Người dân và doanh nghiệp đều lao đao vì xăng tăng

Người dân và doanh nghiệp đều lao đao vì xăng tăng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
0
(Nguoiduatin) Có ý kiến cho rằng, căn cứ vào diễn biến của thị trường trong và ngoài nước, chỉ cần tăng giá xăng thêm 500600 đồng là hợp ly. Tuy nhiên việc liên bộ đồng ý cho các doanh nghiệp tăng đến 900 đông/1lít sẽ sẽ tác động lớn đến mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.

Theo tính toán của Bộ Tài chính việc tăng giá xăng dầu ngày 20/4 sẽ tác động rất ít lên chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức khoảng 0,305%. Trái ngược với thái độ lạc quan ấy, các doanh nghiệp lại cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế đang phải oằn lưng vì hàng trăm ngàn khó khăn, giá xăng tăng như giọt nước làm tràn ly, dễ đẩy các doanh nghiệp lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn.

Xã hội - Người dân và doanh nghiệp đều lao đao vì xăng tăng

Diễn biến thị trường xăng dầu trong nước đã vẽ lên bức tranh trái ngược: “Thế giới giảm - Trong nước tăng”. Giá các mặt hàng xăng dầu thành phẩm tại Singapore - thị trường nhập khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu Việt Nam, cho thấy, khi giá bán lẻ trong nước được điều chỉnh tăng thì giá thế giới lại có xu hướng giảm. Thực tế này trái ngược hoàn toàn với cam kết “điều hành giá theo thị trường” của Bộ Tài chính.

Dư luận cũng không phục động thái tăng giá xăng lần này của Bộ Tài chính còn bởi mức tăng 900 đồng/lít gây nhiều tranh cãi.

Theo tính toán của đại diện một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, căn cứ vào diễn biến của thị trường trong và ngoài nước, chỉ cần tăng giá xăng thêm 500-600 đồng là hợp lý.

Đó chưa kể đến việc các doanh nghiệp xăng dầu sau khi nhận được sự hỗ trợ từ quỹ bình ổn giá đã không còn kinh doanh thua lỗ, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn sinh lời khoảng 1.000 đồng/lít.

Nhiều người dân cho rằng, họ cảm thấy sốc trước đợt tăng giá lần này. Vừa ngày 20/4, đại diện của Bộ Tài chính còn úp mở về việc còn thẩm định, xem xét đề xuất của doanh nghiệp.

Thông tin đề xuất khiến nhiều người, trong đó có chuyên gia, phấp phỏng, bàn ra tính thì ngay ngày 21/4, việc tăng giá đã được thực thi.

Trên các mặt báo, tràn ngập cảnh người dân nhau chen chúc, xô lấn… thậm chí giật vòi tự đổ xăng để cố vớt vát cho kịp trước giờ tăng giá. Giá xăng tăng rồi, người ta lại ra phải “rát tai” nghe đi nghe lại điệp khúc xưa như trái đất: “tăng giá vì thua lỗ”.

Có lẽ cái mà người dân học hỏi được duy nhất sau đợt tăng giá tăng lần này, đó là phải chuẩn bị tâm lý vững vàng đón đợi một loạt các mặt hàng khác đang rục rịch “tát nước theo mưa”, để tránh bị sốc như sự việc vừa qua.

Quả trứng, mớ rau cũng sẽ tăng

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng: “So với lần tăng trước là 2.100 đồng /lít xăng vào đầu tháng 3/2012, mức tăng lần này thấp hơn, chỉ có tăng 900 đồng /lít xăng nhưng đây vẫn là áp lực đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng trước tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn như hiện nay.

Chắc chắn việc giá xăng tăng sẽ tác động tới chỉ số giá cả, như vậy sẽ tăng gánh nặng cho các doanh nghiệp vận tải và chỉ trong khoảng 1- 2 tháng tới. Động thái này sẽ gây ảnh hưởng tới tất cả các mặt hàng, từ giá quả trứng, mớ rau tới giá các sản phẩm khác bởi sản phẩm nào rồi cũng cần phải có vận tải”.

