Nghẹn ngào vĩnh biệt nhà giáo Văn Như Cương: Ai sẽ thay thầy lúc mấy mươi?

Nghẹn ngào vĩnh biệt nhà giáo Văn Như Cương: Ai sẽ thay thầy lúc mấy mươi?

Thứ 3, 10/10/2017 | 06:00
1
Sự ra đi của thầy để lại biết bao niềm thương tiếc vô hạn. Học sinh cả nước bàng hoàng không muốn tin vào sự thật đau lòng.

PGS. Văn Như Cương là người sáng lập trường Lương Thế Vinh – trường phổ thông dân lập đầu tiên của Việt Nam từ khi đổi mới. Ông được ví như “ Ông Đồ xứ Nghệ” và là tấm gương, là thần tượng của nhiều thế hệ học sinh, sinh viên. Thầy không chỉ được mọi người ngưỡng mộ bởi năng lực, chuyên môn mà còn bởi sự tận tâm, gắn bó, yêu thương học trò.

Sự ra đi của thầy khiến học sinh cả nước bàng hoàng không muốn tin vào sự thật đau lòng. Mặc dù trước đó, hàng triệu trái tim đã đồng hành, cầu nguyện sẽ có một phép màu giúp thầy chiến thắng căn bệnh ung thư quái ác. Chỉ cách đây mấy tháng, biết tin thầy nằm viện, gần 4000 học sinh Lương Thế Vinh cùng nhau hát vang bài ca truyền thống của trường để chúc thầy lạc quan, mau khỏi bệnh.

Đa chiều - Nghẹn ngào vĩnh biệt nhà giáo Văn Như Cương: Ai sẽ thay thầy lúc mấy mươi?

Sự ra đi của PGS. Văn Như Cương khiến nhiều thế hệ học trò bày tỏ lòng tiếc thương (Trong ảnh là thầy Văn Như Cương trong lễ khai giảng năm học 2014-2015 của trường THPT Lương Thế Vinh).

Suốt cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp trồng người, PGS. Văn Như Cương luôn nhận được những tình cảm yêu mến đáng trân trọng như vậy từ các em học sinh, các thầy cô giáo và tất cả mọi người quan tâm đến giáo dục. Và có lẽ đó mới là niềm tự hào nhất, hạnh phúc nhất của một nhà giáo chân chính.

Phải nói lời vĩnh biệt PGS. Văn Như Cương là một mất mát lớn, thiệt thòi lớn cho các thế hệ học sinh đi sau không tiếp tục nhận được sự dìu dắt của người thầy tuyệt vời, đất nước thiếu đi một người thầy dũng cảm, thẳng thắn dám đấu tranh, dám nói lên sự thật trên tinh thần xây dựng. Thầy cũng đã truyền cảm hứng cho biết bao học trò với những phát ngôn đầy ý nghĩa: “Tôi thương con em chúng ta phải học đủ mọi thứ”...

Nhìn những lứa học sinh dưới mái trường THPT Lương Thế Vinh ngày một lớn lên, trưởng thành hẳn thầy vui mừng, mãn nguyện lắm. Duy chỉ có điều khiến thầy trăn trở, ngậm ngùi đó là sư phạm không còn là lựa chọn của đa số các em. “Tre già măng mọc”, thầy muốn ngành giáo dục của Việt Nam có những cải cách mới tiến bộ hơn, hiệu quả hơn. Bởi giáo dục chính là cội rễ của sự phát triển, hiền tài là nguyên khí quốc gia.

Để làm được điều đó, xã hội cần những người giáo viên vừa hồng vừa chuyên, những bàn tay cần mẫn, những trái tim yêu thương và những khối óc uyên bác. Thầy muốn thấy một đội ngũ kế tiếp thầy mang đủ đầy phẩm chất và tài năng như thế:

“Các em vào đại học thầy vui!

Duy chút băn khoăn, chút ngậm ngùi!

Ít em mong muốn vào sư phạm.

Ai sẽ thay thầy lúc mấy mươi?”

Đa chiều - Nghẹn ngào vĩnh biệt nhà giáo Văn Như Cương: Ai sẽ thay thầy lúc mấy mươi? (Hình 2).

 

Những vần thơ ngắn ngọn mà chất chứa rất nhiều tâm tư của người thầy cả đời tận tụy cống hiến và cống hiến. Dù đã hoàn thành xuất sắc trọng trách của một nhà giáo nhưng chưa giây phút nào PGS. Văn Như Cương thôi lo lắng cho tương lai của nền giáo dục nước nhà.

