Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh

Đinh Lạc Thành
Thứ 4, 30/11/2022 | 09:07
0
Di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đêm 29/11, Cục Di sản Văn hoá (Bộ VH,TT&DL) cho biết: Vào hồi 16 giờ 12 phút, ngày 29/11/2022 giờ địa phương (tức 22 giờ 12 phút ngày 29/11/2022 giờ Việt Nam), tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO diễn ra tại Rabat, thủ đô của Vương quốc Ma-rốc, di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là một trong 56 hồ sơ được xem xét trong kỳ họp này.

Gốm của người Chăm chủ yếu là đồ gia dụng, đồ dùng cúng lễ và đồ mỹ nghệ gồm chum (jek), nồi (gok), mâm (cambak), bình (bilaok)… Nghề làm gốm được xem là biểu hiện của sự sáng tạo cá nhân do người phụ nữ Chăm làm ra trên nền tảng tri thức được lưu truyền trong cộng đồng.

Văn hoá - Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh

Các nghệ nhân làng Bàu Trúc chế tác gốm Chăm.

Thay vì sử dụng bàn xoay, người phụ nữ Chăm di chuyển giật lùi quanh khối nguyên liệu để tạo hình sản phẩm. Gốm không tráng men và được phơi khô, nung ở ngoài trời bằng củi và rơm trong 7 đến 8 giờ ở nhiệt độ khoảng 8000C. Nguyên liệu (đất sét, cát, nước, củi và rơm) được khai thác tại chỗ. Đất sét được tái sinh theo chu kỳ vài ba năm sau khi khai thác tại cánh đồng Hamu Tanu Halan, bên bờ sông Quao thuộc làng Bàu Trúc (tỉnh Ninh Thuận) và mỏ đất làng Xuân Quang (cách làng Bình Đức, tỉnh Ninh Thuận, 3km về hướng Tây Bắc).

Dụng cụ làm gốm đơn giản do nghệ nhân tận dụng vật liệu tại chỗ như: vòng quơ, vòng cạo (bằng tre) để cạo mỏng thân gốm, và vỏ sò, vải cuộn thấm nước để chà láng thân gốm. Tri thức và kỹ năng làm gốm được trao truyền cho các thế hệ trong gia đình thông qua thực hành. Việc làm nghề tạo cơ hội cho người phụ nữ Chăm giao lưu, tương tác trong lao động sản xuất, sinh hoạt xã hội, cũng như trong việc giáo dục nghề nghiệp cho con cái, nâng cao hơn nữa vai trò của họ trong xã hội.

Nghề làm gốm cũng giúp tăng thu nhập của gia đình và bảo lưu thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa của người Chăm ở Việt Nam. Tuy nhiên, dù có nhiều nỗ lực bảo vệ, song nghề gốm của người Chăm vẫn đang đứng trước nguy cơ mai một vì sự tác động của quá trình đô thị hóa đến khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu thô, sự chậm thích ứng với kinh tế thị trường và thế hệ trẻ ít quan tâm đến nghề.

Theo Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đáp ứng những tiêu chí sau để ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp:

Thứ nhất là di sản này liên quan đến nghề thủ công truyền thống làm gốm Chăm bằng tay và sử dụng các công cụ đơn giản. Chủ thể văn hóa và người thực hành chủ yếu là phụ nữ Chăm. Tri thức và kỹ năng làm nghề được trao truyền trong gia đình, dòng họ và cộng đồng.

Việc trao truyền được thực hiện bằng biện pháp kể chuyện và thực hành hàng ngày. Di sản thu hút sự trao đổi và tương tác giữa những người thực hành nghề, các sinh hoạt xã hội và nâng cao vai trò của người phụ nữ Chăm trong xã hội hiện đại.

Di sản gắn liền với nghệ thuật trình diễn dân gian, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, trong đó có các nghi lễ liên quan đến ông tổ nghề làm gốm của người Chăm. Nghề làm gốm của người Chăm góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Chăm ở Đông Nam Á.

