Người phụ nữ bệnh tim và lần vượt cạn đắng cay

Người phụ nữ bệnh tim và lần vượt cạn đắng cay

Thứ 2, 04/02/2013 | 14:36
0
Đến thăm Viện Tim TP.HCM, chúng tôi đắng lòng nhìn những hàng nước mắt của hai mẹ con chị Nga kể về những bất hạnh của gia đình và bệnh tật. Vượt qua bao khó khăn và bất hạnh, chị Nga đã được gia đình đưa đi phẫu thuật tim lần thứ 3. Thế nhưng, những khó khăn của cuộc sống, bệnh tật vẫn chưa dừng lại mẹ con chị.

Căn bệnh nhà giàu

Sinh ra trong một ra đình nghèo, chị Trương Thị Mỹ Nga từ bé đã thất học để phụ cha mẹ bán rau kiếm sống qua ngày. Thế nhưng cuộc sống lặng lẽ trong sự thiếu thốn chưa được bao lâu thì gia đình phát hiện chị Nga lên cơn đau tim năm 12 tuổi. Chị Nga tâm sự: "Sau nhiều lần được xét nghiệm và chẩn đoán, tôi cầm trên tay kết quả là mình bị hở van tim bẩm sinh mà không thể nào tin được là mình lại bị căn bệnh nhà giàu này".

Vì miếng cơm manh áo của cuộc sống nên sau lần phẫu thuật tim lần thứ nhất, chị Nga trở về và tiếp tục lặn lội cùng cha mẹ bán rau khắp phố chợ. Cuộc sống của cả gia đình cứ héo hắt trôi qua và trông cả vào hàng rau cỏn con ở chợ. Vì thương cha mẹ già lại hay đau yếu, chị Nga dần lãng quên đi nỗi đau bệnh tật của mình và dong duổi khắp nơi đi tìm mối giao hàng rau cho các tiểu thương, nhà hàng. "Cuộc sống tuy vất vả và cực nhọc, nhưng tôi cảm thấy rất vui vì có thể chung tay xây dựng cuộc sống gia đình trong từng bữa ăn. Hơn nữa, niềm vui đó cũng khiến tôi khỏe mạnh và vượt qua được những cơn đau tim chí tử", chị Nga tâm sự.

Xã hội - Người phụ nữ bệnh tim và lần vượt cạn đắng cay

Chị Trương Thị Mỹ Nga (28 tuổi) điều trị tại tại bệnh viện Tim TP.HCM

Và cũng chính cái thời gian đi giao rau ấy đã se duyên cho chị được gặp gỡ một chàng thanh niên khỏe mạnh xứ miệt vườn sông nước. Biết chị Nga bị bệnh tim, chàng thanh niên hết mực yêu thương, che chở và giúp đỡ cho chị mỗi khi đi giao hàng. Mối tình của anh chị cuốn theo sự tất bật của cuộc sống vừa được hai tháng thì chị biết mình đã có một giọt máu với chàng thanh niên. Chị Nga nói: "Tôi vừa mừng vừa lo, hoang mang không biết mình phải làm gì trong lúc đó".

Sau nhiều lần dằn vặt và suy nghĩ, chị Nga đã quyết định nói thật với người yêu về giọt máu của hai người mà chị đang mang trên mình. Chị Nga cho biết: "Nhưng buồn thay, ngược lại với những gì tôi suy nghĩ, anh ấy không nói gì và đã bỏ đi sau cuộc trò truyện ấy. Dù cho tôi nhiều lần liên lạc với gia đình anh ấy nhưng họ vẫn lạnh lùng mà không có một câu trả lời nào dành cho tôi. Tôi cảm thấy đau đớn vì bị phản bội và cũng trách móc bản thân vì đã lầm tưởng và quá tin yêu một người đàn ông không xứng đáng với tình yêu của mình. Nói đến đây, hai mẹ con chị Nga khóc nức nở dù cho chuyện đã qua đi gần mười năm nay".

Dù cuộc sống quá khó khăn và hàng xóm dị nghị, chị Nga đã cố gắng gạt bỏ tất cả và giữ lại bằng được đứa con vô tội của mình. Những tưởng, cuộc sống sẽ bình yên trong sự vất vả, nghèo khó với hai mẹ con chị và gia đình. Cho đến khi chỉ còn bốn tháng nữa là sinh cháu, tôi bị cơn đau tim hành hạ tưởng mình không thể sống nổi. Ba mẹ đưa tôi đến bệnh viện cấp cứu thì bác sĩ lắc đầu và cho biết chỉ có thể cấp cứu để cứu mẹ. Nghe vậy, tôi đã ngất đi vì xót xa cho đứa con chưa kịp chào đời của mình", chị Nga nghẹn lòng kể lại. Thế nhưng, sau lần phẫu thuật tim lần thứ hai, đứa con gái của chị vẫn khỏe mạnh và cũng đã chào đời cho đến nay đã tròn 5 tuổi. Điều này, khiến cho mọi người ai cũng ngạc nhiên và ái ngại cho cuộc sống tương lai của hai mẹ con bệnh tật.

