“Ngành logistics đang rất kiên cường đóng góp cho nền kinh tế"

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 3, 30/11/2021 | 12:39
0
Theo ông Phan Đức Hiếu, logistics là ngành tạo ra giá trị lớn cho nền kinh tế, mục tiêu thời điểm này là phải tìm cách để phát huy tốt hơn nữa vai trò kép của ngành.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, kể từ đầu năm 2020 đến nay, chuỗi cung ứng nói chung bị đứt gãy, nhiều hoạt động trong lĩnh vực logistics trên toàn cầu bị đình trệ cục bộ do tác động của đại dịch Covid-19. Do đó, việc khôi phục chuỗi cung ứng, phát triển logistis sau đại dịch trong bối cảnh bình thường mới là rất cần thiết.

Hướng tới mô hình phát triển logistics xanh

Tại diễn đàn lần này, ông Phan Đức Hiếu – Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đã nhấn mạnh vai trò kép, đặc biệt quan trọng của ngành logistics khi đây là một ngành tạo ra giá trị kinh tế cho đất nước.

Nhắc lại những tác động của đại dịch Covid-19 không chỉ về kinh tế mà còn về cả đời sống, xã hội, ông Hiếu nói về tốc độ tăng trưởng âm 6,17% của Việt Nam trong quý III/2021 và dự kiến trong năm nay sẽ không đạt được kết quả mà kế hoạch tăng trưởng đưa ra. Tuy nhiên, với vai trò của ngành logistics, ông Hiếu đánh giá ngành này trong thời gian vừa qua vẫn rất kiên cường đóng góp cho sự phát triển kinh tế.

“Logistics có vai trò kép, bản thân logistics là một ngành kinh tế và tạo ra giá trị kinh tế. Bản thân ngành này trong thời gian qua vẫn rất kiên cường đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Mục tiêu của chúng ta ở thời điểm này là tìm cách để phát huy tốt hơn nữa vai trò kép của ngành logistics”, ông Hiếu nói.

Kinh tế vĩ mô - “Ngành logistics đang rất kiên cường đóng góp cho nền kinh tế'

Ông Phan Đức Hiếu – Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc.

Theo Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, khi gặp những khó khăn, thách thức vừa qua, bản thân các ngành logistics cũng đã tự có những giải pháp dành riêng cho mình.

Chia sẻ về một phương châm phục hồi kinh tế mà bản thân rất tâm đắc, ông Hiếu nói: “Chúng ta không thể gượng dậy trên con đường cũ mà buộc phải vươn lên mạnh mẽ trên một con đường mới và hướng đến một sự phát triển bền vững hơn, xanh hơn. Tôi cho rằng, bản thân ngành logistics cũng sẽ tìm được một phương thức mới phát triển mà ở đó có tính bền vững cao và sẽ quan trọng hơn đó là một mô hình phát triển logistics xanh”.

Cần một thương hiệu vận tải biển quốc gia mang tầm thế giới

Chia sẻ về khủng hoảng cước biển và hướng đi mới cho doanh nghiệp Việt Nam, ông Lê Quang Trung - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - nhấn mạnh về tình trạng tăng phi mã giá cước vận tải biển trong thời gian qua.

Theo ông Trung, từ tháng 11/2020, các hãng tàu đã phát đi nhiều thông báo về việc tăng giá cược vận chuyển hàng container với mức tăng từ 2-10 lần (tuỳ theo chặng).

Lấy ví dụ về giá cước vận tải biển đi sang bờ Đông, bờ Tây nước Mỹ, ông Trung cho biết cước vận tải thông thường chỉ dao động từ 3.500 – 4.000 USD, tuy nhiên, khi dịch Covid-19 tác động, có thời điểm giá cước này tăng phi mã lên 15.000 USD, thậm chí 18.000 USD. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Vị này cũng cho biết, cùng với những bất cập về giá cước, phụ phí hãng tàu nước ngoài đang thu cũng trở thành gánh nặng đối với chủ hàng Việt Nam.

“Các đơn vị logistics đang gặp phải vấn đề tăng giá, các phụ phí, có hơn 10 loại phụ phí ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới như phí chứng từ, phí xếp dỡ, phí vệ sinh container, phí cân bằng container, phí khai trọng lượng, vấn đề tỉ giá áp tuỳ tiện… Tất cả đều gây nhiều phiền toái cho các chủ hàng Việt Nam”, ông Trung thông tin.

