Ngành công nghiệp bị lãng quên trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Ngành công nghiệp bị lãng quên trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Thứ 2, 07/02/2022 | 17:30
0
Nếu ngành công nghiệp sản xuất xi măng là một quốc gia thì nước này là nơi phát thải cacbon dioxide lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ.

Bê tông là vật liệu được tiêu thụ nhiều thứ hai trên trái đất sau nước, sử dụng phổ biến trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên, bê tông - loại vật liệu kỳ diệu đã tạo ra cách mạng trong ngành xây dựng và nâng cao chất lượng đời sống trên khắp thế giới-lại là một trong những nguyên nhân lớn gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Ngành công nghiệp xi măng-thành phần quan trọng của bê tông-chiếm khoảng 8% lượng khí thải cacbon dioxide toàn cầu, cao hơn gấp đôi so với lượng khí thải từ máy bay hoặc vận tải biển. Nếu ngành công nghiệp sản xuất xi măng là một quốc gia thì nước này là nơi phát thải cacbon dioxide lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ.

Hơn 4 tỷ tấn xi măng được sản xuất mỗi năm để xây dựng nhà cửa, đường cao tốc, phòng chống lũ lụt…. Nhu cầu sử dụng nó dự kiến ​​sẽ tiếp tục gia tăng do diễn ra quá trình đô thị hóa và người dân tại một số nước nghèo có xu hướng di cư đến các thành phố.

Số liệu thống kê cho thấy, lượng xi măng Trung Quốc sử dụng từ năm 2011 đến 2013 nhiều hơn Mỹ sử dụng trong cả thế kỷ XX. Trung Quốc hiện là quốc gia sản xuất hơn một nửa lượng xi măng trên thế giới.

Thế giới - Ngành công nghiệp bị lãng quên trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Lò nung xi măng thường được đốt nóng bằng cách đốt than. Ảnh: DW.

Bà Johanna Lehne, một chuyên gia tại tổ chức nghiên cứu về khí hậu và môi trường E3G ở Brussels (thủ đô Bỉ), cho biết: “Thách thức cơ bản là bê tông cực kỳ thâm dụng cacbon, nhưng chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng chúng nhiều hơn nữa”.

Theo hãng tin DW, ngành công nghiệp xi măng và bê tông là một trong những ngành bị lãng quên nhất trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Tại sao bê tông không thân thiện với môi trường?

Bê tông được tạo ra từ một công thức đơn giản, bằng cách trộn các loại đá giá rẻ được gọi là cốt liệu - thường là cát mịn và sỏi - với xi măng và nước. Khi kết hợp, chúng sẽ tạo thành hỗn hợp giúp kết dính chặt chẽ các thành phần với nhau.

Sản xuất xi măng là nguyên nhân làm cho bê tông không thân thiện với môi trường. Các nhà sản xuất đốt nhiên liệu hóa thạch để làm nóng lò nung đến nhiệt độ trên 1400 độ C, là một phần trong quá trình sản xuất clinker - thành phần chính trong xi măng. Phản ứng hóa học để chuyển đổi đá vôi (canxi cacbonat) đã giải phóng ra khối lượng lớn CO2.

Nhưng vì quá trình đó là một phần thiết yếu trong sản xuất xi măng, nên không có công nghệ nào thực sự loại bỏ được khí thải từ bê tông. Bà Lehne cho biết không giống như lĩnh vực năng lượng hoặc vận tải, xi măng có "một thách thức kỹ thuật cơ bản".

Làm sạch ngành công nghiệp xi măng như thế nào?

Vào tháng 10/2021, Hiệp hội Xi măng và Bê tông Toàn cầu (GCCA), gồm các nhà sản xuất đại diện cho khoảng 80% sản lượng xi măng bên ngoài Trung Quốc, đã công bố kế hoạch loại bỏ hoàn toàn khí thải cacbon trong ngành công nghiệp này vào năm 2050.

Khoảng 40% khoản tiết kiệm được lên kế hoạch liên quan đến những thay đổi để sản xuất xi măng và bê tông hiệu quả hơn. Những thay đổi như đốt nóng các lò nung mà không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, có thể từ việc đốt rác trong các nhà máy xử lý chất thải, hoặc thay thế clinker bằng chất thải từ các nhà máy thép và than.

Gần một phần tư lượng khí thải cắt giảm đến từ việc các tòa nhà được thiết kế hiệu quả hơn và kéo dài tuổi thọ. Điều này có nghĩa là các kiến ​​trúc sư, kỹ sư sẽ gia cố các tòa nhà cũ thay vì đập bỏ chúng và thiết kế những tòa nhà mới.

