Nghiệp quả cống hiến sự hữu ích cho xã hội loài người

Nghiệp quả cống hiến sự hữu ích cho xã hội loài người

Thứ 7, 07/12/2013 | 20:03
0
Hạnh phúc hay đau khổ đều bắt nguồn từ những hành động trong quá khứ của ta. Vì vậy, ta có thể giải thích nghiệp một cách dễ dàng trong một câu ngắn gọn: nếu ta làm việc thiện hảo thì mọi việc sẽ tốt đẹp, nếu ta làm việc xấu thì mọi việc sẽ bất hảo.

Nghiệp có nghĩa là hành động. Về phương cách hành động thì hành động có thể thuộc về thân, ngữ hay ý. Về mặt hậu quả thì hành động có thể có đạo đức, thất đức hoặc trung hòa. Về mặt thời gian, có hai loại hành động – hành động còn trong ý định, khi ta nghĩ đến điều sắp làm, và hành động đã xảy ra, tức là biểu hiện của tâm lực qua hành động cụ thể hay lời nói.

Thí dụ, tôi đang nói chuyện với một chủ ý và vì vậy tôi đang tạo ra hành động thuộc về lời nói, hay gọi là khẩu nghiệp. Với sự khoa tay, tôi cũng đang tạo ra những thân nghiệp. Những hành động này tốt hay xấu, phần lớn là do chủ ý của tôi. Nếu tôi nói với chủ ý tốt, với sự chân thành, tôn trọng và thương mến mọi người, thì hành động của tôi tốt và có đạo đức. Nếu tôi hành động với chủ ý từ sự kiêu mạn, oán ghét, chỉ trích và vân vân, thì thân và khẩu nghiệp của tôi thiếu đạo đức.

Thiền++ - Nghiệp quả cống hiến sự hữu ích cho xã hội loài người

Hình minh họa

Vì vậy, nghiệp đưọc tạo ra trong mọi lúc. Khi một người nói với chủ ý tốt thì người ấy sẽ tạo ra một bầu không khí thân thiện ngay lập tức; đồng thời, hành động này tạo ra một ấn tượng trong tâm người đó, mang đến sự sung sướng trong tương lai. Với một chủ ý xấu, một bầu không khí bất hòa sẽ xảy ra ngay lập tức và sự đau khổ sẽ đến với người nói điều này trong tương lai.

Đức Phật dạy rằng ta là chủ nhân của chính mình; tất cả mọi việc đều tùy thuộc vào chính mình. Điều này có nghĩa rằng hạnh phúc hay đau khổ bắt nguồn từ những hành động đạo đức hay thất đức, chúng không đến từ bên ngoài mà đến từ nội tâm của ta. Lý thuyết này rất hữu ích trong đời sống hằng ngày, bởi vì khi ta tin tưởng vào sự tương quan giữa hành động và kết quả, thì dù có một người cảnh sát ở bên ngoài hay không, ta cũng sẽ luôn luôn tự cảnh giác và kiểm điểm chính mình. Thí dụ, nếu có một món tiền hay một viên ngọc quý ở đây và không có ai ở chung quanh, ta có thể chiếm nó một cách dễ dàng; tuy nhiên, nếu ta tin vào nghiệp quả, thì chính ta có trách nhiệm về tương lai của mình, nên ta sẽ không lấy món tiền hay viên ngọc quý ấy.

Trong xã hội tân tiến, dù cho có những hệ thống an ninh tinh vi đầy đủ kỹ thuật tân tiến, người ta vẫn thành công trong việc khủng bố. Cho dù một bên có nhiều kỹ thuật tinh vi để theo dõi phía bên kia, thì phía bên kia lại càng trở nên tinh vi hơn để tạo khó khăn cho đối thủ. Sự chế ngự thật sự duy nhất phải đến từ nội tâm – đó là sự quan tâm và tinh thần trách nhiệm cho chính tương lai của mình và lòng vị tha, quan tâm đến sự an vui của tha nhân.

