Nghiện mua sắm đến mức phải vào viện tâm thần

Nghiện mua sắm đến mức phải vào viện tâm thần

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:04
0
Mua sắm là sở thích không thể thiếu của đa số phụ nữ, giới công chức. Nhiều người thích mua sắm đến mức ... "nghiện" và luôn bị ảo ảnh có người xui khiến mua thứ này thứ kia mà không cưỡng lại được.

Thế nhưng, ít ai ngờ những người nghiện mua sắm lại dễ trở thành bệnh nhân tâm thần chỉ vì cái sở thích tưởng chừng rất đỗi đời thường ấy.

Nhiều người có thể bị rối loạn tâm thần vì nghiện mua sắm (Ảnh minh họa)

Nhập viện vì... mua sắm

Trong lần tiếp xúc với BS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia- Bệnh viện Bạch Mai), tôi được nghe kể về nhiều trường hợp mắc tâm thần vì những lý do có vẻ... ngớ ngẩn như nghiện mua sắm, nghiện tình dục, yêu thiên nhiên thái quá. Bác sĩ Hạnh chia sẻ: "Trước đây, những biểu hiện "nghiện"- có sở thích gì đó thái quá được xem là một hành vi bất ổn của con người. Tuy nhiên, trong nền y học hiện đại bây giờ, đó là một loại bệnh chứ không đơn thuần là tính cách như nhiều người vẫn nghĩ".

BS. Lê Minh Công - Phó trưởng khoa Tâm lý lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 cho biết: "Tại úc, theo nghiên cứu của Hội người tiêu dùng úc, tỷ lệ người bị xung động mua sắm ngày càng tăng, cứ khoảng 12 người mua sắm ở úc thì có một người bị rối loạn này".

BS. Hạnh kể lại: "Tôi đã chứng kiến trên 3 bệnh nhân mắc chứng "nghiện" mua sắm và phải nhập viện điều trị vì rối loạn tâm thần với những biểu hiện "ảo thị", "ảo mùi"... Tức là, có những bệnh nhân chỉ muốn ngửi mùi đồ vật thậm chí là nhìn thấy đồ vật mà họ thích. Cũng có những bệnh nhân bị chứng "ảo thanh", luôn nghe có tiếng nói trong đầu xui khiến mua thứ này thứ kia mà không cưỡng lại được. Bệnh nhân luôn coi đó là thật, không nghĩ mình mắc bệnh".

Trong cuộc nói chuyện, BS. Hạnh kể cho tôi nghe về bệnh nhân Nguyễn Thị L. (32 tuổi, ở Gia Lâm - Hà Nội) cũng phải nhập viện chỉ vì sở thích mua sắm kì quặc của mình với biểu hiện "ảo" mùi- thích mùi quần áo mới. Gia đình L. khá giả, ngay từ nhỏ, chị đã thích mua sắm. Nay chị trở nên nghiện cửa hàng, siêu thị đến phát cuồng. Ngày nào, chị cũng phải rẽ vào mấy cửa hàng, siêu thị cho đỡ bức xúc trong người. Có khi đi chị chả mua gì mà chỉ để nhìn, ngắm, sờ và được ngửi mùi hàng hóa.

Với chị, chỉ cần được nhìn, ngắm hàng hóa, ngửi mùi đồ mới là chị thấy háo hức, vui vẻ lạ thường và cảm giác được thỏa mãn. Khi bị chồng và gia đình hạn chế việc đi mua sắm, chị bực dọc, la hét, đập phá đồ đạc, cáu gắt mọi người trong nhà. Chị L. nhập viện trong tình trạng nghiện mua sắm trầm trọng khiến cuộc sống bị xáo trộn.

Nói về tình trạng bệnh của hai bệnh nhân trên, BS. Hạnh gọi đó là một tình trạng rối loạn hành vi được điều khiển bởi các xung động cưỡng chế mà người mắc phải không thể kiểm soát được. Người mắc xung động mua sắm thường bị thôi thúc bởi cảm giác phải đi mua những món đồ mà đôi khi nó không thật sự cần thiết cho bản thân họ và cho những người xung quanh. Khởi đầu của quá trình đi mua sắm bao giờ cũng giống nhau, lúc đầu họ bị thôi thúc bởi ý nghĩ phải đến siêu thị, lúc đó họ chỉ nghĩ mình đến để xem hoặc mua một đến hai món đồ với những mục đích rõ rệt. Tuy nhiên, khi ra về họ thường mang theo rất nhiều thứ mua được mà đôi khi họ cũng không biết mua với mục đích gì và có thể họ sẽ chẳng bao giờ sử dụng chúng.