Cuối cùng, một phần ba số tiền tiết kiệm được đến từ việc thu giữ cacbon dioxide sau khi giải phóng.

Thế giới - Ngành công nghiệp bị lãng quên trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu (Hình 2).

Đền Pantheon ở Ý được xây dựng bằng bê tông La Mã gần 2000 năm trước. Ảnh: DW.

Công nghệ thu giữ cacbon có thể giúp “xanh hóa” bê tông hay không?

Mặc dù công nghệ thu giữ cacbon dioxide đã tồn tại nhưng chi phí rất tốn kém và chưa được thử nghiệm ở quy mô lớn. Sự phát triển của công nghệ này trong ngành công nghiệp xi măng vẫn đang ở giai đoạn đầu.

Ông Thomas Guillot, Giám đốc điều hành của GCCA, cho biết: “Trong 10 năm tới, chúng tôi phải làm cho công nghệ đó phát triển, chứng minh khả năng mở rộng sản xuất cũng như khả năng thương mại của công nghệ này”; "Đó không phải là điều dễ dàng”. Ông kêu gọi các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư phối hợp với ngành để phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết. 

GCCA mong muốn xây dựng 10 nhà máy xi măng áp dụng công nghệ thu giữ cacbon ở quy mô công nghiệp đến năm 2030, dựa trên các thí điểm hiện tại ở Bắc Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc và châu Âu. Hãng sản xuất bê tông Heidelberg Cement của Đức đang xây dựng công trình đầu tiên trong số này tại Na Uy. GCCA đã thống kê 29 dự án thu giữ cacbon đang trong các giai đoạn phát triển khác nhau tại những nhà máy xi măng trên toàn thế giới.

Nhiều nhà phân tích đã hoan nghênh lộ trình của GCCA nhằm đạt mục tiêu đưa mức phát thải ròng của ngành công nghiệp xi măng và bê tông bằng không vào năm 2050, tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng các cam kết cắt giảm khí thải trong ngắn hạn còn mơ hồ. Họ đánh giá các thành viên GCCA vẫn chưa đưa ra cam kết cụ thể về việc làm thế nào để cắt giảm ô nhiễm trong thập kỷ này.

Ông Thomas Guillot, Giám đốc điều hành của GCCA, cho biết: "Chúng tôi muốn thực sự dẫn dắt cuộc thảo luận và biến cam kết thành hành động, biến tầm nhìn toàn cầu thành các yêu cầu tại địa phương".

Thế giới - Ngành công nghiệp bị lãng quên trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu (Hình 3).

Chất thải xây dựng có thể được tái chế và bơm CO2 để sử dụng làm cốt liệu trong bê tông. Ảnh: DW.

Các giải pháp trong tương lai

Hiện đã có những giải pháp ở quy mô nhỏ hơn, cho thấy những dấu hiệu hứa hẹn tích cực. Tại Thụy Điển, một nghiên cứu thử nghiệm của công ty năng lượng Vattenfall cho thấy xi măng có thể được sản xuất từ ​​điện mà không cần sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Các nhà nghiên cứu khác đang phát triển phương pháp để có thể bơm CO2 vào bê tông nghiền và được tái sử dụng như một chất tổng hợp. Tại Pháp, một công ty đã thành công trong việc chuyển đổi bụi xi măng thành cốt liệu nhẹ, bằng cách sử dụng CO2 thu hồi tại chỗ.

Ông Maarten van Roon, Giám đốc thương mại của công ty Carbon8 Systems - công ty đầu tiên sử dụng Công nghệ cacbon hóa gia tốc (ACT), cho biết chi phí thu giữ cacbon vẫn là một rào cản lớn đối với các nhà sản xuất xi măng. Ông chia sẻ bằng cách biến chất thải thành thứ có thể sử dụng được thay vì trả tiền cho việc chôn lấp "chúng tôi giúp giảm một khoản chi phí trong chuỗi cung ứng".

Lượng khí thải cacbon của bê tông cũng có thể được giảm thiểu bằng cách sử dụng gỗ có xuất xứ rừng trồng bền vững trong xây dựng. Tuy nhiên, việc thay thế bê tông bằng gỗ ở quy mô lớn có thể gây tác động đến các khu rừng trên hành tinh.

Ông Jorge de Brito, giáo sư ngành kỹ thuật xây dựng dân dụng của Đại học Lisbon ở Bồ Đào Nha, nhận định: “Hầu hết mọi người nghĩ rằng bê tông có tác động rất lớn đến môi trường. Nhưng bê tông có tác động như vậy bởi nó là vật liệu được sử dụng nhiều nhất".