Vì tình yêu thương dành cho con, chị Nga đã gắng gượng đứng dậy và đi rửa chén thuê cho một số hàng quán của nhiều tiểu thương trong chợ Từ Đức (quận Thủ Đức, TP.HCM) kiếm tiền vừa nuôi con vừa chữa bệnh. Cho đến hơn một tháng nay, chị Nga lại tiếp tục phải sống vất vả trong bệnh viện tim vì phải phẫu thuật lần thứ 3. Nghĩ tới đứa con nhỏ của mình, chị Nga nức nở: "Tôi không muốn mình chết vì sợ đứa con thơ không có cha, lại mồ côi mẹ khi cuộc sống vẫn còn là một màu hồng với cháu. Nhiều đêm nằm ôm con, tôi chỉ biết khóc khi nghĩ đến tương lai của cháu và những khoản chi phí cho bệnh tật của mình".

Xã hội - Người phụ nữ bệnh tim và lần vượt cạn đắng cay (Hình 2).

Bà Lê Thị Thúy (mẹ chị Nga) đắng lòng trước bệnh tật của con gái mình

Sợ con chết không có chỗ nằm

Ngồi bên cạnh chị Nga là người mẹ 52 tuổi, bà Lê Thị Thúy. Bà nghẹn ngào khi nhìn đứa con gái mình đang héo mòn vì những cơn đau. Vốn là một người con gái xứ Huế nhưng bà phải theo cha mẹ lưu lạc khắp nơi để kiếm sống từ khi mới lọt lòng. Bà Thúy đã đặt chân lên mảnh đất Sài Gòn năm 1990. Cuộc sống vất vả lại nghèo khó, hai vợ chồng bà đã chạy vạy khắp nơi, gom góp thuê được một chỗ bán rau tại chợ Từ Đức làm thu nhập cho cả gia đình.

Khổ nỗi chưa được bao lâu, bà Thúy đành phải bỏ cái nghề kiếm sống duy nhất của gia đình khi đứa con trai đầu và người chồng của mình lần lượt mất đi vì bệnh tật để lại cho bà ba đứa con. Để có tiền nuôi con và chữa bệnh cho chị Nga, bà Thúy quốc bộ hàng ngày phụ bán tạp hóa cho một gia đình người quen. Bà đã phải chắt chiu từng đồng một nuôi sống cả nhà với số tiền ít ỏi kiếm được hàng tháng. "Nhiều tháng lâm nợ vì nay con ốm mai con đau, tôi đành năn nỉ xin chủ nhà trọ cho khất tiền nhà một thời gian rồi trả", bà Thúy tâm sự.

Cuộc sống vất vả lại đè nặng lên vai bà Thúy khi biết đứa con gái thứ hai (chị Nga) mang trên mình đủ thứ bệnh: Tim, viêm gan, viêm thận, viêm phổi lại phải đèo bòng một đứa con nhỏ không cha. Sự vất vả và cơ cực đã in hằn lên đôi mắt đượm buồn của bà, lúc nào cũng chực trào những giọt nước mắt. Tuy nhiên, bà Thúy cho hay: "Chưa bao giờ, tôi cho phép mình bỏ cuộc vì tương lai của các con còn dài và cũng vì mong mỏi của những người đã khuất".

Mặc dù vậy, bà Thúy tâm sự: "Sau hơn ca phẫu thuật lần thứ 3 vừa rồi, sức khỏe của con tôi đã có tiến triển tốt nhưng tôi rất buồn và lo sợ con mình chẳng thể sống được bao lâu để chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo này. Lần vào viện này, sau hơn một tháng tôi đã chạy vạy, vay mượn khắp nơi nhưng cũng chỉ được 20 triệu đồng đóng trước cho bệnh viện trong khi chi phí cho ca phẫu thuật của con hết 93 triệu đồng. Nhiều tiểu thương trong chợ Từ Đức thấy hoàn cảnh éo le của tôi nên mỗi người cho vay chút ít để lo cho cháu. Cho tới bây giờ, tôi thật sự choáng váng và bơ vơ không còn chỗ nào bấu víu khi nghĩ đến những chi phí sau phẫu cho cháu. Bởi gần hai tháng nay, tôi không làm một đồng mà mỗi ngày phải chi phí biết bao nhiêu khoản tiền không tên".

