Nghị lực phi thường của người thầy khuyết tật... bất bại

Nghị lực phi thường của người thầy khuyết tật... bất bại

Thứ 5, 06/06/2013 | 10:29
0
Ông là Đồng Tấn Lập, giáo viên khoa Điện lạnh, trường cao đẳng nghề TP.HCM. Mặc dù bị bại liệt cả hai chân nhưng hằng ngày thầy vẫn lên lớp đều đặn, vẫn truyền dạy cho học trò bằng cả sự đam mê.

Tàn nhưng không phế

Ngồi trước mặt chúng tôi là một người có gương mặt đã đứng tuổi, nét mặt thanh tú, đôi mắt to và sáng với vầng trán cao thông minh. Ông đang cặm cụi vào các dây dẫn của một cái máy cùng với một số sinh viên. Cuộc đời của ông phải sống nhờ vào đôi nạng. Nhưng có ai biết được rằng ông lại là một kĩ sư điện lạnh lành nghề, một giảng viên, trưởng bộ môn khoa Kỹ thuật máy lạnh. Đồng Tấn Lập (SN 1946, quê tại TP.HCM) sinh ra vẫn lành lặn như bao đứa trẻ khác, vẫn "mẹ tròn con vuông" như mọi nhà. Nhưng năm lên 4 tuổi, bất hạnh lại đến với cậu bé Đồng Tấn Lập khi căn bệnh sốt bại liệt ập đến làm đôi chân của cậu cứ teo dần, teo dần cho tới khi bại liệt hẳn.

Xã hội - Nghị lực phi thường của người thầy khuyết tật... bất bại

Thầy Đồng Tấn Lập đang giảng dạy thực hành cho học trò

Cũng chính từ đây, mọi người nhìn cậu với cặp mắt của một người khuyết tật, một kẻ bại liệt đầy thương cảm. Rồi tâm lí chán nản cứ lớn dần lên khi mọi việc làm, hành động đều phụ thuộc vào người khác. Nhưng không, ông luôn xác định: "Trong bản thân mình nếu không làm được việc này thì phải làm được việc kia. Tôi không có sức khỏe để làm việc thì phải có cái đầu để tư duy. Bởi tôi biết rằng, chỉ có sự giỏi giang và vượt trội hơn người khác thì mới có thể được người khác chấp nhận". Trong khi hơn 90% dân số nước ta mù chữ lúc bấy giờ thì bằng nghị lực của mình, cậu bé bại liệt hai chân Đồng Tấn Lập lại học lên đậu tú tài 2.

Nhận thấy nghị lực cũng như sự ham học hỏi của ông, một người phụ nữ Canada, phụ trách mảng Hội bảo trợ người khuyết tật của Liên Hợp Quốc đã giúp ông có được suất học bổng của trường đại học Washington (Mỹ). Khi bước chân đến xứ người, ông vượt qua mọi mặc cảm của bản thân, hòa mình vào cuộc sống nơi xa lạ. Được tận mắt thấy công nghệ hiện đại của đất nước khác làm ông mở rộng thêm tầm mắt.

Không chọn cho mình ngành nghề nhẹ nhàng, phù hợp với thể chất để học mà ông lại chọn ngành điện lạnh, một ngành nghề đứng nhiều, đi nhiều rất khó khăn với ông. Sau khi học xong 4 năm tại nước ngoài, tích lũy được những vốn kiến thức cũng như sự trải nghiệm. Trong con người ông giờ đây là mối giao thoa của con người kết hợp hai luồng văn hóa Đông - Tây với những giá trị quý giá nhất. Mặc dù có nhiều tổ chức nước ngoài mời ông ở lại làm việc với những chế độ và điều kiện làm việc tốt nhưng ông đã chọn trở về quê hương. Ông thấy rằng quê hương là nguồn là cội, dù ta có đi xa nơi đâu thì khi đã hoàn thành cũng phải trở về nơi quê cha đất tổ.

Thực sự lúc này ông cũng biết rằng điện lạnh không phải là ngành nghề phổ biến ở quê hương. Trở về nước, ông tham gia giảng dạy cho các công nhân nghề ở Sài Gòn để giúp họ nâng cấp tay nghề. Sau năm 1975, ông tới Định Quán (tỉnh Đồng Nai) theo chương trình kinh tế mới. 5 năm xây dựng kinh tế mới này tưởng chừng nghiệp điện lạnh trong con người ông bị lãng quên. Nhưng sau 5 năm trở về, ông lại vác hồ sơ đi xin việc khắp nơi. Nhìn hoàn cảnh ông với đôi chân tàn phế như vậy không ai chịu nhận. Chính trong hoàn cảnh này, cơ duyên đi dạy lại về với ông, ông được mời giảng dạy tại trường dạy nghề và ông là người đầu tiên thành lập khoa Điện lạnh cho trường dạy nghề, trở thành giáo viên, rồi trưởng bộ môn Khoa kỹ thuật máy lạnh tại trường cao đẳng nghề TP.HCM.

Xã hội - Nghị lực phi thường của người thầy khuyết tật... bất bại (Hình 2).

