Ngoi ngóp sống cảnh 'no khói, đói ô-xy'

Ngoi ngóp sống cảnh 'no khói, đói ô-xy'

Thứ 5, 11/07/2013 | 16:51
0
Gần hai năm nay, hàng trăm hộ dân xã Thanh Vinh, thị xã Phú Thọ đang sống trong cảnh thấp thỏm lo âu vì ô nhiễm môi trường. Người dân nơi đây đã nhiều lần kiến nghị lên các cơ quan chức năng, nhưng đến nay, họ vẫn sống trong cảnh "no khói, đói ô-xy".

Khói và bụi bao phủ nhà dân

Năm 2011 Công ty cổ phần Thanh Hà bắt đầu đưa vào hoạt động lò đốt cao-su (săm lốp đã qua sử dụng) để chiết xuất thành dầu công nghiệp dùng nung gạch ốp lát, gạch men thay cho nguyên liệu than đốt trước đây. Cũng chính vì công nghệ được coi là mới và khá hiện đại này đã khiến hàng trăm hộ dân ở xã Thanh Vinh đang ngày đêm phải hứng chịu những khói, bụi từ những chiếc lò đốt.

Việt Nam Xanh - Ngoi ngóp sống cảnh 'no khói, đói ô-xy'

Khu vực ao chứa nước thải đen đặc của Công ty cổ phần gốm sứ Thành Hà.

Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chính là người dân khu 6 và khu 7, sống liền kề với khu vực lò đốt cao-su. Tất cả những nhà dân trong khu vực khi nhà máy hoạt động đều phải đóng kín cửa nhưng mùi và khói bụi vẫn đeo bám vào tận giấc ngủ bữa ăn. Nhiều hộ dân phải sơ tán người già và trẻ em mỗi khi khói, bụi đen ngòm bao phủ.

Ông Chu Phú Ích, trưởng khu 6 bức xúc cho biết, từ khi công ty chuyển sang đốt săm lốp ô-tô, xe máy để lấy dầu nung gạch, khói và bụi bay khắp cả ngày lẫn đêm, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.

“Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương và phía công ty để tìm cách khắc phục nhưng cho đến giờ tình trạng ô nhiễm hầu như không giảm mà ngày càng trầm trọng hơn”- ông Ích cho biết thêm.

Theo ông Nguyễn Xuân Điệp, trưởng khu 7, không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà khói bụi còn làm nhiều diện tích hoa màu bị chết, táp lá.

Một số hộ trong khu còn bị ảnh hưởng đến nguồn nước sản xuất. Hộ ông bà Mạnh Hải bị dầu đốt của công ty tràn ra khiến cá chết hàng loạt, 25 gốc vải không ra quả. "Kiến nghị mãi cuối cùng công ty cũng đền bù năm triệu đồng" - ông Điệp cho biết.

Nhiều người dân bức xúc cho rằng, ô nhiễm môi trường ở đây không chỉ gây ra những thiệt hại trước mắt, mà còn về lâu dài khi chất thải ngấm xuống đất thì việc thau rửa và làm sạch môi trường không phải là chuyện một sớm, một chiều. Và những người hứng chịu không chỉ thế hệ hiện nay mà còn ảnh hưởng tới cả con cháu họ.

Và như để minh chứng cho những bức xúc của mình, một người dân đã chỉ cho chúng tôi những vật dụng trong nhà bị khói bụi bám vào. Thậm chí, ngay cả chiếc ổ khóa cửa của gia đình cũng bị khói bụi bám bẩn đến gỉ sét không thể mở được.

Vẫn chỉ "ném đá ao bèo"

Chuyện ô nhiễm môi trường do Công ty cổ phần gốm sứ Thành Hà gây ra gần hai năm nay, các cấp chính quyền từ xã đến tỉnh cũng biết. Thế nhưng đến nay tình trạng ô nhiễm không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng. Các ngành chức năng từ tỉnh đến huyện đã vào cuộc nhưng câu chuyện khắc phục tại công ty chỉ là chuyện "ném đá ao bèo".