Nhưng thầy ơi! Tất cả những gì thầy đã đóng góp cho giáo dục sẽ vẫn mãi luôn được ghi nhận và ngợi ca. Vẫn còn rất nhiều thầy giáo, cô giáo yêu người, yêu nghề; vẫn còn rất nhiều các em học sinh đang nỗ lực, phấn đấu từng ngày để thực hiện ước mơ trở thành một nhà giáo mẫu mực, tài năng như thầy. Ngôi trường Lương Thế Vinh vẫn luôn mang tinh thần của “người cha đẻ” để đào tạo nhân cách, tri thức cho tất cả các em học sinh thân yêu như ước nguyện của thầy.

Đăng Khuê

Chân dung PGS Văn Như Cương, người mở trường dân lập đầu tiên ở Việt Nam

Thứ 2, 09/10/2017 | 12:30
PGS. Văn Như Cương không chỉ được biết đến với vai trò là Hiệu trưởng trường Lương Thế Vinh, Ủy viên Hội đồng giáo dục quốc gia Việt Nam, ông còn là chủ biên và trực tiếp biên soạn hơn 60 đầu sách sách giáo khoa.

10 câu nói của PGS Văn Như Cương chạm đến trái tim hàng triệu học trò

Thứ 2, 09/10/2017 | 12:12
Không chỉ là một nhà giáo tận tâm cống hiến cho sự nghiệp trồng người, GS. Văn Như Cương (Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh) còn nổi tiếng là người có nhiều câu nói truyền cảm hứng cho học sinh.

PGS. Văn Như Cương qua đời, nhiều thế hệ học sinh nghẹn lòng, đau xót

Thứ 2, 09/10/2017 | 08:33
Trước tin PGS. Văn Như Cương qua đời, nhiều thế hệ học trò đã tỏ lòng thương tiếc, xót xa với người thầy đáng kính.
Cùng tác giả

Dự báo thị trường mỹ phẩm Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:29
Ông Chu Quốc Thịnh – Trưởng Phòng Quản lý Mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã chỉ ra nhiều cơ hội và thách thức của thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam.

Kịp thời đỡ đẻ cho sản phụ ngay trên biển

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:26
Hiện, tình trạng của hai mẹ con sau cuộc "vượt cạn" ngoạn mục đã ổn định và đang được theo dõi, chăm sóc và dự kiến sẽ được xuất viện sớm.

Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:26
Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7.

Vụ bé gái 12 tuổi mang thai: Nghi phạm đối diện khung hình phạt nào?

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:20
Theo luật sư Vinh, bé gái đã bị lạm dụng tình dục từ năm 11 tuổi, đã cung cấp mô tả đầy đủ thủ phạm, đủ căn cứ cấu thành tội “hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Góp phần vào sự phát triển bền vững ngành làm đẹp tại Việt Nam

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:29
Trên 200 gian hàng đại diện cho 15 quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu ngành làm đẹp đã có mặt tại triển lãm quốc tế về sản phẩm, công nghệ và dịch vụ làm đẹp.
Cùng chuyên mục

Đọc sách cần phải có "định hướng"?...

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Để có được sự định hướng tốt trong việc chọn sách và đọc sách, ngoài nhu cầu của bản thân, thì sự hiểu biết mang tính nền tảng cũng rất quan trọng.

Thành cổ tháng Tư này

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Giữa tháng Tư, chúng tôi ra viếng thành cổ và thăm một số di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị.

Đọc sách nhiều – Tốt hay không tốt?...

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:36
Khi nói đến việc đọc sách, rất nhiều người trong chúng ta tỏ ra e dè, thậm chí có người còn cười mỉa về hoạt động đó. Tại sao lại có một thực trạng như vậy? Liệu chúng ta có phải là những người không coi trọng tri thức? Tại sao nhiều người vẫn nghĩ, rằng những ai đọc sách nhiều thường dễ “đi trên mây”?...

Trải nghiệm tàu hỏa thời… tắc đèo

Thứ 4, 17/04/2024 | 07:00
Tôi vừa có chuyến trải nghiệm tàu hỏa Việt Nam khá thú vị.

Đâu là thông tin - Đâu là tri thức?

Thứ 3, 16/04/2024 | 07:00
Ngày 21/4 là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định vào 4/11/2021. Điều đó nói lên rằng, với sự phát triển của cuộc sống con người, trong diễn trình chung, tri thức ngày càng được coi trọng. Sách chính là phương tiện truyền tải tri thức hiện quả nhất.
     
Nổi bật trong ngày

Đọc sách cần phải có "định hướng"?...

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Để có được sự định hướng tốt trong việc chọn sách và đọc sách, ngoài nhu cầu của bản thân, thì sự hiểu biết mang tính nền tảng cũng rất quan trọng.

Thành cổ tháng Tư này

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Giữa tháng Tư, chúng tôi ra viếng thành cổ và thăm một số di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị.