàng như triển lãm. Ai cũng nghĩ đây hẳn là một khu nghỉ dưỡng sang trọng dành cho giới thượng lưu, nhưng thực tế đây chỉ là một làng quê vừa thay da đổi thịt trong thời kỳ kinh tế mới.

Xa xỉ xuất ngoại chụp ảnh cưới

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
Xuất ngoại chụp ảnh cưới xu hướng mà một bộ phận giới trẻ đang rất chuộng. Để sở hữu một bộ ảnh "độc đáo, lạ mắt", họ sẵn sàng chi tới 10.000 USD và đôi khi họ bị xem là xa xỉ, thừa tiền...

Con đường xuất ngoại siêu tốc thông qua kết hôn giả

Thứ 4, 17/04/2013 | 15:46
Có thể thấy dòng ngoại hối “chảy” về như nước đã giúp đời sống dân Tam Dị hôm nay “thay da đổi thịt”. Tuy nhiên, hậu quả của con đường xuất ngoại siêu tốc thông qua hình thức kết hôn với người nước ngoài như chị Thêu thì vẫn còn ngồn ngộn đâu đó sau mỗi căn biệt thự cao ngút trời. Khi đi dễ bao nhiêu, giờ về chung chiêng lắm.