Người tôi chưa từng gọi là mẹ

Người tôi chưa từng gọi là mẹ

Thứ 2, 22/04/2013 | 09:20
0
Mới ba tuổi, tôi được cha dẫn đi khỏi ngôi nhà thân yêu, háo hức được dọn về nhà mới nhưng không có mẹ và em trai bé bỏng. Rồi tôi gặp người ấy đang tươi cười đón hai cha con tôi. Người ấy là người lạ, tôi sợ hãi, trốn vào đằng sau chân cha. Cha bảo: "Từ giờ, ba người chúng ta sẽ ở với nhau".

Cuộc sống thời ấy vất vả, người ấy cố gắng chăm sóc tôi từng miếng ăn, giấc ngủ, nhưng với tôi, người ấy vẫn là người lạ.

Nhiều lần về ngoại chơi, ngoại vẫn hay nói rằng, tuổi thơ của tôi gắn liền với những nhọc nhằn, gắn liền với những tháng ngày tần tảo sớm tối của người ấy. Đó là những năm tháng khó khăn, nuốt nước mắt vào trong. Cha tôi được cử đi công tác nước ngoài nhiều năm, chưa biết ngày nào về, tôi sống với người ấy. Đồng lương giáo viên hồi đó không đủ tiền cơm gạo cho tôi ăn nên người ấy đành phải kiếm thêm việc về làm để có thêm đồng ra đồng vào.

Từ những việc nhỏ nhất như cắt bông, làm đậu giao cho các nhà, người ấy còn tranh thủ buổi tối ngồi cắt viền dép (phần thừa của dép ngày xưa). Tôi luôn bị người ấy bỏ lại trong căn nhà cấp bốn trống trải, một mình ngủ say trên chiếc ghế bành nhỏ. Những lần bơ vơ một mình như thế, tôi cảm thấy mình như một đứa bị cha mẹ bỏ rơi. Nhiều lần cô đơn và sợ hãi, tôi khóc toáng lên nhưng vẫn chẳng có ai dỗ, lại tự nín. Thành ra tôi thấy ghét người ấy.

Xã hội - Người tôi chưa từng gọi là mẹ

Có lần, ngoại kể tôi nghe: Một hôm vất vả trở về, người ấy không nhìn thấy tôi, cuống cuồng tìm loạn khắp nơi, nước mắt đầm đìa. Thật may, bà hàng xóm mang tôi về nhà trong tình trạng lấm lem bùn đất, bà nói chắc là tôi bò qua lỗ thông rác, ra bờ sông, may mà bà thấy nếu không chắc là tôi đã đi ở với thần sông rồi... Ngoại bảo, người ấy dành cho tôi rất nhiều tình cảm, nhiều hơn cả những gì tôi thấy, tôi phải yêu quý và trân trọng người ấy.

Tôi lớn lên từng ngày, trải qua cái tuổi nổi loạn, luôn muốn chống đối lại người lớn, đặc biệt là người ấy. Chuyện bị mắng nhiếc là điều hết sức bình thường ở cái tuổi "dở hơi ất ơ" vì những lỗi hết sức ngớ ngẩn nhưng khi đó, với tôi, đấy là cả một sự việc "tày đình", tôi hét lên: "Tôi ghét tất cả!". Sao tôi có thể vô tình thốt lên những lời nói đó với một người đã hi sinh rất nhiều vì tôi?

Hai mươi sáu tuổi, người ấy nói với tôi rằng đó đã là thời điểm để tôi có thể nghĩ đến gia đình nhỏ của mình. Không hiểu sao, tôi lại cảm thấy thời gian bên người ấy còn quá ít. Mỗi ngày gọi điện cho người ấy chỉ để nói rằng tôi rất khỏe, để hỏi người ấy đã ăn cơm chưa, để nhắc người ấy đừng tiết kiệm nữa, hãy sống vì mình... tôi lại khóc. Giọt nước mắt của tôi không phải vì lại bị cô đơn, hoảng sợ hay vì bị bỏ rơi, nó là giọt nước mắt dành cho người ấy - người tôi chưa từng gọi là mẹ.

Cảm ơn thời gian cho tôi biết yêu thương và vị tha hơn! Cảm ơn người đã dành cả tuổi trẻ cho một đứa bé ngỗ nghịch là tôi! Có lẽ tiếng mẹ thiêng liêng tôi xin dành cho người ấy và xin người hãy nhận ở con hai tiếng gọi: "Mẹ ơi!".    

An Mai

Nhớ một chuyến đi

Thứ 7, 20/04/2013 | 22:22
Chúng tôi xuất phát lúc 23h từ Hà Nội điểm đến sẽ là Tuyên Quang. Đêm nhìn những ánh điện cũ kỹ quen thuộc trên đường phố lướt qua, trước khi những khung cửa xe chỉ còn lại bóng tối. Chúng tôi hát, chơi một vài trò chơi, giới thiệu lẫn nhau, rồi thấm mệt và thiếp đi.

Cười nghiêng ngả với bài thơ 'lạ' tả bà

Chủ nhật, 21/04/2013 | 08:07
Đối lập với hình ảnh người bà vất vả sớm hôm, tóc trắng, miệng nhai trầu thường thấy trong những bài văn mẫu - bà trong bài thơ "lạ" khá gần cuộc sống hiện đại với: hát karaoke, phóng xe máy,…

'Tiểu tiên nữ giáng trần' gây bão trên mạng

Thứ 7, 20/04/2013 | 19:50
Một cô bé học sinh Trường Quốc tế Hà Nội (HIS) đã được dân mạng dành tặng cho những mỹ từ như “Tiên nữ giáng trần”, “thiên thần”...