Nghi án Napoleon từng bị người ngoài hành tinh bắt cóc

Nghi án Napoleon từng bị người ngoài hành tinh bắt cóc

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:41
0
Napoleon Bonaparte là một vị hoàng đế tài ba của nước Pháp. Phần lớn các nhà sử học đều cho rằng, hoàng đế này đã chết vì căn bệnh ung thư dạ dày ở tuổi 51.

Tuy nhiên, các chuyên viên y học trường đại học Tổng hợp của Mỹ lại tin rằng cái chết của vị hoàng đế Pháp không đơn thuần xuất phát từ căn bệnh này. Mới đây, các nhà khảo cổ còn phát hiện ra một vật lạ nằm trong sọ của hoàng đế, nghi ngờ thuộc về một không gian khác ngoài trái đất.

Chiếc vi mạch bí ẩn

Phát hiện một vật thể lạ gắn chặt trong hộp sọ của Napoleon khiến các nhà khoa học "cực kỳ bối rối". Vật thể kỳ bí này giống như một vi mạch nhỏ, dài nửa inch. Tiến sĩ Andre Dubois đã có phát hiện kinh ngạc này trong quá trình nghiên cứu hộp sọ của Napoleon với số tiền chuyển nhượng 140.000 USD từ Chính phủ Pháp.

Không biết nói gì hơn, tiến sĩ Dubois tuyên bố: "Khám phá này gần như không thể hiểu nổi, không có câu trả lời. Hoàng đế Napoleon đã bị UFO bắt cóc vào một thời điểm nào đó trong quá khứ". Thông tin gây sốc này nhanh chóng lan rộng ra toàn giới khoa học và nhận được khá nhiều phản hồi. Có người cho rằng tuyên bố của tiến sĩ Dubois hết sức "lố bịch" và ông làm vậy nhằm đánh bóng tên tuổi của mình. Trước phản ứng quyết liệt đó, tiến sĩ Dubois liền công khai hình ảnh vi mạch lạ này.

Xã hội - Nghi án Napoleon từng bị người ngoài hành tinh bắt cóc

Chiếc vi mạch được tìm thấy trong sọ hoàng đế Napoleon.

Tiến sĩ Pubois cho biết: "Chúng tôi khám nghiệm di thể của hoàng đế Napoleon với hy vọng tìm ra được nguyên nhân chính dẫn tới cái chết của ông và để biết liệu có phải Napoleon đã chịu một cơn rối loạn tuyến yên dẫn tới hình hài thấp bé hay không. Khi tôi khám nghiệm bên trong hộp sọ, bàn chải trên tay tôi quệt qua một cái mấu nhỏ. Lúc đó, trong đầu tôi chợt lóe lên suy nghĩ có thể mấu nhỏ này sẽ giúp tôi phát hiện ra điều mình đang tìm kiếm".

Thay vào đó, ông đã tìm ra một thứ khó tưởng tượng hơn. Với một chiếc kính lúp, tiến sĩ Dubois kinh ngạc khi nhận ra cái mấu nhỏ đó là một loại vi mạch siêu tiên tiến. Từ mức độ sinh trưởng của vùng xương quanh vi mạch, vị chuyên gia tin rằng nó đã được cấy vào đầu Napoleon khi ông còn trẻ. Vì sao vi mạch này lại nằm trong hộp sọ của vị hoàng đế Pháp nổi tiếng này được? Thời đại của hoàng đế Napoleon chưa thể có được các phát minh tiên tiến, hiện đại như chiếc vi mạch này được. Nguồn gốc của chiếc vi mạch này là thế nào?

Các nhà khoa học và sử gia cũng bắt đầu "nhảy" vào công cuộc tìm câu trả lời cho chiếc vi mạch kỳ lạ này. Lật lại lịch sử, năm 1794, khi Napoleon 25 tuổi, ông đã từng mất tích vài ngày. Sau khi trở lại, ông tuyên bố mình bị bắt làm tù binh trong thời chính biến của Thermidor. Tuy vậy, sử sách không tồn tại ghi chép nào về vụ bắt giữ cả. Có thể đây chính là thời gian Napoleon bị cấy vi mạch vào người. Một giả thiết duy nhất được đặt ra là vị hoàng đế của nước Pháp đã bị UFO bắt cóc?