Về phương diện thực hành thì phương pháp chế ngự sự phạm pháp hữu hiệu nhất là sự tự chủ. Với sự thay đổi nội tâm, tội ác có thể được chấm dứt và xã hội sẽ có hòa bình. Tự kiểm điểm là điều tối quan trọng, vì vậy, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân trong Phật pháp rất hữu ích, vì nó bao gồm sự tự vấn và tự chủ, cho lợi ích của chính mình và tha nhân.

Về phương diện hậu quả của nghiệp thì ta có thể giải thích bằng nhiều dạng khác nhau. Dạng thứ nhất được gọi là “quả của sự kết trái”. Thí dụ, nếu một người tái sinh thành một con thú vì một hành động thất đức, thì sự tái sinh này là hậu quả của sự kết trái của nghiệp từ một kiếp sống khác. Một loại hậu quả khác được gọi là “kinh nghiệm tương đương với nhân”; thí dụ như ta bị tái sinh vào một cõi giới xấu vì đã giết người, sau đó lại tái sinh làm người, nhưng bị giảm thọ – như vậy, hậu quả (giảm thọ) tương xứng với nhân đã tạo là giết người. Một dạng hậu quả khác nữa được gọi là “hành động tương đương với nhân”; thí dụ như người này sẽ có khuynh hướng tạo thêm hành vi bất hảo sau này, chẳng hạn như tiếp tục giết người.

Những thí dụ tương tự cũng có thể được áp dụng cho những hành vi đạo đức. Cũng như thế, có những hành động mà kết quả của nó được cộng hưởng - nhiều chúng sinh đã tạo nghiệp giống nhau thì sẽ cùng hưởng những hậu quả tương tự, thí dụ như họ sẽ hưởng cảnh sống trong cùng một môi trường nào đó.

Điểm quan trọng là sự trình bày của Phật pháp về nghiệp có thể cống hiến sự hữu ích cho xã hội loài người. Tôi hy vọng rằng cho dù chúng ta có tín ngưỡng hay không, chúng ta cũng sẽ học hỏi lẫn nhau để thu thập những tư tưởng và phương pháp hữu ích, hầu mang lại sự tiến triển tốt đẹp cho nhân loại.

L.N (t/h)

Đạo Phật bao dung nhất hành tinh

Thứ 5, 14/11/2013 | 08:11
Thử hỏi trên khắp hành tinh này có tôn giáo nào như đạo Phật hiền từ như lòng mẹ, bao dung như đất Mẹ mà ở đó những đứa con mẹ đang ngày đêm tàn phá mẹ, đổ lên mẹ đủ thứ rác rưởi độc hại, đang giết chết mẹ bới bàn tay con người Vậy mà Mẹ trái Đất vẫn ôm các con vào lòng mà ru à ơi.

Giáo dục nhân cách trong đạo Phật

Chủ nhật, 13/10/2013 | 13:56
Cái nhân cách tốt đẹp nhất là cái nhân cách vô ngã. Nhân cách càng gần với vô ngã thì càng tạo hạnh phúc cho cá nhân mang nhân cách ấy và góp phần tạo hạnh phúc cho những người chung quanh.

Đạo Phật coi tử hình là mất lòng từ bi

Thứ 2, 23/09/2013 | 13:34
Đạo Phật từ bi và trí tuệ, luôn tôn trọng và đề cao cuộc sống của tất cả chúng sinh. Đồng thời đưa ra con đường chuyển hoá khổ đau cho những người muốn tìm hiểu và mong muốn đạt đến con đường đó.

Tuổi trẻ rất gần với đạo Phật

Thứ 2, 16/09/2013 | 13:24
Người tu theo đạo Phật phải xa lìa những điều giả dối để trở về với sự thật. Tuổi trẻ ngây thơ, chất phác, nghĩ sao nói vậy, nên ít biết dối trá xảo quyệt, nhiều thành thật. Do đó, tuổi trẻ rất gần với đạo Phật.

