Nghệ nhân Jrai đưa nhạc cụ Tây nguyên vươn tầm thế giới

Nghệ nhân Jrai đưa nhạc cụ Tây nguyên vươn tầm thế giới

Hồ Hải Nam
Thứ 3, 07/06/2022 | 15:11
0
Loại nhạc cụ làm từ tre nứa mang âm điệu đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên. Qua đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nhạc điệu của núi rừng đã vươn tầm thế giới.

Tre nứa giai điệu núi rừng Tây Nguyên

Trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ, từ ngàn xưa, loại hình nhạc cụ làm từ tre nứa được ví như “linh hồn” trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân bản địa nơi đây. Người Jrai quan niệm rằng, những giai điệu thuần túy từ nhạc cụ tre nứa như sợi dây “vô hình” để họ kết nối với thần linh trong các dịp lễ hội.

Ngày nay, qua đôi bàn tay khéo léo, kỳ tài của các nghệ nhân người Jrai những giai điệu đặc trưng riêng biệt của núi rừng Tây nguyên đã vang vọng ra thế giới.

Chúng tôi tìm về xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai nơi hiếm hoi còn sót lại những nghệ nhân người Jrai đã dành cả cuộc đời của mình để lưu giữ, sáng tạo cho ra đời nhiều lại hình nhạc cụ đặc sắc mang đậm bản chất Tây nguyên.

Văn hoá - Nghệ nhân Jrai đưa nhạc cụ Tây nguyên vươn tầm thế giới

Nghệ nhân Rơ Chăm Tih và Ksor Joan đã bảo tồn được một số loại đàn đang có xu hướng mai một dần như T'rưng, Bru (sáo dọc), Knik, Ting Ning (đàn Goong), Đinh pơng.

Trò chuyện với chúng tôi, nghệ nhân Rơ Châm Tih, 50 tuổi, trú làng Jút, xã Ia Dêr, hồ hởi nói: “Từ thuở nhỏ, già đã có niềm đam mê cháy bỏng với các giai điệu bay bổng, thánh thót của các nhạc cụ truyền thống của dân tộc. Già may mắn được học cách làm nhạc cụ từ một nghệ nhân mù ở làng.

Ông ấy tuy khiếm khuyết về đôi mắt nhưng rất tài giỏi về nghề đan lát và đánh đàn Ting Ning điêu luyện. Với niềm đam mê cháy bỏng và được sự chỉ dẫn tận tình của người thầy, già chơi được nhạc và tự tay cho ra đời những tác phẩm đầu tiên là cây đàn Ting Ning".

Theo Già Tih để lưu giữ những làn điệu từ ngày xưa cha ông đã để lại, già kết hợp với ông Ksor Joan ở làng Chuet 2, phường Thắng Lợi, Tp.Pleiku thành lập hợp tác xã nhạc cụ tại Tp.Pleiku. Nhạc cụ của 2 nghệ nhân được nhiều người biết đến bởi sự độc đáo, đa dạng, chất lượng từ mẫu mã đến âm thanh.

Văn hoá - Nghệ nhân Jrai đưa nhạc cụ Tây nguyên vươn tầm thế giới (Hình 2).

Để cho ra đời một nhạc cục âm nhạc các nghệ nhân phải rất tỷ mỉ, mất rất nhiều thời gian công đoạn chuẩn bị nguyên liệu.

Theo già Joan, từ ngày thành lập hợp tác xã đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động thất nghiệp. Nhờ nguồn thu nhập ổn định, trong làng ngày càng có nhiều thanh niên biết sử dụng nhạc cụ và tự tay chế tác được sản phẩm.

Chia sẻ về quá trình cho ra đời được một nhạc cục âm nhạc, già Joan cho biết: "Để làm ra cây đàn đẹp, âm thanh đạt chuẩn thì không đơn giản. Ngày xưa, người già làm một cây đàn T'rưng phải mất cả tháng trời mới xong. Tre phải ngâm dưới bùn ao đến 3 năm mới có thể mang lên để làm đàn. Giờ những công đoạn đó đơn giản hơn. Tre chặt về phơi nắng 3 tháng, rồi đem luộc, sau đó lại đem sấy trên dàn bếp.

Sau công đoạn ấy, những đoạn tre thẳng nhất, già và vàng nhất mới được đem làm đàn. Một cây đàn T'rưng làm chỉ trong một ngày là xong nhưng nguyên liệu để làm nó phải chuẩn bị trước hơn 4 tháng".