Kinh tế vĩ mô - “Ngành logistics đang rất kiên cường đóng góp cho nền kinh tế' (Hình 2).

Ông Lê Quang Trung - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam cho biết, những bất cập về giá cước, phụ phí hãng tàu nước ngoài đang thu cũng trở thành gánh nặng đối với chủ hàng Việt Nam.

Thực tế cho thấy, giá cược vận tải biển tăng cao cũng sẽ có những đơn vị được hưởng lợi. Bản thân ông Trung cũng thừa nhận đứng dưới góc độ của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, thì đơn vị này đã được hưởng lợi khi giá cước vận tải biển tăng cao. Tuy nhiên, với vai trò là đơn vị phát triển ngành, ông Trung cho rằng các chi phí tăng cao ảnh hưởng lớn ngành logistics nói chung và cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước.

Trong giai đoạn thị trường hiện nay, lượng hàng hoá vận tải biển trên thế giới được dự báo vẫn tiếp tục tăng trong năm 2022 khi con số này có thể sẽ tăng lên 6% và hàng container trên toàn cầu sẽ tăng 12%.

Nhìn chung, doanh nghiệp thời gian qua không chỉ đối mặt với khủng hoảng cước vận tải biển, mà còn đối mặt với sự đứt gãy, gián đoạn chuỗi cung ứng. Đưa ra một số giải pháp cụ thể, ông Trung nhấn mạnh việc “Việt Nam hiện nay rất cần một thương hiệu vận tải biển quốc gia mang tầm thế giới đích thực".

Ông chỉ ra việc hàng vận chuyển container của các hãng tàu Việt Nam mới chạy các tuyến ngắn, tuyến nội địa, còn các tuyến dài hơn kết nối sang châu Âu, châu Mỹ vấn chưa có, nguyên nhân là vì chi phí, sức đầu tư tốn kém và điều này cũng cần sự chung tay mạnh mẽ, một cam kết dài hạn từ chủ hàng, các nhà xuất nhập khẩu.

“Chủ trương đầu tư đội tàu mà tôi kiến nghị là phát triển các tuyến container vận chuyển quốc tế. Cụ thể là chúng ta bắt đầu xây dựng từ các tuyến ngắn, nội địa sang các tuyến dài hơi hơn. Khi đó, hãng tàu Việt Nam sẽ chở hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam mà chúng ta không bị phụ thuộc bởi thị trường nước ngoài. Tôi cho rằng thì đây sẽ là giải pháp căn cơ trong tương lai", ông nói.

Kinh tế vĩ mô - “Ngành logistics đang rất kiên cường đóng góp cho nền kinh tế' (Hình 3).

Theo ông Trung, hàng vận chuyển container của các hãng tàu Việt Nam mới chạy các tuyến ngắn, tuyến nội địa.

Ông Trung cho rằng, nếu xây dựng được thì khi giá cả vận tải biển trên thế giới tăng cao, Việt Nam có thể tự điều tiết được. Để thực hiện được điều này, theo Phó Giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, cần phải thực hiện các biện pháp về tăng tính kết nối.

“Đây là vấn đề đã được đề cập nhiều nhưng chúng ta phải hiện thực hoá nó từ chính sách, giải pháp cho đến việc triển khai cụ thể. Chúng ta rất cần sự đảm bảo về tính kết nối giữa các hệ sinh thái hàng hải như cảng biển, logistics, vận tải biển. Sự kết nối cần được nhấn mạnh với các trung tâm kinh tế biển, hoặc các khu công nghiệp. Vấn đề này chúng ta chỉ mới nói ở cấp địa phương nhưng ở góc độ quốc gia thì chưa có”, ông chỉ ra.

Giải pháp tiếp đến mà ông Trung đưa ra là đề xuất liên quan đến kết nối hạ tầng giao thông, chính sách. Theo đó, ông cho rằng cần có sự phát triển giữa cảng biển khai thác đơn lẻ với một mô hình khai thác hạ tầng dùng chung giữa các đơn vị.

Ngoài ra, các chuyên gia đề xuất nên có Luật Logistics Việt Nam. Và trong khi chờ đợi Luật này ra đời thì trước hết cần sửa đổi Luật Thương mại, trong đó về lĩnh vực logistics cần dành hẳn một Chương, ở vị trí là hoạt động thúc đẩy thương mại (như quảng cáo, xúc tiến..) chứ không phải nằm trong mục dịch vụ khác; cần quy định đầy đủ các nội dung cơ bản như điều kiện kinh doanh, quyền hạn, trách nhiệm, các loại hình chính, quản lý nhà nước, các chính sách ưu đãi… cập nhật các lĩnh vực hoạt động đa dạng của logistics đương đại, làm rõ khái niệm và định hình ngành “mũi nhọn”, đồng thời có các thể chế, chính sách phù hợp tạo thuận lợi thúc đẩy logistics Việt Nam phát triển trong từng thời kỳ tương ứng với vai trò mũi nhọn của nó.