Nhạc cụ độc đáo phát ra âm thanh mê hoặc

Thứ 6, 10/05/2013 | 15:35
Chàng thanh niên đang biểu diễn trên phố bằng một loại nhạc cụ vô cùng độc đáo và kỳ lạ, cùng với âm thanh phát ra mê hoặc lòng người.

Đạo Phật hiểu: 'Tuổi thọ con người ngắn như hơi thở'

Thứ 5, 17/10/2013 | 13:46
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt một câu hỏi cho một vị Sa môn là: "Tuổi thọ của con người dài trong bao lâu?" và vị Sa môn đã trả lời là: "Chỉ dài bằng một hơi thở". Đức Phật nói: "Đúng vậy. Ông là người hiểu đạo" (trích trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương).

Có thể xem Đức Phật như là nhà cải cách xã hội

Thứ 6, 29/11/2013 | 14:16
Đức Phật đã xuất hiện trên thế gian này nhằm mục đích đem lại hạnh phúc an lạc cho muôn loại sinh linh, nhưng trước hết là cho nhân loại.

Đạo Phật bao dung nhất hành tinh

Thứ 5, 14/11/2013 | 08:11
Thử hỏi trên khắp hành tinh này có tôn giáo nào như đạo Phật hiền từ như lòng mẹ, bao dung như đất Mẹ mà ở đó những đứa con mẹ đang ngày đêm tàn phá mẹ, đổ lên mẹ đủ thứ rác rưởi độc hại, đang giết chết mẹ bới bàn tay con người Vậy mà Mẹ trái Đất vẫn ôm các con vào lòng mà ru à ơi.

Giáo dục nhân cách trong đạo Phật

Chủ nhật, 13/10/2013 | 13:56
Cái nhân cách tốt đẹp nhất là cái nhân cách vô ngã. Nhân cách càng gần với vô ngã thì càng tạo hạnh phúc cho cá nhân mang nhân cách ấy và góp phần tạo hạnh phúc cho những người chung quanh.

Đạo Phật coi tử hình là mất lòng từ bi

Thứ 2, 23/09/2013 | 13:34
Đạo Phật từ bi và trí tuệ, luôn tôn trọng và đề cao cuộc sống của tất cả chúng sinh. Đồng thời đưa ra con đường chuyển hoá khổ đau cho những người muốn tìm hiểu và mong muốn đạt đến con đường đó.

Tuổi trẻ rất gần với đạo Phật

Thứ 2, 16/09/2013 | 13:24
Người tu theo đạo Phật phải xa lìa những điều giả dối để trở về với sự thật. Tuổi trẻ ngây thơ, chất phác, nghĩ sao nói vậy, nên ít biết dối trá xảo quyệt, nhiều thành thật. Do đó, tuổi trẻ rất gần với đạo Phật.

Nhạc cụ độc đáo phát ra âm thanh mê hoặc

Thứ 6, 10/05/2013 | 15:35
Chàng thanh niên đang biểu diễn trên phố bằng một loại nhạc cụ vô cùng độc đáo và kỳ lạ, cùng với âm thanh phát ra mê hoặc lòng người.

Đạo Phật hiểu: 'Tuổi thọ con người ngắn như hơi thở'

Thứ 5, 17/10/2013 | 13:46
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt một câu hỏi cho một vị Sa môn là: "Tuổi thọ của con người dài trong bao lâu?" và vị Sa môn đã trả lời là: "Chỉ dài bằng một hơi thở". Đức Phật nói: "Đúng vậy. Ông là người hiểu đạo" (trích trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương).

Có thể xem Đức Phật như là nhà cải cách xã hội

Thứ 6, 29/11/2013 | 14:16
Đức Phật đã xuất hiện trên thế gian này nhằm mục đích đem lại hạnh phúc an lạc cho muôn loại sinh linh, nhưng trước hết là cho nhân loại.