Thứ 2, hồ sơ cho biết hiện nay số lượng nghệ nhân, người thực hành và người học nghề tại các làng gốm còn ít. Dù có nhiều nỗ lực bảo vệ, di sản vẫn có nguy cơ mai một bởi nhiều mối đe dọa khác nhau như sự đô thị hóa ảnh hưởng đến không gian của các làng nghề thủ công truyền thống và ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu sẵn có, chi phí cho nguyên liệu tăng cao, nghệ nhân lành nghề tuổi cao, thế hệ trẻ không hứng thú với nghề, sản phẩm thiếu sự đa dạng và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Thứ 3, hồ sơ trình bày chi tiết kế hoạch bảo vệ di sản, kế hoạch này sẽ được thực hiện trong bốn năm (2023–2026). Các mục tiêu của mỗi năm, các hoạt động cụ thể và kết quả dự kiến được trình bày rõ ràng trong hồ sơ. Các hoạt động bảo vệ được đề xuất nhằm giải quyết những thách thức được nêu trong tiêu chí U.2. và bao gồm việc đào tạo, tư liệu hóa, giải quyết các vấn đề liên quan đến nguồn nguyên liệu và tạo sinh kế bền vững cho những người hành nghề. Hồ sơ đã trình bày một thời gian biểu và ngân sách chi tiết.

Thứ 4, cộng đồng, các nhóm và cá nhân có liên quan đã tham gia vào quá trình đề cử bằng cách cung cấp thông tin và đóng góp vào quá trình kiểm kê. Nhiều thành viên trong cộng đồng đã tham gia vào việc quay phim và chụp ảnh quá trình làm gốm và thờ cúng tổ nghề.

Hơn nữa, 354 nghệ nhân đã đồng thuận về việc đề cử di sản này vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Hồ sơ cho biết, du khách muốn tham gia nghi lễ thờ tổ nghề cần phải tuân thủ một số quy tắc phong tục nhất định.

Văn hoá - Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh (Hình 2).

Đoàn Việt Nam tham gia kỳ họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO.

Thứ 5, di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Báo cáo kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên Hệ thống thông tin quản lý di sản văn hóa phi vật thể của Cục Di sản văn hóa. Các Sở và viện nghiên cứu thực hiện việc kiểm kê ở cấp tỉnh, thành phố và cấp quốc gia.

Hồ sơ cho biết việc kiểm kê di sản thu hút sự tham gia của cộng đồng ở làng Bàu Trúc và Bình Đức, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, Trung tâm Nghiên cứu và trưng bày văn hóa Chăm (tỉnh Ninh Thuận) vào việc khảo sát, kiểm kê, quay phim và chụp ảnh.

Kết quả kiểm kê được cập nhật hàng năm, trước 31/10. Nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam được ghi danh vào các Danh sách của UNESCO.

Thay mặt Quốc gia thành viên có di sản được ghi danh, PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng, Cục Di sản Văn hóa, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phát biểu đáp từ, cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ các giá trị của nghề làm gốm của người Chăm, cám ơn Hội đồng thẩm định, các thành viên của Uỷ ban Liên Chính phủ, Ban thư ký đã làm việc tận tình để ghi danh di sản này của Việt Nam.

UNESCO vinh danh Nghệ thuật Xòe Thái là di sản văn hoá của nhân loại

Chủ nhật, 25/09/2022 | 07:17
Tối 24/9, tại Yên Bái, Bộ Ngoại Giao, Bộ VH,TT&DL tổ chức Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Thủ tướng đề nghị UNESCO xem xét công nhận Vịnh Hạ Long - Cát Bà là di sản thế giới

Thứ 3, 06/09/2022 | 22:51
Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn UNESCO tiếp tục xem xét công nhận Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà, Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là di sản thế giới.

Nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể

Thứ 4, 15/12/2021 | 19:52
17 giờ 11 phút ngày 15/12, di sản Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Cùng tác giả

Xây dựng nền điện ảnh theo hướng công nghiệp, hiện đại và hội nhập

Thứ 4, 15/03/2023 | 16:57
Ngành điện ảnh cần tranh thủ tối đa nguồn lực xã hội, xây dựng thành công nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam theo hệ tiêu chí “dân tộc, hiện đại, nhân văn, hội nhập”.

Từ 15/3, Trung Quốc mở tour du lịch theo đoàn vào Việt Nam

Thứ 5, 09/03/2023 | 06:56
Chính phủ Trung Quốc đã quyết định đưa Việt Nam vào danh sách thí điểm mở cửa du lịch theo đoàn đợt 2, từ ngày 15/3.