Điều đáng nói là kể từ sau vụ mất tích bí ẩn đó, công danh sự nghiệp Napoleon lên như diều gặp gió. Mọi việc ông làm đều diễn ra hết sức suôn sẻ. Chỉ một năm sau, ông được hoàng gia sắp xếp phụ trách quân đội Pháp tại Italy. Kỳ lạ hơn nữa, ông có thể đào tạo một đội quân thiếu đói, tinh thần uể oải và ô hợp thành một lực lượng chiến đấu đỉnh cao, trăm trận trăm thắng, nhất là trong cuộc chiến đánh bại người Italy.

Sau một loạt các chiến thắng gây bất ngờ, Napoleon lên ngôi hoàng đế, nhanh chóng mở rộng đất nước và dẫn quân đi xâm chiếm các nước khác như Phổ (nay là Đức), Áo, Thụy Sĩ và Đan Mạch. "Các chiến lược của Napoleon đều hết sức bình thường nhưng lại mang đến thắng lợi lớn cho nước Pháp và thay đổi diện mạo của châu Âu thời đó.

Có lẽ, chính chiếc vi mạch tiên tiến đã nâng cao khả năng tư duy và khả năng lãnh đạo của ông. Bỗng chốc, ông có trí nhớ phi phàm, trí óc rất linh hoạt, có khả năng đọc rất nhanh những ý nghĩ trong đầu cho thư ký ghi chép, cùng một lúc đọc cho nhiều thư ký về những vấn đề khác nhau", tiến sĩ Dubois nhận xét. Không những vậy, chiếc vi mạch cũng được dự đoán là nguyên nhân chính tạo nên thói quen nổi tiếng đặt tay lên tim của Napoleon. Dubois cho hay, các tín hiệu điện từ do vi mạch truyền ra đã ảnh hưởng đến tim của Napoleon, khiến tim bị tác động mạnh, gây ra các cơn đau nhẹ.

Nguồn gốc thực sự của siêu vi mạch

Không thể giải thích nổi vì sao chiếc vi mạch lại được cấy vào đầu của vị hoàng đế nước Pháp Napoleon, các nhà khoa học chỉ có thể dự đoán: "Hoàng đế Napoleon đã bị người ngoài hành tinh bắt cóc vào năm 1794 và thực hiện một ca cấy ghép tinh vi vào người có tầm ảnh hưởng đến lịch sử thế giới nhất. Họ đã theo dõi và điều khiển Napoleon theo ý muốn của họ.

Cho tới nay, nạn nhân các vụ bắt cóc của người ngoài hành tinh đều là người thường, không đóng vai trò nào quan trọng trên thế giới. Nhưng giờ đây, chúng ta đã có bằng chứng thuyết phục rằng trong quá khứ, người ngoài hành tinh từng "nhúng tay" vào lịch sử nhân loại và có thể điều này vẫn đang tiếp tục diễn ra mà chúng ta không ngờ tới. Chúng ta không thể biết họ làm vậy để giúp nhân loại hay có mục đích xấu với con người trên trái đất".

Xã hội - Nghi án Napoleon từng bị người ngoài hành tinh bắt cóc (Hình 2).

Phải chăng Napoleon từng bị UFO bắt cóc?

Đó là cách giải thích hợp lý nhất mà các nhà khoa học có thể đưa ra để trả lời cho thắc mắc về nguồn gốc của chiếc vi mạch kỳ lạ. Tất nhiên, các nhà khoa học cũng không thể bỏ qua nguyên nhân cái chết của vị hoàng đế lừng lẫy trong lịch sử nước Pháp. Từ khi còn trẻ, sức khỏe của Napoleon đã không tốt lắm. Là đứa trẻ sinh thiếu tháng, thuở niên thiếu và kể cả lúc trưởng thành, do đời sống khó khăn nên ông rất gầy, yếu.

