Người anh hùng đánh giặc từ năm 12 tuổi

Người anh hùng đánh giặc từ năm 12 tuổi

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
0
Sau khi Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản năm 1945 khiến Nhật Hoàng phải đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện, quân đội phát xít Nhật ở khắp nơi rệu rã. Chuyến đi chơi xa đưa Phan Văn Điền dạt về Vũng Tàu theo quân thất sủng của Nhật Hoàng. Khi Nhật rút quân về nước, các chú nhóc bị bắt cóc đến đây trở nên bơ vơ. Cậu bé họ Phan may mắn được làm con nuôi của một cơ sở cách mạng. Từ đây, cuộc đời đứa trẻ mồ côi chính thức bước sang một trang mới.

Tham gia cách mạng

Trong số những đứa trẻ bị quân Nhật bỏ lại ở Vũng Tàu thì Phan Văn Điền là nhỏ tuổi và nhỏ người nhất vì thế mà được ông chủ tiệm tạp hóa quen tên Châm nhận làm con nuôi. Mặc dù là con nuôi nhưng ông bà Châm thương như con ruột, Điền được cho đi học, được sống trong sự thương yêu đùm bọc của cả gia đình này. Cha nuôi đổi tên cậu thành Đinh Văn Phú theo họ của ông để hợp thức hóa danh phận. Lần đầu tiên trong đời, Phú được mặc chiếc áo dài đen, chân mang giày hàm ếch, đầu đội nón kết, tay cắp cặp đến trường học chữ Quốc ngữ và Pháp ngữ.

Thế giới - Người anh hùng đánh giặc từ năm 12 tuổi

Ông Phan Văn Điền.

Cha nuôi của Phú vốn là dân Hải Phòng, đã từng rời quê hương theo tàu viễn dương lênh đênh trên biển cả nhiều năm trời đi khắp thế giới. Trong một chuyến ghé vào cảng Vũng Tàu, ông gặp người con gái đã níu chân ông lại để xây dựng một mái ấm gia đình nho nhỏ trên đất liền. Ông chuyển sang làm nghề bán buôn và mở tiệm tạp hóa nhỏ sinh sống. Ông chính là cơ sở nòng cốt của phong trào Việt Minh tại Vũng Tàu.

Thỉnh thoảng, cậu bé Phú thường thấy một số người hay qua lại nhà cha nuôi, họ họp trong một cái phòng kín nhiều giờ liền khiến cho cậu bé tò mò thường lén đến vách ghé sát tai nghe lỏm. Một lần, đang say sưa nghe thì bị một người bạn của cha nuôi bắt quả tang lôi vào phòng. Nhưng các chú bác không hề la rầy Phú mà còn dạy cho cậu hiểu thế nào là cách mạng. Đó là lần thứ hai kể từ khi lưu lạc, Phú được tiếp xúc với hai chữ cách mạng.

Một năm sau, cha nuôi đột ngột qua đời sau một cơn bạo bệnh. Phú bị mẹ nuôi ngày ngày la mắng, đánh đập nên xin các chú cho đi theo làm cách mạng. Với lợi thế là con nít, bọn Pháp không để ý nên Phú thoải mái ra vào các tụ điểm, các nơi sang trọng mà người Pháp thường tụ tập đông đúc. Trong vai một đứa trẻ đi đánh giày, bán vé số, Phú luôn dắt theo hai trái lựu đạn gặp đám đông quân lính Pháp là rút chốt cho nổ, lợi dụng sự nhốn nháo của mọi người, cậu lẩn trốn dễ dàng. Chỉ trong thời gian ngắn, một cậu nhóc đánh giày tiêu diệt được hàng trăm tên binh lính, sĩ quan Pháp ở Vũng Tàu. Năm đó Phú vừa tròn 12 tuổi.

Thế giới - Người anh hùng đánh giặc từ năm 12 tuổi (Hình 2).

Ông Phan Văn Điền đã nhiều lần được tặng thưởng các danh hiệu cao quý.

Thử sức làm gián điệp

Được tổ chức tín nhiệm giao thêm nhiều trọng trách quan trọng khác, Đinh Văn Phú được đổi tên thành Đinh Hùng Dũng với một vỏ bọc hoàn toàn mới. Một sứ mệnh khác hiểm nguy hơn, can trường hơn đối với Đinh Hùng Dũng là phải giả làm đứa trẻ chăn trâu để thâm nhập vào lãnh địa đồn trú quân của địch. Đồng nghĩa với vai trò tình báo, Dũng làm sao lọt vào tầm ngắm của tên đồn trưởng Phạm Ngọc Chẩn để làm giao liên với ban lãnh đạo kháng chiến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đồng thời, trong thời gian đó, Dũng sẽ tìm cách vẽ được sơ đồ ở các đồn xung quanh căn cứ của ta.

Một buổi sáng, toán lính tuần canh trong đồn phát hiện một chú bé 12 tuổi đang dắt hai con trâu ăn cỏ nhởn nhơ khu vực gần đồn. Một tên hạ sĩ chạy tới quát lớn: "Ở đâu? Tại sao chăn trâu ở đây? Có biết đây là vùng cấm của thiếu úy Chẩn không?". Chú bé chăn trâu vừa sợ hãi vừa thưa: "Em không biết đây là vùng cấm. Em chỉ biết cỏ ởã đây rất ngon nên cho trâu vào ăn no nếu trâu đói là em bị chủ cho ăn đòn". Giằng co mãi, cuối cùng tên sĩ quan phải dẫn chú nhóc về đồn vì chú quá cứng đầu, không chịu dắt trâu đi. Vừa gặp chú bé, tên trưởng đồn tát một cái nảy lửa vào mặt cậu bé. Dũng vừa khóc vừa nói: "Em là đứa trẻ mồ côi đi chăn trâu mướn cho người ta, chủ đánh đập bỏ đói hoài nên em đánh liều vào đây xin anh cho em đi lính". Tên đồn trưởng động lòng trắc ẩn, hắn ra lệnh cho lính thu xếp cho cậu một chỗ ở để hàng ngày pha trà, rót nước và làm các việc sai vặt cho đồn trưởng.

Từ hôm đó, chú bé chăn trâu trở thành thành viên trong đồn, đúng với chỉ đạo của tổ chức giao cho. Do chịu khó làm việc lại ngoan ngoãn nghe lời người lớn sai bảo nên chẳng mấy chốc mà Dũng được lòng đồn trưởng Phạm Ngọc Chẩn. Đi đâu, hắn chũng dắt theo Dũng kể cả những lần đi họp chiến lược với các đồn khác mà không một mảy may nghi ngờ. Là tên sai nhóc của thiếu úy Chẩn, Dũng có một vỏ bọc tương đối hoàn hảo, cậu có đầy đủ điều kiện để quan sát, theo dõi và nắm bắt tình hình toàn bộ đồn giặc. Mọi thông tin mật thu được, Dũng bí mật chuyển ra cái "hòm thư" ở gốc cây rồi từ đó, thư sẽ bay tới tay các đồng chí lãnh đạo.

Nhận thấy tên Chẩn là môt người có cảm tình với cách mạng nên các đồng chí lãnh đạo yêu cầu Dũng làm giao liên để lãnh đạo gặp Chẩn. Tình hình đang êm ái, Chẩn đã có ý định về với cách mạng thì bọn mật vụ ngửi thấy mùi phản bội của Chẩn. Ngay lập tức, thiếu úy Chẩn bị triệu tập về sở chỉ huy một tháng và khi quay trở lại thì bàn giao đồn cho tên khác nắm giữ. Chẩn bị giải về Bộ Tư lệnh đóng ở Tây Ninh. Không nỡ để đứa em nuôi nheo nhóc, côi cút nên Chẩn đã xin cho cậu đi cùng. Hai người bị giải về giam tại phòng của Bộ Tư lệnh quân đội Cao Đài sau đó thì bị tra tấn cho một trận tơi bời.

Đổi tên lần thứ ba

Phạm Ngọc Chẩn có người anh là trung tá chỉ huy lực lượng Cơ Thánh Vệ bảo vệ tòa thánh Cao Đài nên vừa nghe tin em mình bị bắt, bằng thế lực và địa vị của anh trai mình, thiếu úy Chẩn và cậu nhóc nhanh chóng được thả ra. Được tự do, lại được gia đình Chẩn đưa về ở cho đi học, Dũng hạnh phúc vô cùng. Đinh Hùng Dũng được đổi thành Phạm Công Phú, vậy là vừa được một cái vỏ bọc hoàn hảo lại vừa được ăn sung mặc sướng, học hành tử tế. Cuộc sống vương giả, sung túc trong ngôi nhà của vị chỉ huy Cơ Thánh Vệ khiến Phú có điều kiện chuyên tâm học hành nên cậu học rất giỏi. Tuy nhiên, lúc nào cậu cũng thấp thỏm vì đã mất liên lạc với chiến khu, nỗi nhớ các chú các bác càng trở nên da diết, Phú vùi tất cả vào những bài học thâu đêm.

Sự giày vò càng lúc càng sôi sục, Phú thấy mình thật trống trải, thừa thãi khi không còn ai để cậu báo cáo tình hình, truyền tin bí mật. Một lần, đang tha thẩn dưới sân trường, bỗng có một bạn học nữ đến ngồi cạnh Phú hỏi chuyện. Không ngờ, cô bạn ấy lại chính là giao liên đưa Phú trở về với tổ chức. Trong chiến tranh có những điều thật kì lạ, từ những đứa trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường như Phú đã biết hóa thân, biết hoạt động bài bản như người lớn. Từ ngày bắt liên lạc được với tổ chức, Phú như người trên mây, cậu sung sướng, hạnh phúc và hăng say vừa học tập vừa do thám tình hình. Thời gian này, nhiều đội du kích ở miền Nam ra đời, Phú là một viên đạn trong cơn mưa đạn của quân ta bắn thẳng vào kẻ thù. Hàng ngày, cậu đi học, ban đêm cùng đồng đội len lỏi vào khắp nơi để rải truyền đơn, xử tử những tên Việt gian bán nước những tên cò Pháp có nợ máu với nhân dân.

Tháng 3/1950, Mỹ bắt đầu thò "cái đuôi" sang xâm lược Việt Nam với danh nghĩa hỗ trợ cho Pháp. Phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân nổ ra khắp nơi, nơi nào cũng sục sôi lòng yêu nước. Nội bộ Cao Đài trở nên rối ren, chúng nghi kỵ lẫn nhau dẫn đến nhiều cuộc thanh toán những phe phái trong Cao Đài diễn ra đẫm máu. Giữa lúc ấy, Phạm Công Phú bị lộ, tổ chức phải rút cậu ra căn cứ ở tạm nhà một đồng chí cơ sở. Năm 1954, Pháp thua đau ở Điện Biên Phủ buộc lòng phải ngồi vào đàm phán kí hiệp định Genève. Đất nước Việt Nam bị chia cắt thành hai miền, nhiều cán bộ cách mạng được đưa ra Bắc tập kết, một số còn lại có kinh nghiệm bám trụ địa bàn để đối phó âm mưu thâm độc của kẻ thù trong đó có cậu thanh niên Phạm Công Phú - Phan Văn Điền.

Hoa Nguyên - Hương Lam


Cùng chuyên mục

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Vụ sập cầu ở Mỹ: Tìm thấy hộp đen của tàu chở hàng gây tai nạn

Thứ 4, 27/03/2024 | 22:35
Sáng sớm 26/3 (giờ địa phương), tàu Dali đang ra khỏi bến cảng Baltimore để hướng đến Sri Lanka thì đâm trúng trụ đỡ của cầu Francis Scott Key, làm sập cầu.
     
Nổi bật trong ngày

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.