Ngành giao thông chưa thực sự làm chủ các công trình

Ngành giao thông chưa thực sự làm chủ các công trình

Thứ 6, 12/04/2013 | 15:03
0
Liên ngành giao thông, công an vừa thực hiện "chiến dịch" xử lý hành vi vi phạm chở hàng quá tải trọng trên tuyến QL5. PV Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Danh Liên, chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội để có cái nhìn nhiều chiều về vấn đề này.

Ông đánh giá như thế nào về việc các lực lượng liên ngành giao thông, công an chung tay xử lý hành vi vi phạm chở hàng quá tải trọng trên tuyến QL5?

Tôi hoàn toàn đồng tình với kế hoạch này. Cùng với các nỗ lực trước đây như kiểm tra thiết bị giám sát hành trình; kiểm tra công tác đào tạo lái xe và gần đây nhất là các cơ quan chức năng tăng cường tuần tra kiểm soát ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm tải trọng. Tất cả những nỗ lực đó chính là những giải pháp tương đối đồng bộ nhằm đảm bảo ATGT.

Xã hội - Ngành giao thông chưa thực sự làm chủ các công trình

Ông Bùi Danh Liên, chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội: "Ngành giao thông chưa thực sự làm chủ "tài sản" của mình"

Các phương tiện vận tải đường bộ đang phát triển mạnh mẽ nhưng cách thức quản lý lại chưa có sự thay đổi tương ứng, nảy sinh nhiều bất cập, làm giảm hiệu quả đóng góp và tăng chi phí xã hội. Ông nghĩ sao về điều này?

Ở đây có nguyên nhân nảy sinh từ cả hai phía: Quản lý Nhà nước và doanh nghiệp (DN) vận tải. Trong đó, nguyên nhân chính là cho đến nay vẫn chưa có chế tài xử lý cụ thể, dẫn đến việc DN vận tải xem thường trách nhiệm của mình. Có DN thay vì hạ tải theo yêu cầu của cơ quan chức năng lại đi "bôi trơn" để lưu thông cho kịp thời gian, kịp tiến độ để tránh việc phải đền bù vì vi phạm hợp đồng vận chuyển với đối tác.

Ngoài ra, còn có một nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng đó là: Không khó để nhận thấy, ngành giao thông hiện nay chưa thực sự làm chủ các công trình mà lẽ ra họ phải có trách nhiệm chính trong việc quản lý.

Gần như bất kỳ sự vi phạm trật tự ATGT; vi phạm hạ tầng giao thông; TNGT, xảy ra trên các tuyến đường, thì dường như chỉ lực lượng CSGT đang có "toàn quyền quyết định" trong việc xử lý. CSGT có thể xử phạt hoặc châm chước bỏ qua cho sai phạm, trong khi "ông chủ" là ngành giao thông thì hầu như vắng bóng, hoặc có đến nơi thì mọi sự cũng đã rồi.

Đó là chưa kể 75% phí thu từ việc xử phạt vi phạm lại được sử dụng cho chi phí khác (ngành khác) chứ không phải cho ngành giao thông. Có thể thấy, đường sá và hạ tầng giao thông lại được giao cho ngành khác quản lý, giống như việc xây nhà cho người khác đến ở rồi nhờ họ quản lý trông coi hộ thì rất khó có sự tận tâm.

Xin cảm ơn ông!                                           

Nhật Tân

153 000 tỷ đồng cho đầu tư hạ tầng giao thông vận tải

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:08
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông vận tải giai đoạn 2011 2015 với số vốn dự kiến trên 153.000 tỷ đồng.

Chi 20 tỷ đồng để 'dẹp loạn' trong ngành Vận tải

Thứ 4, 27/02/2013 | 09:46
Tổng Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) vừa công bố một đề án với kinh phí dự kiến lên tới 20 tỷ đồng nhằm khắc phục những tồn tại yếu kém trong lĩnh vực vận tải.

Bộ Giao thông vận tải đang 'múa gậy trong bị'?

Thứ 3, 26/02/2013 | 16:03
Những điều bất hợp lý, thiếu công bằng của quỹ Bảo trì đường bộ (BTĐB) đã được dư luận, báo chí đề cập nhiều từ lúc bộ Giao thông vận tải (GTVT) trình dự thảo xe không đi cũng phải mua phí; xe đi trên đường làng do nhân dân tự đóng tiền xây dựng cũng phải trả phí... Cứ đóng phí nhưng không biết đến bao giờ mới được đi đường đẹp?

Doanh nghiệp vận tải công cộng được miễn tiền thuê đất từ 15/2

Thứ 6, 15/02/2013 | 09:32
Hôm nay (15/2) là ngày Quyết định số 55/2012/QĐ-TTg có hiệu lực. Theo đó, sẽ miễn tiền thuê đất trong toàn bộ thời gian thuê cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên mọi địa bàn trong cả nước.