Cũng theo ông Ksor Joan, người nghệ nhân phải luôn tỉ mỉ đến từng chi tiết của mỗi nhạc cụ xuất xưởng, đặc biệt là chọn nguyên liệu tre, nứa. Mỗi lần đi chặt tre, nứa là đi gần trăm cây số. Nứa là phải chọn cây thẳng, từ 3 năm tuổi trở lên, thân không bị sâu, không bị nứt, không quá non, cũng đừng quá già.

Văn hoá - Nghệ nhân Jrai đưa nhạc cụ Tây nguyên vươn tầm thế giới (Hình 3).

Nhạc cụ được rất nhiều người thích thú, bởi giai điệu ấm áp, khác lạ đậm chất núi rừng.

Sau khi chặt về, nguyên liệu phải phơi cả tháng trong ánh nắng vừa phải. Sáng phơi, chiều đem vào kẻo cây bị ngấm sương, không còn tốt và âm không được hay. Cây cũng phải phơi theo chiều thẳng đứng, dựng cách nhau ra. 

'Hồn tre' vươn tầm thế giới

Già Joan phấn khởi chia sẻ: "Trong một chương trình đêm nhạc ở Tp.Pleiku năm ngoái, tôi đã được một giảng viên của một trường đại học ở Tp.Hà Nội đặt mua 5 bộ đàn T'rưng cỡ đại với giá 3,5 triệu đồng/bộ.

Một số trường đào tạo âm nhạc và sinh viên đang theo học chuyên ngành nhạc dân tộc cũng thường xuyên đặt hàng, chủ yếu là đàn T'rưng. Vài năm trước, tôi cũng được nhiều du khách, người yêu âm nhạc từ ngoài nước như Hàn Quốc, Nhật Bản… đặt mua số lượng lớn nhạc cụ".

Hiện tại, giá các nhạc cụ từ 250 nghìn - 4 triệu đồng/bộ. Trong đó, đàn Trưng Lắc là đắt nhất, hơn 4 triệu đồng, còn đàn T'rưng ba giàn có giá bán 1,5 triệu đồng. Riêng tiền làm vật liệu của 2 loại đàn này đã lên đến 500.000 -1.000.000 đồng.

Không chỉ xuất khẩu nhạc cụ ra thế giới, nghệ nhân Rơ Châm Tih thường xuyên góp mặt trong đoàn nghệ thuật của Việt Nam đến nhiều nước biểu diễn như: Úc, Phần Lan, Campuchia, Vương quốc Anh…

Văn hoá - Nghệ nhân Jrai đưa nhạc cụ Tây nguyên vươn tầm thế giới (Hình 4).

Đa dạng sản phẩm nhạc cục được các nghệ nhân mày mò sáng tạo.

Ông Rơ Châm Tih cho biết thêm, nếu ai thật sự yêu nhạc cụ dân tộc, ông sẵn sàng chỉ dạy để lưu giữ nét đẹp văn hóa này. Qua đó, ông cũng muốn mở lớp dạy nghề cho học sinh, người đam mê nhạc cụ trên địa bàn tỉnh.

Anh Phạm Văn Hoàng ngụ Tp Pleiku, tỉnh Gia Lai cho biết: “Trong một vài lần tham gia lễ hội của người đồng bài Jrai tôi cảm thấy rất ấn tượng thích thú trước âm hưởng, làn điệu vui tại từ loại hình nhạc cụ làm bằng tre nứa.

Qua một vài người bạn giới thiệu, tôi tìm đến hợp tác xã nhạc cục của 2 nghệ nhân nơi đây trưng bày rất nhiều tác phẩm độc đáo, đang dạng, mỗi một loại nhạc cục mang một giai điệu riêng. Tôi đã đặt mua vài bộ nhạc cụ đem về nhà trưng bày, thỉnh thoảng gõ một vài làn điều cảm giác rất thích thú".

Gợi nhớ cội nguồn từ “Hồn tre Tây Nguyên”

Thứ 7, 30/04/2022 | 12:52
“Hồn tre Tây Nguyên” không chỉ nhắc nhớ cội nguồn mà còn góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Nghệ nhân ưu tú Y Wang Hwing nặng lòng với văn hóa truyền thống

Thứ 4, 27/04/2022 | 18:40
Được xem là “kho tàng văn hóa sống”, nghệ nhân ưu tú Y Wang Hwing không chỉ âm thầm gìn giữ mà còn sẵn sàng truyền dạy sử thi cho những người muốn học.