Hà Thanh (theo DW, GCCA)

Bước đi mới của Amazon trong nỗ lực giảm phát thải cacbon

Chủ nhật, 05/12/2021 | 17:43
Amazon đang "nỗ lực hết mình" nhằm giảm lượng khí thải xuống mức ròng bằng 0 vào năm 2040, sớm hơn một thập kỷ so mục tiêu năm 2050 của Thỏa thuận Paris.

Ngành công nghiệp thực phẩm Anh gián đoạn do khan hiếm CO2

Chủ nhật, 19/09/2021 | 13:41
Trước tình trạng các nhà máy phân bón liên tiếp đóng cửa, Anh được dự báo là quốc gia thiếu hụt CO2 nghiêm trọng nhất.

Trung Quốc sẽ sử dụng các công cụ tài chính nhằm giảm phát thải carbon

Thứ 2, 13/09/2021 | 14:00
Trung Quốc sẽ thiết lập chỉ số chứng khoán “xanh” và phát triển giao dịch hợp đồng tương lai cho quyền phát thải carbon.
Cùng tác giả

4 phương thức chuyển đổi giúp doanh nghiệp bứt phá từ đại dịch

Thứ 5, 14/07/2022 | 16:01
Chuyên gia cho rằng không có một hướng tiếp cận chuyển đổi nào là duy nhất cho tất cả doanh nghiệp, có thể kết hợp với nhau để tối ưu hoá giá trị doanh nghiệp.

Tổng thống Joe Biden nói gì về dự án nhà máy 4 tỷ USD của Vinfast tại Mỹ?

Thứ 4, 30/03/2022 | 09:43
Việc xây dựng nhà máy VinFast tại Mỹ sẽ bắt đầu ngay trong năm 2022 khi doanh nghiệp được cấp các giấy phép cần thiết, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 7/2024.

Đánh thuế nhà và tài sản: Các nước trên thế giới tạo nguồn thu ra sao?

Thứ 7, 05/03/2022 | 08:45
Thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP, thấp hơn nhiều lần so với các quốc gia phát triển và mới điều tiết đối với đất.

Những bước tiến quan trọng về chống biến đổi khí hậu tại COP26

Thứ 2, 15/11/2021 | 10:00
COP26 duy trì mục tiêu khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5°C là kim chỉ nam của hành động, thúc đẩy dòng chảy tài chính và tăng cường sự thích ứng khí hậu.

Ireland thu hồi mì Hảo Hảo và miến Good: Bộ Công Thương vào cuộc

Thứ 7, 28/08/2021 | 08:37
Bộ Công Thương đã yêu cầu Acecook báo cáo về quy trình sản xuất và sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với mì Hảo Hảo và miến Good.
Cùng chuyên mục

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Kinh hoàng núi lửa ở Indonesia phun trào kèm theo những tia sét màu tím

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:13
Indonesia đã đóng cửa một sân bay cấp tỉnh, sơ tán hàng trăm người và phát cảnh báo về sóng thần sau khi núi lửa Ruang phun trào dữ dội.

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

65 con “Chim Cắt” F-16 không đủ “làm nên mùa xuân” cho Ukraine

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:40
Fighting Falcon sở hữu những khả năng quan trọng, nhưng một số chuyên gia không tin rằng sự hiện diện của F-16 ở Ukraine sẽ thực sự tác động đáng kể đến cuộc chiến.

Đưa “phương tiện bí ẩn” ra mặt trận, Nga có tạo được khác biệt trước Ukraine?

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:55
Để đối phó về các mối nguy trên chiến trường, Nga đã có những cải tiến ở khí tài. Những hình ảnh về “phương tiện bí ẩn” này đã được ghi lại trên chiến trường.
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Đưa “phương tiện bí ẩn” ra mặt trận, Nga có tạo được khác biệt trước Ukraine?

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:55
Để đối phó về các mối nguy trên chiến trường, Nga đã có những cải tiến ở khí tài. Những hình ảnh về “phương tiện bí ẩn” này đã được ghi lại trên chiến trường.

Châu Âu cần ít nhất 6-8 năm mới “đoạn tuyệt” được với khí đốt Nga

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Trong vô số các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow vì cuộc chiến ở Ukraine, EU chưa từng trừng phạt khí đốt Nga nhưng đặt mục tiêu “đoạn tuyệt” với nguồn cung này.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.