Trao đổi với chúng tôi, ông Đoàn Kim Nho, trưởng phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phú Thọ cho biết, việc Công ty gốm sứ Thanh Hà gây ô nhiễm môi trường nhiều năm qua là có thật. Trên thực tế, Phòng đã nhiều lần lập biên bản và yêu cầu phía công ty phải nhanh chóng khắc phục theo những gì người dân kiến nghị.

Ông Nho nói: “Do thẩm quyền có hạn nên chúng tôi chỉ biết lập biên bản mỗi khi kiểm tra. Còn việc xử lý triệt để và có biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường phải chờ cơ quan cấp trên và những động thái tích cực từ phá công ty”.

Trước những kiến nghị của người dân, công ty đã nâng cao ống khói thải, xây cao tường rào và trồng thêm cây xanh. Tuy nhiên, nhiều người dân cho rằng việc này chỉ mang tính chất “đối phó” với các ngành liên quan. Thực tế tình trạng ô nhiễm vẫn không giảm. Và dường như đơn vị gây ô nhiễm vẫn cứ “bình chân như vại”.

Việt Nam Xanh - Ngoi ngóp sống cảnh 'no khói, đói ô-xy' (Hình 2).

Săm, lốp phế thải chất đống được dùng chiết xuất lấy dầu nung gạch.

Trong khi chờ cơ quan chức năng cấp trên vào cuộc thì người dân chỉ còn cách chấp nhận tiếp tục sống chung với ô nhiễm. Sức khỏe, đời sống và kinh tế của hơn 300 hộ dân khu 6 và khu 7 ở xã Thanh Vinh vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng. Một diện tích đất lớn ở xã Thanh Vinh hiện nay cũng bỏ hoang vì dầu máy và khói bụi. Những hệ lụy về môi trường đều do người dân gánh chịu.

Đề nghị tỉnh Phú Thọ sớm có biện pháp xử lý trả lại môi trường trong sạch cho nhân dân, để người dân yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Theo Nhân dân

Xót xa di sản thế giới bị ô nhiễm trầm trọng

Thứ 4, 03/07/2013 | 21:01
Người dân sống khu vực Thượng thành Huế đã phải sống treo 20 năm chờ giải tỏa. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến môi trường sống bị ô nhiễm trầm trọng, nhếch nhác với rác thải và chuột. Đây là vấn đề nhức nhối cho cả người dân và cơ quan chức năng, khi khu vực Thượng thành nằm trong Quần thể di tích Cố đô Huế cần được trùng tu và bảo tồn.

Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai

Thứ 5, 27/06/2013 | 14:00
Trong những năm qua, với chủ trương khôi phục và phát triển nghề, làng nghề, nhiều ngành nghề truyền thống ở Hưng Yên có cơ hội được khôi phục và phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó cũng xuất hiện một số ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu của thị trường, đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho các hộ gia đình, điển hình như: nghề tận thu và tái chế nhựa thôn Minh Khai (thị trấn Như Quỳnh), nghề tái chế chì ở xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm. Tuy nhiên, việc phát triển làng nghề tại các địa phương này đã kéo theo vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân trong vùng cũng như các khu vực xung quanh.

Đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á đối mặt với ô nhiễm

Thứ 5, 27/06/2013 | 17:08
Rong tảo phát triển mạnh, rác rưởi trôi dạt vào bờ cùng với việc lạm dụng đánh bắt thủy sản là những gì mà đầm Cầu Hai (H.Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) đang hứng chịu.

Trung Quốc: Gây ô nhiễm môi trường có thể bị án tử hình

Thứ 2, 24/06/2013 | 16:26
Trong bối cảnh tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng ở nhiều địa phương, chính phủ Trung Quốc dự kiến gia tăng quyền lực cho cảnh sát môi trường, ban hành hình phạt đối với các hành vi gây hủy hoại môi trường, trong đó, tử hình có thể là mức án cao nhất.

Ô nhiễm ở 'làng tỉ phú'

Thứ 2, 17/06/2013 | 10:58
Là “làng tỉ phú”, nhưng làng nghề Phương La, xã Thái Phương (H.Hưng Hà, Thái Bình) đang gây ô nhiễm môi trường hàng chục năm nay.