Ngăn ngừa xâm hại tình dục trẻ em bằng luật là chưa đủ

Ngăn ngừa xâm hại tình dục trẻ em bằng luật là chưa đủ

Thứ 4, 28/08/2013 | 15:55
0
Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em ngày càng gia tăng về số lượng và để lại hậu quả hết sức nặng nề. Nạn nhân không chỉ bị tổn thương về thể chất mà còn luôn sống trong sợ hãi và sự ám ảnh. Các chuyên gia pháp lý đều cho rằng ngăn ngừa đối với loại tội phạm này bằng con đường pháp lý là chưa đủ.

Con số xâm hại tình dục trẻ em đáng báo động

Theo số liệu thống kê của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTBXH) năm 2011 cho thấy, cả nước có 1.453 trẻ bị xâm hại tình dục, tính trung bình 5 năm gần đây thì mỗi năm có khoảng gần 1.000 trẻ bị xâm hại tình dục. Trong đó, riêng số vụ hiếp dâm trẻ em lên tới 80%. Nhiều vụ có tính chất đặc biệt nghiêm trọng như: Hiếp dâm tập thể, hiếp dâm trẻ dưới 5 tuổi, cha dượng hiếp dâm con, thầy giáo xâm hại tình dục học trò nhiều lần, thậm chí cha đẻ hiếm dâm con gái..

Luật sư - Ngăn ngừa xâm hại tình dục trẻ em bằng luật là chưa đủ

Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em chủ yếu là người thân. Ảnh minh họa (internet).

Số liệu trong Hội thảo Tập huấn Tổ chức an toàn với trẻ em trong năm 2012 tại Hà Nội cho thấy tình trạng trẻ bị lạm dụng, xâm hại tình dục đang là vấn đề nổi cộm trong xã hội. Số vụ xâm hại tình dục trẻ em giai đoạn 2006 – 2010 chiếm 58,8% tổng số vụ xâm hại trẻ em, tăng 6,4% so với giai đoạn 2001-2005.

Đặc biệt tính chất của các vụ xâm hại trẻ em ngày càng trở nên nghiêm trọng với những hành vi suy đồi đạo đức như: hiếp dâm tập thể, hiếp dâm trẻ em dưới 5 tuổi, hiếp dâm rồi giết trẻ em… Nguy hại hơn nữa, có tới 70% nạn nhân bị xâm hại bởi người quen, thậm chí là chính người thân, máu mủ, ruột rà.

Trong năm 2012, rất nhiều vụ hiếp dâm trẻ em đã được pháp luật đưa ra ngoài ánh sáng. Đáng lo, thủ phạm lại chính là những đối tượng có quan hệ huyết thống “không ai ngờ tới” như: bố, dượng, anh trai,… của các nạn nhân.

Tính trung bình mỗi năm, nước ta có tới gần 1.000 vụ xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện, nhưng chỉ có 40% số vụ bị mang ra xét xử hình sự, số còn lại đều bỏ trốn hoặc nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật do gia đình bị hại thiếu hiểu biết, khi con em mình bị nạn không đem đi trình báo, giám định ngay nên thiếu bằng chứng cụ thể để buộc tội kẻ xấu; do tâm lý của người Việt Nam quá trọng tình, đôi khi nhẫn nhịn, nhìn con đau đớn nhưng không dám tố giác vì sợ mất tình cảm, mặt khác sợ mang tiếng, nghĩ là chuyện đã rồi nên chỉ thoả thuận bồi thường thiệt hại về mặt vật chất là xong. Số vụ bị xử lý hình sự là quá ít nên chưa đủ sức răn đe đối với những kẻ suy thoái về đạo đức, lối sống nhân cách, thích ăn chơi, đua đòi, hưởng thụ, dục vọng thấp hèn và thiếu hiểu biết pháp luật. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tội phạm xâm hại tình dục ngày một gia tăng, gây bức xúc trong dư luận.

Nguyên nhân của tội ác đầy thú tính?

Lí giải tình trạng tội phạm xâm hại tình dục đối với trẻ em ngày càng gia tăng trên báo VOV, TS Đỗ Đức Hồng Hà – Giảng viên ĐH Luật Hà Nội, cán bộ của Bộ Tư pháp cho biết: “Nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng của văn hóa phẩm kích động, bạo lực, phim, ảnh khiêu dâm tràn lan, đặc biệt trên Internet, những website khiêu dâm, game online kích dục… khiến người ta dễ bị kích thích, mất kiểm soát hành vi bản thân” 

Luật sư - Ngăn ngừa xâm hại tình dục trẻ em bằng luật là chưa đủ (Hình 2).

