Nghề căng thẳng nhất năm 2013 tại Mỹ

Nghề căng thẳng nhất năm 2013 tại Mỹ

Thứ 2, 03/06/2013 | 09:02
0
Với việc tham chiến kéo dài tại Irap và Afghanistan, phục vụ quân đội được xem là nghề căng thẳng nhất trong năm nay. Sĩ quan quân đội có thể chưa phải tham chiến ngay nhưng cuộc sống của họ thường gặp nguy hiểm và công việc này cũng có nhiều căng thẳng khi vừa phải lo lắng cho hạnh phúc riêng, lại vừa phải chịu trách nhiệm cho cuộc sống của những cấp dưới.

Ngoài những rủi ro, làm trong quân đội còn đi kèm với nhiều căng thẳng. Những người này phải đi công tác thường xuyên hơn, công việc chịu sự soi mói của dư luận và ít có thời gian dành cho bản thân. Họ phải xa gia đình trong nhiều tháng, đôi khi là nhiều năm. Người lính phải chịu đựng sự huấn luyện cực kỳ nặng nề trong doanh trại cho tới khi làm nhiệm vụ. Những nhiệm vụ của họ cũng vô cùng khắc nghiệt, không chỉ khi có chiến tranh mà còn lúc có thiên tai như trận bão Sandy vừa rồi. Những người phục vụ trong quân đội cũng phải đối mặt với một thách thức: tìm việc làm sau khi hoàn thành nghĩa vụ. Theo Bộ Cựu chiến binh, tỷ lệ thất nghiệp của các cực chiến binh sau sự kiện 11/9 ở mức 10% trong tháng 10 năm 2012, nhiều hơn 2% so với mức trung bình của quốc gia.

Lạ & Cười - Nghề căng thẳng nhất năm 2013 tại Mỹ

Phục vụ quân đội- nghề căng thẳng nhất năm 2013

Tất cả những quân nhân và người làm trong quân đội nói chung đều chiếm 2 vị trí đầu trong danh sách những công việc căng thẳng nhất năm 2013 theo bảng xếp hạng của CareerCast.com. Đây là bảng xếp hạng những công việc tốt nhất và tồi tệ nhất có từ năm 1995 dưới sự bảo trợ của tờ Wall Street Journal. Năm 2009, tạp chí đã chuyển bảng xếp hạng về nghề nghiệp sang cho CareerCast.com, một trang web có trụ sở tại Carlsbad, California. Bảng xếp hạng 200 công việc tốt nhất và tồi tệ nhất được đưa ra vào tháng Tư hàng năm, dựa trên 100 tiêu chí đánh giá. Đây là lần thứ 3 CareerCast phát hành danh sách những công việc ít căng thẳng nhất và căng thẳng nhất dựa trên danh sách những công việc tốt nhất và tồi nhất.

Để đánh giá xem những công việc nào là căng thẳng nhất, CareerCast xét 200 ngành nghề có trong cơ sở dữ liệu của mình và tập trung vào 11 công việc được coi là dễ gây căng thẳng, bao gồm việc đi lại, tiềm năng tăng trưởng, khả năng cạnh tranh, nhu cầu vật chất, các mối nguy hiểm, điều kiện môi trường và nguy cơ tác động đến cuộc sống của chính mình hoặc cho người khác.

Cùng với việc phục vụ trong quân đội, có một số nghề khác đứng trong top 10 của danh sách những nghề căng thẳng nhất có liên quan đến rủi ro cuộc sống của mình hoặc phải chịu trách nhiệm cho cuộc sống của người khác. Bao gồm: lính cứu hỏa đứng thứ 3, phi công đứng thứ 4, cảnh sát thứ 10. Lái taxi đứng thứ 9 trong danh sách, cũng có nhiều rủi ro hơn so với suy nghĩ của nhiều người, Tony Lee, người xuất bản của CareerCast nói. “Lái xe là mục tiêu số một của các hành động phạm tội. Họ bị cướp, bị bắn. Rất căng thẳng bởi họ sẽ không bao giờ biết được những người mà họ cho lên xe định làm gì”.

Lạ & Cười - Nghề căng thẳng nhất năm 2013 tại Mỹ (Hình 2).

Lính cứu hỏa - đứng thứ 3 trong danh sách những nghề căng thẳng

Các công việc khác trong danh sách nghề nghiệp căng thẳng nhất khiến mọi người ngạc nhiên: điều hành PR và quan chức cấp cao của các công ty. Mặc dù nhiều người có thể hình dung các nhà quản lý PR là những người thành công, họ dùng cơm với bạn bè, giao lưu rộng rãi. “Nhưng thực tế, họ phải đối mặt với sự khước từ liên tục từ những người như tôi. Tôi đã làm như vậy sau khi bị bom thư PR, thậm chí tôi không trả lời hầu hết các tin nhắn mà tôi nhận được. Tôi chắc chắn điều đó sẽ làm nản lòng và gây căng thẳng cho bất cứ ai tiếp cận tôi.”, Lee cũng chỉ ra rằng các khách hàng PR không bao giờ hài lòng.

Giám đốc điều hành công ty cũng có hình ảnh tương tự, nhiều người nghĩ họ sống trong một điền viên, về nhà lúc 5 giờ chiều và ăn uống đàng hoàng trước khi tới công ty. Thực tế giám đốc điều hành phải đi công tác thường xuyên, nhớ gia đình và làm việc với một lịch trình không phải do mình quyết định.

Hai nghề nằm trong danh sách này nữa là phóng viên ảnh và phóng viên báo in. Trong thời buổi các tòa soạn phải thắt lưng buộc bụng và áp lực gia tăng các tờ báo đa phương tiện đã làm cho các phóng viên gặp khó khăn. Công việc này có thể gặp phải chiến tranh và có khả năng gặp những rủi ro tương tự quân nhân. Trong khi thị trường làm việc cho các nhà báo tiếp tục giảm, các nhà báo cảm thấy không hài lòng với những vị trí công việc nguy hiểm mà họ sắp phải thực hiện.

Các độc giả dùng được gì trong danh sách này? Nếu bạn còn trẻ và sẵn sàng cho một công việc, bạn có thể suy nghĩ lại việc nhập ngũ hoặc làm cảnh sát hay phóng viên. Đối với những người đang có ý định đổi việc, danh sách những nghề căng thẳng nhất có thể mang lại cho họ một số lựa chọn hấp dẫn.

Bảo Linh (Theo Forbes)

Những nghề nghiệp có '1 - 0 - 2' trên thế giới

Thứ 2, 15/04/2013 | 15:16
Có rất nhiều công việc trên thế giới mà chúng ta thậm chí chưa một lần nghe tên, như đánh giá mùi hương, thiết kế đồ lót nam, hay thậm chí là thử nghiệm thức ăn cho... chó.

Nghề nghiệp nào cũng có giai bậc

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:06
Tôi là người phụ nữ sinh năm 1965, đang công tác tại một trường Đại học phía Nam, thiết nghĩ cũng cần có chính kiến về vấn đề này với lý do: Nguoiduatin.vn là 1 trong 8 trang web tin cậy và yêu thích trong favorites của tôi.

Quen gái điếm vì nghề nghiệp

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:09
Bác sĩ cùng vợ đi dạo phố. Gặp một cô gái điếm, cô ta cất tiếng: "Chào bác sĩ!"