Đề xuất NSND tương đương tiến sĩ: Cần có sự phân biệt rạch ròi

Thứ 4, 08/03/2023 | 09:21
Mới đây, Trường ĐH Sân khấu Điện Ảnh đề xuất xin cho các giảng viên có danh hiệu NSND được tính tương đương học vị tiến sĩ.

Nhạc kịch về hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân gây xúc động

Thứ 2, 06/03/2023 | 18:30
Vở nhạc kịch Vinh quang trên vai những người anh hùng đã khắc hoạ những chiến sĩ của lực lượng CAND trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.

80 năm Đề cương về văn hoá Việt Nam: Khẳng định được tính đúng đắn, thời sự

Thứ 5, 02/03/2023 | 17:02
Tại tọa đàm Đề cương về văn hóa Việt Nam và sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã thẳng thắn nhận định về văn học hiện nay.
Cùng chuyên mục

Lên núi trải nghiệm dịch vụ "massage cá" độc đáo

Thứ 3, 19/03/2024 | 10:54
Ngao du tới thác khuổi Nhi -Tuyên Quang, trải nghiệm đi thuyền ngắm thác, thưởng thức dịch vụ massage chân bằng cá suối khiến bạn lưu luyến chẳng muốn về.

Ninh Bình sắp diễn ra Tuần Du lịch "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An"

Thứ 3, 19/03/2024 | 10:52
Vào cuối tháng 5 - đầu tháng 6, UBND tỉnh Ninh Bình sẽ tổ chức Tuần Du lịch Ninh Bình chương trình dự kiến tổ chức trong 8 ngày.

Toả sóng đam mê Aquabike: Quán quân mùa 1 đã lộ diện

Thứ 3, 19/03/2024 | 10:35
Trần Anh Trường được xem là thí sinh thầm lặng nhất cuộc thi, nhiều khi là nhạt nhoà bởi sự trầm tính, ít nói, chỉ tập trung vào chiến lược thi đấu.

Lần đầu bị đánh trên màn ảnh, Vân Dung hoảng hốt

Thứ 3, 19/03/2024 | 10:20
Sau phim Hướng dương ngược nắng, nghệ sĩ Vân Dung sẽ tiếp tục đảm nhận vai người mẹ có 2 đứa con sinh đôi trong bộ phim khác nói về đề tài gia đình.

Rũ bỏ thần thái siêu sao, Hồ Quỳnh Hương cùng H'Hen Niê hóa thân cô bốc vác lam lũ ở chợ cá

Thứ 3, 19/03/2024 | 09:11
Rũ bỏ hình ảnh xinh đẹp, lộng lẫy thường thấy, Hồ Quỳnh Hương và H'Hen Niê cùng hóa thân thành những cô gái lao động trong khu chợ cá, gây nhiều tò mò cho khán giả.
     
Nổi bật trong ngày

“Tuyệt không dấu vết”, một sự chơi của viết

Thứ 2, 18/03/2024 | 07:00
Tác phẩm “Tuyệt không dấu vết” của Nguyễn Việt Hà, tôi đã viết trong một tiểu luận có tính cách tổng kết tiểu thuyết của năm: “Cuốn tiểu thuyết này khiến tôi, với tư cách một độc giả, được hưởng thụ cái cảm giác đầy hứng khởi của sự đọc.

Chân dung nam MC ở nhà 21 tỷ đồng nhưng sống giản dị, thậm chí đi dép tổ ong đi làm

Thứ 3, 19/03/2024 | 07:09
Là một MC có tiếng, sở hữu khối tài sản "kếch xù" song Quyền Linh vẫn rất giản dị đi làm với dép tổ ong nhận được nhiều sự yêu quý từ khán giả.

Bản tin 19/3: Thí sinh không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng

Thứ 3, 19/03/2024 | 06:00
Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng; Xe bán tải đi tốc độ cao, tông 5 người thương vong...

Ninh Bình sắp diễn ra Tuần Du lịch "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An"

Thứ 3, 19/03/2024 | 10:52
Vào cuối tháng 5 - đầu tháng 6, UBND tỉnh Ninh Bình sẽ tổ chức Tuần Du lịch Ninh Bình chương trình dự kiến tổ chức trong 8 ngày.

Hải Phòng: Tổ chức Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024 tại KĐT Bắc sông Cấm

Thứ 2, 18/03/2024 | 13:39
Thường trực Thành ủy Hải Phòng đồng ý với đề xuất của Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố tổ chức Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024 tại KĐT Bắc sông Cấm.