Đứng ngồi trong bệnh viện, bà Thúy đã cố nén nỗi đau, sự vất vả của mình để chăm sóc cho con gái từng miếng cháo. Thế nhưng, bà vẫn không hết lo sợ con mình hấp hối mà không được đưa về vì chủ nhà trọ cấm không được đưa về phòng khi chết. "Vì thế Tôi chỉ còn biết cầu mong cháu khỏe mạnh để lo cho con của nó. Khỏe mạnh lại, mẹ con nó sẽ làm lại từ đầu dù biết sẽ rất khó khăn. Để đứa nhỏ hồn nhiên ngơ ngác giữa cuộc sống nhiều tai oan, tôi thấy đau xót lắm", bà nói.

Trao đổi với PV, các bác sĩ khoa tim mạch của Viện Tim TP.HCM cho biết: "Trước khi phẫu thuật, sức khỏe của chị Nga rất yếu, nửa tỉnh nửa mê và dường như không còn hi vọng cứu sống. Những con vi trùng đã ăn rớt van tim của chị. Tuy nhiên, vì nghĩ còn nước còn tát, các bác sĩ ở đây đã hết lòng cứu chữa và thực hiện ca phẫu thuật lần thứ 3 thành công cho chị Nga. Hiện tại, chị Nga đã qua cơn nguy kịch nhưng sức khỏe vẫn còn rất yếu vì chị bị nhiều căn bệnh khác”.        

Viện Tim trợ giúp bệnh nhân nghèo khó khăn

Đại diện phòng Trợ giúp xã hội của viện Tim TP. Hồ Chí Minh, bà Trịnh Ngọc Mai cho biết, trước khi tiến hành phẫu thuật, bà Thúy đã làm đơn xin giảm viện phí gửi lên cho chị Nga. Vì hoàn cảnh khó khăn của bệnh nhân, bệnh viện đã đồng ý cho bà Thúy đóng trước 20 triệu đồng (trong tổng số 93 triệu cho ca phẫu thuật) để tạm chi phí cho ca mổ. Tuy nhiên, để biết được con số chính xác số tiền bệnh nhân được miễn giảm thì còn phải chờ bảo hiểm thanh toán và trừ đi, chúng tôi mới trả lời gia đình con số cụ thể.  
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về phòng Trợ giúp xã hội, viện Tim TP.HCM, điện thoại 0918173637 hoặc (08) 38651586 (gặp cô Mai  trưởng phòng). Hoặc bà Lê Thị Thúy (mẹ chị Nga), điện thoại: 0902559893

Thơ Trịnh        

Xót xa cảnh nghèo bố gãy hai chân, con mang bệnh tim

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
Dù cần đi điều trị ngay nhưng cả hai bố con anh Củng đành nằm ở nhà vì quá nghèo.

Hai cậu bé ở chuồng trâu thoi thóp chờ chết vì bệnh tim

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
Một góc là nơi trâu ở, góc kia đặt chiếc giường và một ít vật dụng cho cả nhà. Đó là hoàn cảnh của anh Nguyễn Đình Trung và chị Bùi Thị Hoàng ở xóm 7A, Thanh Mai, Thanh Chương (Nghệ An).

“Phật bà” nâng đỡ những mảnh đời bất hạnh

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:04
Được con cái bảo lãnh định cư ở nước ngoài, đủ đầy vật chất, nhưng chỉ được 3 năm, bà xin về quê cũ để được làm việc thiện, việc nghĩa cho nhiều mảnh đời bất hạnh với số tiền lên tới hàng tỷ đồng trong suốt hơn chục năm qua.

Cả đời nghĩa hiệp với những linh hồn bất hạnh

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
Mặc kệ người đời dè bỉu những việc ông làm là chuyện "tào lao, chẳng giống ai", ông Ba Oanh vẫn hằng ngày chạy đôn chạy đáo, lo cho những vong hồn không may giã từ cõi thế...

Chuyện đời xót xa của hai người phụ nữ bất hạnh

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
Nếu không tận mắt chứng kiến, tôi khó có thể tin được, hơn 30 năm qua hai chị đã phải sống và gắn bó với nơi này. Nơi mà hai chị gọi là nhà ấy chỉ có thể để được một chiếc xe đạp, hễ có khách, chị phải ra ngoài đứng.