Quãng đời sau này, Napoleon được thầy thuốc chẩn đoán bị mắc bệnh ung thư dạ dày và đây chính là căn bệnh dẫn tới cái chết của ông. Tuy nhiên, từ khi vi mạch được phát hiện, giới khoa học bắt đầu nghi ngờ kết luận đó. Tiến hành nghiên cứu vi mạch, họ phát hiện ra một tia sóng rất nhỏ liên tục truyền đi tín hiệu lạ, ảnh hưởng đến não của con người. Có thể tia sóng này đã ảnh hưởng đến não của Napoleon, khiến ông luôn có vấn đề về thần kinh, thường có những hành động thái quá như giận dữ bất chợt rồi lại trở nên trầm uất.

Khi Napoleon mất, lúc liệm, người ta thấy cơ thể ông không có lông, dấu hiệu sinh dục bên ngoài rất ít tính nam, trong khi bộ ngực tròn trịa, mềm mại, tay chân nhỏ nhắn với chiều cao khiêm tốn 1,57m. Rõ ràng trước thời gian mất tích năm 25 tuổi, Napoleon tuy nhỏ nhắn nhưng dáng dấp rất nam tính và tràn đầy khí lực của một người đàn ông. Vậy điều gì khiến ông thay đổi lớn đến vậy? Phải chăng vi mạch siêu tiên tiến đã biến đổi cả giới tính của ông?

Hàng loạt câu hỏi được đặt ra, nhưng đến nay chưa có một câu trả lời nào thích hợp. Chiếc vi mạch là đầu mối duy nhất giúp các nhà khoa học giải đáp cho các thắc mắc này. Cho đến khi tìm ra nguyên lý hoạt động của chiếc vi mạch và mục đích nó nằm trong hộp sọ của Napoleon, các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục khám nghiệm di thể của vị hoàng đế nước Pháp và hy vọng rằng, giả thiết Napoleon bị người ngoài hành tinh bắt cóc chỉ là giả thuyết mà thôi.

Mặc dù vậy, mọi thông tin họ có được đều nghiêng về giả thiết "hoang đường" đó: Chiếc siêu vi mạch không thể tồn tại vào thời Napoleon, chỉ có thể bắt nguồn từ một không gian khác nằm ngoài Trái đất. Điều này có nghĩa, vũ trụ chúng ta đã tồn tại sự sống từ rất lâu với công nghệ tiên tiến, cực kỳ hiện đại và những người ngoài hành tinh vẫn theo dõi cuộc sống của chúng ta hàng ngày, hàng giờ mà con người chưa thể phát hiện ra.

Nghiên cứu mới nhất: Bệnh của Napoleon nếu sống thêm, cũng chỉ được 1 năm

Các cuộc khám nghiệm di thể của Napoleon đều rút ra kết luận cái chết của ông đều do bệnh ung thư dạ dày. Trong dạ dày của Napoleon có một khối u dài 10,16cm và nhiều chất có màu sẫm như bã cà phê, chứng tỏ ông đã bị chảy máu dạ dày trầm trọng. Lập luận này càng được củng cố khi báo cáo của các nhà khoa học dẫn nhiều tài liệu lịch sử cho biết, Napoleon đã bị giảm tới 9kg trong những tháng cuối đời và đặc biệt là cha của ông cũng qua đời do chứng bệnh tương tự.

Nghiên cứu mới nhất của giáo sư Robert Genta thuộc trường đại học Tây Nam Texas (Mỹ) cũng đưa ra kết luận tương tự cho rằng, chảy máu dạ dày là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết cho hoàng đế Napoleon.

Giáo sư Robert Genta khẳng định: "Xét riêng về mặt kích thước cũng đủ thấy tính nghiêm trọng của tổn thương. Thậm chí, nó đã di căn sang cả các cơ quan bên cạnh. Cho dù có được điều trị bằng kỹ thuật tiên tiến như ngày nay, ngài cũng chỉ có thể sống thêm 1 năm là nhiều nhất. Chế độ ăn toàn thực phẩm muối khô, khan hiếm rau xanh và hoa quả trong những năm chinh chiến càng đẩy vị hoàng đế Napoleon tiến nhanh tới cái chết. Còn vi mạch được tìm thấy không thể gây ra căn bệnh ung thư khiến ngài ra đi như vậy được".

Hồng Nhung