Theo tìm hiểu của PV, tại bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, số bệnh nhân nhập viện vì nghiện mua sắm ngày càng tăng, thậm chí đã có bệnh nhân có biểu hiện muốn tự tử. Gần như tất cả bệnh nhân này đều ý thức rất rõ là mình thường mua những món đồ mà mình không cần nhưng vẫn không thể cưỡng lại nhu cầu tiếp tục đi mua sắm.

Đàn ông cũng có thể là... nạn nhân

Trong những lần được tiếp xúc bệnh nhân, BS. Hạnh có nhiều ấn tượng với một thanh niên tên Nguyễn Minh Tuấn 27 tuổi (khu Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Gia đình và bạn bè cậu gọi là Tuấn "co-van". Chàng thanh niên này nhập viện trong tình trạng rối loạn tâm thần. Tốt nghiệp phổ thông, bố mẹ đầu tư cho Tuấn đi du học tại úc. Sau 4 năm du học trở về nước, Tuấn xin vào làm tại một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bệnh nhân đang điều trị rối loạn tâm thần tại Viện Sức khỏe tâm thần

Từ thời còn du học, Tuấn đã mê mẩn với thú mua sắm quần áo hàng hiệu. Sở thích đó lại càng trỗi dậy trong Tuấn bắt đầu từ khi đi làm. Tuấn thường xuyên đi mua sắm quá mức. Điều này làm cuộc sống của Tuấn "co-van" hoàn toàn bị đảo lộn và gây cho cậu những khó khăn về cảm xúc.

Là con trai nhưng hầu như tuần nào Tuấn cũng vào các shop đồ hiệu 2 đến 3 lần để chiêm ngưỡng những món đồ mình thích. Lần nào ra về Tuấn cũng mua một túi đồ lớn, nhiều đồ Tuấn mua không phải do nhu cầu phải sử dụng nhưng Tuấn không thể cưỡng lại được ham muốn phải mua bằng được món đồ mà mình chọn. "Nghiện" mua sắm đồ hiệu nhưng với cách mua "vung tay quá trán", nhiều khi Tuấn chỉ đến shop để xem tham khảo giá cả. Và điều nguy hiểm là Tuấn chỉ thích ngửi mùi quần áo mới.

BS Hạnh cho biết: "Người nhà Tuấn phàn nàn, không có nhiều tiền đi mua sắm, Tuấn không thể tập trung vào công việc, khó ngủ, ăn không ngon miệng, hay ngồi im lặng một mình, vẻ mặt mệt mỏi, thờ ơ với các hoạt động xung quanh. Không dừng lại ở đây, các hoạt động xã hội bình thường của cậu cũng giảm sút, cậu ít tiếp xúc với mọi người, thậm chí mối quan hệ của cậu với các thành viên trong gia đình trở nên bất hòa".

Khi Tuấn được đưa vào viện, bác sĩ chẩn đoán là rơi vào trạng thái bị cưỡng bức bởi xung động mua sắm quá mức mà nhiều nhà chuyên môn hay gọi là một trường hợp "nghiện" mua sắm.

Rối loạn tâm thần phân liệt

Căn bệnh tâm lý của xã hội tiêu dùng

"Những bệnh nhân bị xung động mua sắm thường bị thúc giục phải thường xuyên đi mua những món đồ không thật sự cần thiết và hậu quả thường gặp là chúng gây ra những khó khăn về mặt tài chính hoặc những rắc rối trong các mối quan hệ gia đình, xã hội, nghề nghiệp. Đây là căn bệnh tâm lý của xã hội tiêu dùng. Khi kinh tế phát triển, những stress trong công việc dẫn đến căng thẳng thần kinh, trầm cảm... là nguyên nhân làm tăng cơn nghiện mua sắm của không ít chị em".

(BS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia- Bệnh viện Bạch Mai)

Trao đổi với phóng viên, BS. Nguyễn Văn Dũng- Trưởng phòng Phòng điều trị bệnh nhân tâm thần nam và điều trị nghiện chất, Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia cho biết: "Giống như các loại nghiện, bệnh nghiện mua sắm được chia làm 4 cấp độ là: Cho vui, từng đợt, lạm dụng và nghiện. Theo đó, 2 cấp độ ban đầu chưa ảnh hưởng đến cuộc sống bởi nó chỉ là những hành vi bất ổn định của con người, chưa phải điều trị.

Tuy nhiên, khi con người đã lạm dụng mua sắm, nghiện mua sắm thì đó là bệnh và cần được chữa trị kịp thời. Với những người trẻ, nguyên nhân chủ yếu khiến họ mắc vào chứng bệnh này là vì tâm lý ham chơi, tò mò, thích ăn diện, sính hàng hiệu. Cũng có những người trẻ tìm đến mua sắm như một cách trốn tránh những áp lực của cuộc sống hoặc những sang chấn tâm lý trong cuộc sống gia đình, công việc và dần trở thành nghiện .