Chuyện về những người gìn giữ nét đặc sắc của văn hóa Tây Nguyên

Thứ 2, 14/09/2020 | 06:00
Gùi là vật dụng thân thuộc, không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Gùi đựng gạo, gùi gánh củi, gùi biểu diễn văn nghệ,… tạo nên nét văn hóa đặc trưng riêng biệt của người đồng bào dân tộc Tây Nguyên.
Cùng tác giả

Gia Lai: Ấm lòng “gian hàng 0 đồng” của bộ đội biên phòng

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:38
Tại “gian hàng 0 đồng” những bó rau, củ, xanh tươi do chính tay bộ đội trồng, kèm nhu yếu phẩm thiết yếu được bày trên kệ phục vụ miễn phí cho bà con.

Vì sao thương lái nước ngoài lùng mua xác ve sầu ở Tây nguyên?

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:07
Thương lái thu mua xác ve sầu giá cao, nên nhiều người dân ở tỉnh Gia Lai, Kon Tum đổ xô đi nhặt về bán.

Gia Lai: Bộ đội huy động xe chở nước hỗ trợ người dân vùng hạn

Thứ 3, 23/04/2024 | 22:07
Để kịp thời cung cấp nước cho người dân, lực lượng bộ đội huy động xe chở nước đến một số làng biên giới của huyện Đức Cơ.

Gia Lai: "Chỗ trọ 0 đồng” nâng bước học sinh nghèo

Chủ nhật, 21/04/2024 | 09:26
Thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của nhiều em học sinh, Trường THPT Ya Ly đã triển khai dự án "Chỗ trọ 0 đồng”, giúp các em giảm bớt chi phí, an tâm học hành.

Gia Lai: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp lễ

Thứ 7, 20/04/2024 | 11:55
Để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp lễ 30/4 và 1/5, Sở GTVT tỉnh Gia Lai đề ra nhiều giải pháp tích cực nhằm hỗ trợ người dân một cách thuận lợi nhất.
Cùng chuyên mục

Tín Nguyễn hồi hộp chờ phản hồi của khán giả về vai diễn đầu tiên

Thứ 5, 25/04/2024 | 20:45
Tín Nguyễn có vai diễn điện ảnh đầu tiên trong bộ phim Lật mặt 7: Một điều ước. Cô cảm thấy may mắn khi được đồng hành cùng nhà sản xuất, đạo diễn Lý Hải - Minh Hà.

Đạo diễn Trần Hữu Tấn: "Quay Con Cám, diễn viên ngất xỉu nhiều ngày"

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:44
Dự án điện ảnh Con Cám vừa chính thức đóng máy, đạo diễn Trần Hữu Tấn có những chia sẻ về mức độ khắc nghiệt khi ghi hình dưới thời tiết nắng nóng đỉnh điểm.

Đà Nẵng tổ chức chương trình nghệ thuật Thanh âm tháng tư

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:59
Chương trình được diễn ra miễn phí vào tối ngày 27/4 tại tuyến phố đi bộ Bạch Đằng, với 17 tiết mục dàn dựng đặc sắc.

Quảng trường biển Sầm Sơn sức chứa 10.000 người trước ngày khai trương

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:32
Quảng trường biển Sầm Sơn và trục cảnh quan lễ hội Tp.Sầm Sơn với sức chứa 10.000 người sẽ khai trương và là nơi tổ chức Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024.

Tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vào tháng 10

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:16
Đề án tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt.
     
Nổi bật trong ngày

Hơn 1.000 cảnh sát tham gia bảo đảm ANTT đêm khai mạc du lịch Sầm Sơn

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:02
Công an tỉnh Thanh Hóa sẽ huy động hơn 1.000 cán bộ chiến sĩ tham gia đảm bảo an ninh trật tự cho đêm khai mạc Lễ hội du lịch Biển Sầm Sơn năm 2024.

Quảng trường biển Sầm Sơn sức chứa 10.000 người trước ngày khai trương

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:32
Quảng trường biển Sầm Sơn và trục cảnh quan lễ hội Tp.Sầm Sơn với sức chứa 10.000 người sẽ khai trương và là nơi tổ chức Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024.

Sau ồn ào, Nam Em công khai số dư tài khoản khiến ai cũng tò mò

Thứ 4, 24/04/2024 | 13:30
Trải qua nhiều scandal, ca sĩ Nam Em quyết định chuyển lên Đà Lạt sinh sống.

Phát hiện rùa xanh từ Malaysia đến Côn Đảo đẻ 108 trứng

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:24
Một cá thể rùa xanh (vích) mẹ đeo thẻ quản lý của Malaysia được phát hiện đến hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đẻ trứng.

Tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vào tháng 10

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:16
Đề án tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt.