Người dân lo ngại tình trạng

Người dân lo ngại tình trạng "bắt cóc bỏ đĩa"

Thứ 3, 22/01/2013 | 08:23
0
Liên quan đến Thông tư 30 của bộ Y tế, ông Trần Quang Trung, cục trưởng cục An toàn thực phẩm (bộ Y tế) cho biết: "Đây không phải là thông tư đầu tiên ban hành mà nó bổ sung, siết chặt thêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của các quán ăn đường phố. Thông tư lần này cũng cụ thể hơn các thông tư trước và mong muốn người tiêu dùng được an toàn".

Liên quan đến những băn khoăn về việc cung cấp hóa đơn, chứng từ của nguyên liệu thức ăn, ông Trung giải thích, yêu cầu của thông tư đưa ra không quá phức tạp như nhiều người nghĩ. Hóa đơn không phải hóa đơn tài chính, không phải hóa đơn đỏ mà có thể chỉ là một hóa đơn mua bán bình thường như khi ta đi vào siêu thị để xác nhận rõ nguồn hàng thực phẩm có xuất xứ từ đâu. Ngoài ra, giấy khám sức khỏe cũng vậy. Nó không quá phức tạp như chiếc giấy khám sức khỏe để vào cơ quan Nhà nước mà là giấy chứng nhận không mang các bệnh tật lây truyền.

Đề cập đến việc khó thực thi thông tư này đối với những đối tượng bán hàng rong, ông Trung cho rằng, không có quy định nào đưa ra là không khả thi. Nó cần phải có thời gian để đi vào thực tế, phải tuyên truyền phổ biến cho người dân hiểu để tự nguyện thực hiện.

Xã hội - Người dân lo ngại tình trạng 'bắt cóc bỏ đĩa'

Ông Trần Quang Trung, cục trưởng Cục An toàn thực phẩm.

Ngoài ra, ông Trung cũng nhấn mạnh, bất cứ quy định nào cũng vậy, khi mới ban hành bao giờ cũng nhận được nhiều dư luận trái chiều. Đương nhiên, không phải cứ đi vào thực hiện là có thể có được một kết quả tốt đẹp như mong muốn. Tuy nhiên, nếu cứ thấy khó mà không làm thì sẽ không bao giờ thành công được. Bản thân những người cán bộ như chúng tôi cũng chỉ mong có được sự giúp sức của tất cả các cơ quan ban ngành khác cũng như người dân để bảo đảm sức khỏe cho người dân.

Hoàn toàn đồng tình với tinh thần của Thông tư 30 nhưng không ít người vẫn tỏ ra hoài nghi về tính khả thi thực tế. Chị Lê Thị Hân (Đống Đa, Hà Nội), đã có 15 năm bán bún riêu cua vỉa hè trên phố Vĩnh Hồ tỏ ra gay gắt khi nhắc đến thông tư này. Chị cho biết: "Ốc tôi đặt người quen ở quê thu mua. Đã là gia đình thì làm gì có giấy tờ, hóa đơn. Hay là mỗi lần em tôi muốn gửi ốc cho chị lại phải đi kiểm tra an toàn rồi xin giấy chứng nhận là ốc đảm bảo chất lượng, sạch rồi mới được mang ốc lên Hà Nội?".

Đồng quan điểm, cô Hoa, chủ một quán nhỏ chuyên bán trứng vịt lộn cạnh bến xe Mỹ Đình cho biết: "Tôi chỉ kinh doanh nhỏ lẻ, được ngày nào hay ngày ấy. Giờ phải đầu tư cả một khóa học tập huấn về thực phẩm, nghĩ cũng thấy ngại. Nhưng nếu có cơ hội để hiểu biết thì tôi vẫn sẽ đi học. Chỉ có điều, ai sẽ là người dạy mình? Phí học tập sẽ thế nào? Chỉ sợ đến lúc chúng tôi muốn tập huấn lại không có chỗ nào dạy".

D. Thu - H. Dương

Hôm nay Bộ Y tế 'siết' hàng rong: Dân nghèo ăn đâu?

Chủ nhật, 20/01/2013 | 09:44
Hôm nay (20/1), thông tư 30 của Bộ Y tế về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực. Nếu Bộ thực hiện "chặt" thì có thể ngàn người sẽ thất nghiệp.

Muốn ăn mì tôm nên chờ... Bộ Y tế?

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:08
Trong khi trên báo chí cập nhật liên tục vụ "đại chiến mì tôm" liên quan đến một quảng cáo "nhạy cảm" thì trên diễn đàn mạng cũng sục sôi bởi thông tin khiến nhiều người lo lắng: Chất E102, một loại phẩm tạo màu có hầu hết trong các loại mì tôm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em(?).

Mông lung dự án “nâng đời” cho hàng rong

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:01
Sẽ không còn thấy cảnh dăm ba cô túm năm tụm ba bên những gánh bún đậu mắm tôm vỉa hè; không còn nghe tiếng rao: "Cháo trai ơ..." mỗi buổi chiều muộn trong nhiều con phố nhỏ. Bức tranh phố xá Hà Nội sẽ phong quang hơn nếu một đề án mới về quản lý hàng rong được thực hiện...

Cần sắp xếp lại hàng rong

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Mặc kệ biển báo cấm, nhiều người vẫn cứ thảnh thơi buôn bán chốn cửa chùa gây mất trật tự, vệ sinh.