Gia đình và xã hội cần quan tâm tới trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái. Ảnh: Internet.

Ông còn cho rằng: “Nguyên nhân chính vẫn là chủ quan từ ý thức con người. Từ việc đặt mình quá cao, có những đòi hỏi cá nhân ích kỷ, coi thường mạng sống của người khác... nên họ đã tự biến mình thành những con quỷ đội lốt người”.

Không chỉ vậy, sự tác động của cuộc sống đô thị hóa cũng là một nguyên nhân cần kể đến. Việc nhiều người dân di dời từ vùng nông thôn ra đô thị mưu sinh hay tràn qua biên giới để kiếm sống đã khiến họ sao nhãng trách nhiệm đối với gia đình. Không ít trẻ em vì thế mà bỏ học, đi lang thang,… trở thành “mồi” cho những tên yêu râu xanh.

PGS Trịnh Hòa Bình (Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội và truyền thông đại chúng) cũng lí giải: “Do là người quen, người thân trong gia đình nên các nạn nhân ít phòng bị, dẫn đến bị kẻ phạm tội lợi dụng. Bản thân kẻ phạm tội cũng không có khả năng thực hiện hành vi đồi bại ở những nhóm đối tượng khác”. (trích trả lời trên báo Lao động).

Trường hợp trẻ em bị lạm dụng nhiều lần, nhiều năm mà vẫn không bị phát giác là do bị xâm hại tình dục nhưng vì sợ hãi, vì bị đe dọa bằng vũ lực mà nhiều em không dám lên tiếng để được cứu giúp.

Mặt khác, nhiều gia đình biết con mình bị xâm hại nhưng không tố cáo tội phạm vì nhiều lý do. Trong đó, vì sợ chuyện riêng tư gia đình bị nhiều người biết, sợ xấu hổ, sợ rắc rối nên họ im lặng cho êm chuyện. Những suy nghĩ thiếu đúng đắn đó vô hình đã trở thành tấm lá chắn che đậy tội ác của những tên yêu râu xanh đội lốt những bậc làm cha, làm chú.

Bên cạnh những nguyên nhân dẫn đến hành vi xâm hại trẻ em như trên thì còn có nguyên nhân xuất phát từ các loại hình băng đĩa lậu, dịch vụ Internet lưu trữ các hình ảnh phim đồi trụy đã ít nhiều ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục làm tha hoá một bộ phận giới trẻ và người lao động, tệ nạn rượu chè say xỉn cũng là điều kiện phát sinh tội phạm xâm hại tình dục trẻ em…  Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng, gia đình bị hại cần có những biện pháp quyết liệt hơn để trừng trị kẻ xấu, ngăn chặn tình trạng tội phạm này đang ngày một gia tăng và phức tạp.

Ngăn ngừa và xử lý bằng con đường hình sự là chưa đủ

 Hiện nay, nhiều vụ án xâm hại tình dục trẻ em đã được đưa ra ánh sáng, kẻ phạm tội đã bị trừng trị. Tuy nhiên để ngăn ngừa tình trạng loại tội phạm nguy hiểm này không chỉ có các biện pháp mang tính pháp lý mà cần sự quan tâm vào cuộc của chính các bậc phụ huynh, gia đình và xã hội. Tích cực nâng cao các biện pháp quản lý cũng như nâng cao nhận thức tự bảo vệ của con trẻ.

Các gia đình có trẻ em gái, cần có biện pháp quản lý, bảo vệ con em mình một cách an toàn, thường xuyên quan tâm, chăm sóc để trẻ em luôn được sống trong một môi trường lành mạnh. Đồng thời cần trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng sống cần thiết để tự bảo vệ và tránh xa kẻ xấu.

Mặt khác, cần tố giác ngay khi phát hiện có sự xâm hại tình dục ở trẻ em, phổ biến sâu rộng hơn nữa về quyền của trẻ em để chính các trẻ nhận thức được tầm quan trọng và sự cấp thiết trong vấn đề bảo vệ chính bản thân trước những cái xấu, độc hại. Đồng thời, gia đình và xã hội cần trang bị kiến thức của trẻ em, khuyến khích trẻ tố cáo những kẻ xâm hại. Tránh trường hợp trẻ em bị lạm dụng nhiều lần, nhiều năm mà vẫn không bị phát giác.

