Gánh nặng mới 'đè đầu' quỹ Bảo hiểm y tế

Gánh nặng mới 'đè đầu' quỹ Bảo hiểm y tế

Thứ 5, 11/07/2013 | 15:40
0
Tăng chi phí thanh toán theo mức giá dịch vụ kỹ thuật y tế mới tạo gánh nặng hơn cho quỹ Bảo hiểm y tế. Đó là chia sẻ của Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Minh Thảo- phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Áp lực chi trả dồn vào quỹ Bảo hiểm y tế

Thưa ông, trước sức ép đảm bảo quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tế khi giá viện phí tăng, chưa kể đến việc lạm dụng chỉ định thuốc và dịch vụ kỹ thuật y tế, đã tạo áp lực thanh toán cho quỹ Bảo hiểm y tế, ông nghĩ sao về điều này?

Việc tăng viện phí các địa phương đã thực hiện từ năm 2012. Còn khoảng 6 địa phương nữa dự tính sẽ được điều chỉnh vào năm 2013 trong đó có Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Tính đến thời điểm này, HĐND TP.Hà Nội cũng đang xem xét và tại kỳ họp tới đây của HĐND TP.Hồ Chí Minh cũng sẽ xem xét để đưa vào thực hiện trong quý III năm nay.

Theo đó, giá viện phí mới mà bây giờ ta gọi là giá dịch vụ kỹ thuật y tế mới theo Thông tư 04 sẽ tăng lên từ 10 đến gần 20% tùy theo từng cơ sở khám, chữa bệnh. Một số địa phương tỏ ra khá cân nhắc trong vấn đề này và chỉ phê duyệt ở một mức thấp khoảng 60%. Đa số địa phương phê duyệt ở mức giá vừa phải 70 - 80% và có lộ trình đến năm 2015 - 2016 mới đẩy lên mức giá tối đa. Nhưng cũng có địa phương phê duyệt ở mức giá khá cao (gần 90%). Đặc biệt đối với các bệnh viện Trung ương của bộ Y tế, đa số đều phê duyệt ở mức trên 90%. Thực tế điều này, cũng sẽ tạo áp lực lớn đối với công tác chi trả của quỹ Bảo hiểm y tế.

Xã hội - Gánh nặng mới 'đè đầu' quỹ Bảo hiểm y tế

Ông Nguyễn Minh Thảo.

Nghĩa là Bảo hiểm xã hội cũng rất lo lắng về khả năng chi trả của quỹ Bảo hiểm y tế?

Phí bảo hiểm y tế năm nay rất khó tăng vì điều kiện kinh tế xã hội, đời sống nhân dân và các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Bởi vậy, đây là thời điểm chưa thể đề cập đến vấn đề tăng phí bảo hiểm. Do đó chúng tôi chỉ còn cách cố gắng bảo đảm khả năng chi trả phí bảo hiểm y tế. Để làm được điều đó, chúng tôi sẽ tìm cách mở rộng đối tượng, tăng số người tham gia để tăng nguồn thu.

Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tăng cường giám sát các chi phí một cách chặt chẽ hơn, trong đó có việc phối hợp với bộ Y tế để kiểm soát việc cung ứng thuốc. Điều đáng mừng là vừa rồi bộ Y tế đã có chỉ thị số 06 ngày 14/6/2013 để chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt việc đấu thầu thuốc theo Thông tư 01. Nếu làm tốt việc này, chúng ta có thể tiết kiệm được không dưới 10% chi phí thuốc. Thứ hai là tăng cường kiểm soát để ngăn chặn việc sử dụng quá mức cần thiết dịch vụ kỹ thuật, thuốc trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Quyết toán sai, giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm

Nhưng thực tế, có những bệnh viện vẫn cố tình làm sai quy định để trục lợi quỹ Bảo hiểm y tế?