Nhờ Hiệp định CPTPP, thép Việt Nam sang Mexico tăng trưởng mạnh mẽ

Thứ 3, 14/12/2021 | 09:47
Theo bà Phạm Châu Giang, xuất khẩu thép sang Mexico tăng mạnh khi CPTPP có hiệu lực khiến thép Việt Nam bị Mexico đưa vào tầm ngắm khởi kiện.

Bức tranh về ngành logistics và giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh

Chủ nhật, 05/12/2021 | 07:00
Logistics là ngành đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.

Chi phí "3 tại chỗ", logistics quật ngã doanh nghiệp ngành gạo

Chủ nhật, 07/11/2021 | 08:15
Dù doanh thu tăng mạnh trong quý III nhưng các chi phí phát sinh đột biến vì dịch bệnh khiến lợi nhuận các "ông lớn" lương thực giảm sâu.

Doanh nghiệp cảng biển “lên hương”

Chủ nhật, 31/10/2021 | 15:14
Giá cước vận tải biển cùng phí dịch vụ tại cảng tăng cao đã giúp các doanh nghiệp cảng biển ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng tính bằng lần trong quý III/2021.
Cùng tác giả

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai giá điện 2 thành phần

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:09
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với EVN và các cơ quan có liên quan sớm triển khai việc thực hiện giá điện 2 thành phần.

Phó Thủ tướng: Điện Biên cần ưu tiên nguồn lực cho hạ tầng kết nối liên vùng

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:21
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, Điện Biên cần ưu tiên nguồn lực để đầu tư cho các dự án hạ tầng quan trọng nhằm mục đích liên kết vùng, liên kết các địa phương.

Doanh nghiệp có thể mua bán điện tái tạo trực tiếp không qua EVN

Thứ 4, 17/04/2024 | 11:10
Hoạt động mua bán điện trực tiếp dự kiến được thực hiện qua 2 phương án là mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng và qua lưới điện quốc gia.

Thủ tướng tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:52
Tại Tp.Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách.

CEO Apple Tim Cook muốn đẩy mạnh hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:11
Thủ tướng đề nghị Apple chú trọng đầu tư phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu.
Cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai giá điện 2 thành phần

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:09
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với EVN và các cơ quan có liên quan sớm triển khai việc thực hiện giá điện 2 thành phần.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Bình Dương: Sẽ di dời khu công nghiệp hơn 16ha nằm giữa khu dân cư

Thứ 4, 17/04/2024 | 19:00
Khu công nghiệp nằm tại vị trí vàng và được bao quanh bởi hàng loạt các khu dân cư, dự kiến sẽ có lộ trình di dời.

Nhờ văn hoá doanh nghiệp, nhiều quỹ ngoại sẵn sàng rót vốn đầu tư

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:34
Chuyên gia nhận định, văn hoá doanh nghiệp chính là một trong những tiêu chí thu hút các quỹ đầu tư quốc tế lựa chọn "xuống tiền" cho doanh nghiệp Việt.

Doanh nghiệp có thể mua bán điện tái tạo trực tiếp không qua EVN

Thứ 4, 17/04/2024 | 11:10
Hoạt động mua bán điện trực tiếp dự kiến được thực hiện qua 2 phương án là mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng và qua lưới điện quốc gia.
     
Nổi bật trong ngày

3 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút đầu tư gần 15.000 tỷ đồng

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Thu hút đầu tư tiếp tục là điểm nhấn trong bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An. Ba tháng đầu năm, thu hút đầu tư của tỉnh đạt gần 15.000 tỷ đồng.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Giá vàng 18/4: Vàng SJC neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:49
Giá vàng trong nước tăng trở lại mốc 84 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới quay đầu đi xuống còn 2.367,4 USD/ounce.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.

Lâm Đồng: Có dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý tại 22 căn nhà không phép

Thứ 5, 18/04/2024 | 22:00
Toàn bộ 22 căn nhà liền kề tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm) đều không đảm bảo quy định của Luật Nhà ở và Luật Xây dựng.