BS. Dũng chia sẻ: "Quá trình điều trị bệnh nhân, chúng tôi nhận thấy có một mối quan hệ giữa nghiện mua sắm với các rối loạn tâm thần như ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hành vi ứng xử, trầm cảm, lo âu, phản ứng stress, mất ngủ, suy nhược, nặng hơn là la hét, đập phá đồ đạc, dằn vặt những người xung quanh... Các bác sĩ coi rối loạn nghiện mua sắm như một rối loạn hành vi bởi vì chúng có những nguyên nhân như các cưỡng chế hành vi khác mà chất gây nghiện ở đây không giống các chất khác (rượu, thuốc lá, ma túy). Tuy nhiên, nó đều có chung một đặc điểm là có một cảm giác kích thích trước khi có hành vi mua sắm, theo sau là cảm giác hạnh phúc và hài lòng khi mua sắm, và sẽ nảy sinh cảm giác có lỗi, lo âu sau khi mua sắm.

BS. Hạnh nói: "Hai chứng bệnh là tâm thần phân liệt và rối loạn cảm xúc lưỡng cực, đặc biệt khi bệnh nhân có hoang tưởng màu hồng, hoang tưởng tự cao, luôn nghĩ mình giàu có, đẹp trai, đẹp gái, tài giỏi không ai bằng... thường có biểu hiện nghiện mua sắm, mua sắm cái này cái kia để chuẩn bị cho tương lai sau này giàu có".

Ngân Giang

Cùng chuyên mục

Bắt kẻ chủ mưu vụ cướp tiệm vàng ở Bình Dương tại Campuchia

Thứ 6, 19/04/2024 | 08:31
Tối 18/4, Công an Bình Dương cho biết, đơn vị vừa phối hợp các lực lượng chức năng bắt giữ nghi phạm chính trong vụ cướp tiệm vàng ở Bình Dương vào ngày 3/3.

Cần sớm có chế tài xử lý hình sự hành vi “thao túng” thị trường BĐS

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:52
Hành vi thao túng, nhiễu loạn thị trường bất BĐS cũng nguy hiểm không kém đối với thị trường chứng khoán, tuy nhiên hiện vẫn chưa có chế tài xử lý cụ thể.

Xác minh clip người đàn ông hành hung nhiều người tại quán bi-da

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:31
Cơ quan công an đang điều tra, xác minh vụ việc người đàn ông dùng dao hành hung, đấm, đá túi bụi nhiều người tại quán bi-da.

Hành trình 4 giờ truy bắt nghi phạm cướp tiệm vàng

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Lần theo những manh mối nhỏ nhất, từ đặc điểm nhận dạng của nghi phạm, cảnh sát đã khoanh vùng, chốt chặn các ngả đường, quyết không cho đối tượng tẩu thoát.

Lâm Đồng: Khởi tố 6 người vụ đánh nhầm khiến 2 thiếu niên phải nhập viện

Thứ 5, 18/04/2024 | 22:05
Ngày 18/4, Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 đối tượng trong vụ đánh nhầm 2 thiếu niên phải nhập viện.
     
Nổi bật trong ngày

Bị chiếm đoạt gần 3 tỷ đồng khi làm cộng tác viên cho Trang thương mại điện tử giả mạo

Thứ 5, 18/04/2024 | 21:14
Một nạn nhân trú tại Hà Nội bị chiếm đoạt hơn 2,7 tỷ đồng khi tham gia đầu tư cho website giả mạo trang thương mại điện tử.

Lâm Đồng: Khởi tố 6 người vụ đánh nhầm khiến 2 thiếu niên phải nhập viện

Thứ 5, 18/04/2024 | 22:05
Ngày 18/4, Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 đối tượng trong vụ đánh nhầm 2 thiếu niên phải nhập viện.

Bắt 2 đối tượng người nước ngoài lừa bán vàng giả chiếm đoạt hơn 600 triệu

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:22
Nắm bắt thông tin thị trường vàng tại Việt Nam có biến động, hai đối tượng người Liberi đã lên kế hoạch sử dụng vàng giả để đánh lừa người mua.

Cảnh báo thủ đoạn giả mạo nhân viên ngân hàng chiếm đoạt tiền của khách

Thứ 5, 18/04/2024 | 20:31
Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều vụ lừa đảo tinh vi giả mạo nhân viên ngân hàng để chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng.

Mỹ phẩm làm đẹp được quảng cáo như thuốc chữa bệnh

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:13
Hiện nay, một số sản phẩm làm đẹp đang được nhiều nhiều đơn vị kinh doanh mỹ phẩm quảng cáo “quá” công dụng khiến nhiều người tiêu dùng không khỏi hoang mang.