Thầy Đồng Tấn Lập với đôi nạng trên bục giảng

Tự tin, nỗ lực để thành công

Bằng chính nghị lực phi thường của mình kỹ sư, nhà giáo Đồng Tấn Lập đã làm cho xã hội, người thân, bạn bè thấy được niềm tin trong chính con người mình. Khi mọi bạn học cùng trang lứa tung tăng vui chơi thoải mái thì bản thân ông phải bất lực ngồi trên xe lăn. Ông  không tự làm được mọi việc mà luôn phải có sự giúp đỡ của người khác. Nhưng bản thân ông luôn tự nhủ với lòng mình "cố gắng, và cố gắng hơn nữa". Lúc lập gia đình thì vợ ông là người động viên, cổ vũ ông hết mình, ông tâm sự: "Gặp những lúc khó khăn, tôi chưa ổn định được công việc, bà xã luôn động viên, ủng hộ mọi quyết định của tôi. Để từ đó lại thôi thúc tôi không được bỏ cuộc. Bởi có bao người quan tâm và luôn ở bên tôi".

Nhưng người thực sự thắp sáng niềm đam mê trong ông chính là một người thầy của ông. Ông nhớ lại: "Tôi biết ngành điện lạnh lúc bấy giờ ở nước ta là rất khó để ứng dụng, bởi nước ta còn quá nghèo và rất có thể tôi sẽ thất nghiệp. Nhưng tôi tin rằng một ngày nào đó đất nước sẽ phát triển lên. Bởi vậy, khi tôi vượt qua kì thi kiểm tra khả năng, thầy tôi đã nói rằng: "Nếu sức khỏe của em đầy đủ mà em học hành không tới đâu hay học bình thường thì em chỉ làm cho một mình em. Còn nếu cái đầu em còn tốt, em cố gắng học hành thì khi ra đời em có thể giúp được nhiều người. Nếu bản thân không đủ sức khỏe để làm thì học rồi dạy lại người khác để họ có điều kiện đóng góp cho xã hội".

Khi còn nhỏ biết mình bị tàn phế, cảm nhận thấy ánh mắt tội nghiệp của người đời không làm ông trở nên bi quan chán nản, mà nó như thôi thúc ông cần phải cố gắng hơn nữa. Ông luôn đặt ra cho mình mục tiêu trong cuộc đời để xây dựng niềm đam mê. Ông cho biết: "Trong bất kì xã hội nào cũng vậy, niềm đam mê thực sự luôn tạo nên thành công. Bởi khi đã có đam mê thì không sợ gì thất bại. Chúng ta có đam mê thì sẽ có nghị lực để theo đuổi niềm đam mê đó. Tôi đam mê điện lạnh, và tôi biết sức khỏe, thể trạng của tôi không cho phép tôi tự mình ứng dụng vào đời sống. Nhưng tôi có thể dạy lại kiến thức cho học trò của mình. Đúng như thầy tôi đã nói, bản thân tôi không thể làm được thì tôi sẽ giúp cho học trò của mình để chúng làm, để chúng đưa kiến thức tôi dạy  ứng dụng trong thực tiễn".                           

"Hãy đối xử với người khuyết tật như người bình thường"

Bản thân là một người khuyết tật kỹ sư Đồng Tấn Lập cho rằng: "Xin hãy đối xử với người tàn tật như tôi giống như những  người bình thường. Tôi biết, vì tôi tàn tật nên xã hội đã có nhiều ưu ái và có sự đối xử khác. Nhưng đôi lúc đừng nhìn bên ngoài mà đánh giá những giá trị bên trong. Tôi thấy hiện nay có rất nhiều bạn khuyết tật nhưng họ vẫn học giỏi, đạt được nhiều giải thưởng. Nhưng khi ra đời, đi xin việc làm họ lại bị từ chối mà thực sự thì năng lực của họ thậm chí vẫn có thể giỏi hơn những người bình thường. Chính điều đó sẽ khiến cho những người khuyết tật thấy mặc cảm và mất đi niềm tin vào bản thân và cuộc sống".

Hạ Du

'Cổ tích' thời hiện đại của hai cậu học trò giàu nghị lực

Thứ 2, 03/06/2013 | 14:50
Đó là hai câu chuyện “cổ tích” thời hiện đại của cậu học trò “mù” Phạm Phú Thịnh (học sinh lớp 12/1, trường THPT Nguyễn Dục) và cậu bé “xương thủy tinh” Nguyễn Trọng Tín (học sinh lớp 10/2, trường THPT Trần Văn Dư, cùng huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam).

Nghị lực của cô gái trong hình hài đứa trẻ

Thứ 6, 17/05/2013 | 11:32
Với hình hài của đứa trẻ, cao chưa tới 80cm, đôi chân và đôi tay tật nguyền không thể đi lại, nhưng bằng nghị lực của bản thân, Phạm Thị Hoài Thương đã vượt lên số phận, nỗ lực không ngừng trở thành một học sinh giỏi của trường THCS Cao Xanh (TP. Hạ Long, Quảng Ninh)

Nghị lực của cậu học trò mồ côi miền sơn cước

Thứ 7, 11/05/2013 | 07:48
Hàng ngày, Ý phải dậy từ 5 giờ sáng, bụng rỗng rồi đạp xe cà tàng cả chục cây số đến trường cho kịp giờ học. Khó khăn là vậy nhưng Ý vẫn đi học đều đặn, không vắng buổi nào.

Câu chuyện đầy nghị lực của nữ sinh tí hon

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:08
Chỉ với chiều cao chưa tới 80 cm, cân nặng chỉ bằng đứa trẻ 56 tuổi, cô gái Lê Thị Vi ở xã Bình Phục (Thăng Bình, Quảng Nam) vẫn không từ bỏ ước mơ được đi học, làm người có ích.