Đồng thời các tổ chức xã hội cần làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tránh tình trạng nhiều gia đình biết con mình bị xâm hại nhưng không tố cáo tội phạm vì sợ chuyện riêng tư gia đình bị nhiều người biết, sợ xấu hổ, sợ rắc rối nên họ im lặng cho êm chuyện. Những suy nghĩ thiếu đúng đắn đó vô hình đã trở thành tấm lá chắn che đậy tội ác của những tên yêu râu xanh đội lốt những bậc làm cha, làm chú.

Gia đình cần quản lý con cái chặt chẽ hơn, đặc biệt là người mẹ. Trong gia đình, người mẹ vừa là mẹ vừa là bạn với con, việc quan tâm, gần gũi, quản lý chặt chẽ của mẹ sẽ giúp tạo ra hàng rào bảo vệ con cái từ xa.

Như vậy, để hạn chế tình trạng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em ngày càng gia tăng với những hậu quả khôn lường chúng ta cần tiến hành xây dựng và hoàn thiện hệ thống bảo vệ trẻ em bằng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức cảnh giác, phát hiện sớm, tự phòng ngừa các hoạt động xâm hại tình dục và hỗ trợ tư vấn pháp lý khi cần thiết là một biện pháp cần làm. Khi bị xâm hại tình dục, nạn nhân và gia đình phải trình báo ngay cho cơ quan công an để được hỗ trợ tư vấn, giải quyết tránh để lọt tội phạm.

Nguyễn Sen

Bút ký luật sư: Về với mẹ

Thứ 5, 22/08/2013 | 10:14
Nghe tin mẹ anh vừa mất, tôi lặng người không nói được thành lời. Những ngày cuối năm đầy biến động, một đồng nghiệp thân thiết cùng cơ quan cũ cách đây ba mươi năm hay người mới quen cũng đột ngột rũ bỏ cuộc chơi mà ra đi mãi mãi…

Luật sư có được tư vấn bên này bảo vệ bên kia

Thứ 6, 23/08/2013 | 09:08
Sau khi tư vấn miệng cho bị cáo, luật sư lại ký hợp đồng bảo vệ quyền lợi cho người bị hại trong cùng vụ án. Nhiều ý kiến cho rằng dù không vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp nhưng luật sư không nên làm như vậy…

Trò chuyện với nữ luật sư thành đạt về cái tâm nghề luật

Thứ 4, 21/08/2013 | 09:43
“Mình thấy người khác bị chèn ép là sẵn sàng xông vào cuộc, sẵn sàng làm miễn phí. Nếu không phải vì yêu nghề, đam mê với nghề thì có lẽ những lúc vấp phải những khó khăn mình đã bỏ cuộc”, luật sư Hà Thị Thanh chia sẻ.

Các luật sư 'cãi nhau' vì Bà Tưng

Thứ 3, 13/08/2013 | 13:41
Quyết định "tạm thời chưa cho phép" của Cục biểu diễn nghệ thuật đối với Bà Tưng khiến cô gái trẻ thất vọng đóng cửa facebook về quê, còn giới luật sư thì đưa ra những quan điểm trái chiều.

Luật sư Trần Đình Triển: Cấm bà Tưng biểu diễn là chính đáng

Thứ 6, 09/08/2013 | 15:00
“Việc cấm biểu diễn là để tránh việc biểu diễn có những hình ảnh gây phản cảm, ảnh hưởng đến giới trẻ và cũng là để tránh những người không có tên tuổi lợi dụng những “scandal” để gây lên sự tò mò, hiếu động của người xem, nhằm đưa tên tuổi của người đó lên khi biểu diễn ở nơi nào đó”.

Động cơ khiến luật sư uy tín gây thảm án rúng động xứ Lạng?

Thứ 4, 14/08/2013 | 16:34
Trước khi trở thành luật sư rất có uy tín tại địa phương, ông Vi Khắc Vọng (SN 1959, trú tại khu đô thị Phú Lộc 4 - TP. Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn) đã có gần 30 năm công tác trong quân đội ở vị trí điều tra viên hình sự và về hưu với quân hàm trung tá.