Trong hơn 2.400 bệnh viện, phòng khám tham gia khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, có thể nói tuyệt đại đa số bệnh viện nghiêm túc, cũng có một số chưa nghiêm túc có biểu hiện trục lợi như: Chỉ định dịch vụ kỹ thuật quá mức cần thiết, sử dụng thuốc quá nhiều, dùng nhiều thuốc nhập khẩu đắt tiền trong khi thuốc Việt Nam sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP thì không dùng, thậm chí có nơi mua thuốc giá cao, kê khống chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Chúng tôi đã làm việc với bộ Y tế, sở Y tế và các bệnh viện đề nghị tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát. Trách nhiệm cá nhân của các đồng chí giám đốc bệnh viện cũng phải tăng cường giám sát các thầy thuốc, nhân viên y tế, để nâng cao nghiệp vụ, bản lĩnh, trách nhiệm, giảm lãng phí. Đối với những biểu hiện tiêu cực, chúng tôi cũng kiên quyết xử lý nghiêm, theo Nghị định 92 một số nơi đã phải kỷ luật hoặc chuyển cơ quan điều tra để xử lý.

Thực trạng này còn tồn tại phải chăng vì ngành bảo hiểm còn thiếu nhân lực trong công tác thanh tra, giám định Bảo hiểm y tế?

Tôi nghĩ không hẳn vì ngành bảo hiểm của ta thiếu nhân lực. Vì năm 2002, chúng ta mới chỉ có 14 triệu người tham gia và chi phí chưa đầy 1 nghìn tỷ (980 tỷ). Năm 2012, chúng ta có 60 triệu người tham gia và chi phí là 35 nghìn tỷ tức là gấp 4 lần số người tham gia và gấp 40 về số chi. Trong khi chúng ta không thể tăng số người giám định số giám định viên vẫn là 1600 - 1700. Vì vậy, chúng ta phải thay đổi cách giám định, cũng như các nước khác, cơ quan bảo hiểm chỉ có thể giám định khoảng 10 - 15% số hồ sơ chứ không giám định 100% vì như thế là làm thay nhiệm vụ thống kê của cơ sở khám, chữa bệnh.

Như thế, việc chống lạm dụng quỹ Bảo hiểm y tế còn phụ thuộc nhiều vào cán bộ ngành y tế và nhất là người đứng đầu bệnh viện?

Nhiệm vụ chính trong công tác giám định của cơ quan Bảo hiểm xã hội là giám định chất lượng điều trị xem xét người bệnh có được đảm bảo quyền lợi không, chẩn đoán của bác sĩ có đúng không và việc sử dụng các dịch vụ kỹ thuật, thuốc có phù hợp không, có lãng phí không, chứ chúng tôi không làm công việc thống kê lại cho bệnh viện. Vì thế, tới đây khi sửa đổi luật Bảo hiểm y tế chúng tôi sẽ đề nghị tăng cường trách nhiệm của các cơ sở khám chữa bệnh và giám đốc bệnh viện phải chịu trách nhiệm về bảng tổng hợp chi phí khám, chữa bệnh của người bệnh bảo hiểm y tế để thanh toán.

Xin cảm ơn ông!                                    

Minh Khánh (thực hiện)

'Cán bộ y tế đã không làm hết trách nhiệm'

Thứ 6, 14/06/2013 | 11:03
'Tôi nghĩ là nhân dân và trước hết là chính gia đình của các em bé, phụ nữ không may tử vong trong khi tiêm chủng đang chờ lời xin lỗi của lãnh đạo ngành y tế nhiều hơn'.

Bệnh viện khẳng định 'phó phòng lộng hành' có thai

Thứ 2, 24/06/2013 | 09:43
Ngày 23/6, lãnh đạo Ban Quản lý Kinh tế tỉnh Trà Vinh xác nhận đã có quyết định buộc thôi việc phó phòng Quản lý Doanh nghiệp và Lao động Trần Hồng Ly vì giả mang thai. Còn lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Phương Châu khẳng định với PV là bà Ly có thai.

Khi điều dưỡng viên là người nhà bệnh nhân

Thứ 5, 11/07/2013 | 11:20
Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, những người làm kinh doanh (một trong những ngành nghề thu hút rất đông đối tượng lao động hiện nay) giành tới 12 đến 14 giờ một ngày cho công việc của mình và họ gần như không có thời gian cho việc chăm lo sức khỏe bản thân.

Không thể 'trông chờ' vào bảo hiểm rủi ro thiên tai

Thứ 5, 20/06/2013 | 16:18
Bác bỏ đề xuất bổ sung nguồn tài chính cho Quỹ phòng chống thiên tai từ bảo hiểm, tái bảo hiểm rủi ro thiên tai, Quốc hội nhận định, Việt Nam hiện chưa quy định bắt buộc loại hình bảo hiểm này nên không thể… trông chờ.