Xăng dầu nên thiết lập cơ chế giá trần

Trả lời Người đưa tin, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Aá́nh lại cho rằng: “Cứ bàn cãi chuyện xăng dầu theo cách hiện nay, sẽ không có lối ra. Chuyện tăng thêm bao nhiêu, tăng lúc nào, giật cục hay tăng dần, có kiềm hãm hay không... vẫn chỉ là những chuyện nhỏ lẻ trong toàn cục của vấn đề. Cái lớn hơn là phải thay đổi cách thức điều hành thị trường xăng dầu và quản lý giá xăng dầu. Chúng ta đừng nhắc đến “thị trường khi xăng dầu” khi vẫn còn độc quyền. Theo tôi, xăng dầu nên thiết lập cơ chế giá trần. Trong đó, sẽ tính toán phần Nhà nước bao nhiêu, doanh nghiệp hưởng bao nhiêu".

Chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến CPI

Ông Hoàng Thọ Xuân – Nguyên Vụ trưởng vụ Thị trường trong nước nhận định: “Về tác động của việc tăng giá xăng dầu, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến CPI. Đối với người bán hàng và doanh nghiệp kinh doanh, giá xăng dầu tăng sẽ được cộng vào giá thành sản xuất, giá thành sản phẩm.

Trong bối cảnh doanh nghiệp đang đình đốn như hiện nay, đây thật sự là vấn đề rất lớn và có ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế cũng như đời sống nhân dân”.

Một mình một giá sẽ khó cạnh tranh

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: “Với hàng xuất khẩu, giá thế giới có mặt bằng chung. Doanh nghiệp trong nước chịu chi phí cao hơn sẽ khiến hàng Việt Nam một mình một giá.

Nhà nhập khẩu sẽ không đặt hàng doanh nghiệp Việt Nam mà chuyển sang các nước khác có chi phí thấp hơn”. Cũng theo bà Lan, nếu chỉ lấy lý do giá xăng dầu thế giới tăng mà doanh nghiệp đòi tăng là chưa minh bạch. Bộ Tài chính cần có biện pháp thúc ép doanh nghiệp minh bạch lỗ, lãi trong kinh doanh, thậm chí phải có biện pháp xử phạt nếu không thực hiện.

“Tôi tin là kinh doanh cây xăng có lời. Nếu doanh nghiệp nào đòi ra khỏi lĩnh vực xăng dầu thì Nhà nước cứ cho ra và mở cửa cho doanh nghiệp khác vào để cạnh tranh. Làm như thế, “chỗ trống” sẽ được lấp ngay”, bà Chi Lan nhấn mạnh.

Tránh gây sốc tâm lý cho người tiêu dùng

Tiến sỹ Hồ Trọng Ngũ (Văn phòng Luật sư Hồ Trọng Ngũ) cho rằng: “Khi ban hành một quyết sách nào đó, cơ quan quản lý nhà nước cần phải để ý đến tâm lý, lợi ích của người tiêu dùng, nếu không sẽ phản tác dụng.

Bài học nhãn tiền là thời gian qua, các doanh nghiệp liên tiếp công bố số lượng hàng tồn kho, sản xuất ngưng trệ.

Nguyên nhân là người tiêu dùng quay lưng lại với sản phẩm do việc tăng giá vô tội vạ. Nhiều doanh nghiệp sau đó có giảm giá, bán lỗ nhưng vẫn ế khách. Vì vậy, xăng dầu cũng như các mặt hàng khác, khi tăng cũng phải có lộ trình, nếu không sẽ gây sốc cho người dân”.

Xăng tăng 1 đồng, người nghèo thiệt 2 đồng

Bác Nguyễn Thị The (Cán bộ hưu trí, Quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Xăng tăng một đồng, người nghèo thiệt hai đồng.

Mặc dù cơ quan quản lý khẳng định, giá xăng dầu ảnh hưởng trực tiếp lên chi phí sản xuất không cao, song chỉ có người dân mới quay cuồng, điên đảo, vì giá xăng gián tiếp tác động đến lạm phát.

Thực tế trong suốt thời gian qua, hễ giá xăng tăng, các mặt hàng khác từ thực phẩm đến dịch vụ đều đòi tăng theo. Ai cũng tự vệ, tìm cách cứu mình khỏi bị thua lỗ bằng cách tăng giá các mặt đang kinh doanh. Nhưng khi giá xăng giảm thì không thấy mặt hàng nào giảm theo”.

Lan Hương