Người trẻ Trung Quốc lỡ dở tình duyên vì sợ tốn nhiều tiền nuôi con

Người trẻ Trung Quốc lỡ dở tình duyên vì sợ tốn nhiều tiền nuôi con

Trương Mạnh Kiên
Thứ 4, 12/05/2021 | 12:55
0
“Nhìn cuộc sống của họ tôi đã thấy sợ hãi hôn nhân chứ đừng nói đến chuyện có con. Đó là lý do tôi và bạn gái chia tay”, nam nhân viên người Trung Quốc nói.
Xu hướng thị trường - Người trẻ Trung Quốc lỡ dở tình duyên vì sợ tốn nhiều tiền nuôi con

Người trẻ Trung Quốc quyết định không sinh con nếu cảm thấy điều này khiến chất lượng cuộc sống cá nhân suy giảm.

Vấn đề của đất nước

Giới trẻ Trung Quốc không ngạc nhiên khi đất nước họ là một trong những quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới. Trên thực tế, hầu hết đều đồng cảm với tình trạng miễn cưỡng sinh con ngày càng tăng ở Trung Quốc.

Nhiều người tin rằng có sự đồng thuận chung giữa thế hệ Y (sinh trong giai đoạn 1981-1996) và thế hệ Z (từ 1997-2012) của Trung Quốc rằng việc có con sẽ đặt ra gánh nặng tài chính nặng nề trong điều kiện phúc lợi công hiện tại của đất nước và sinh ít con hoặc không có con là cần thiết để duy trì chất lượng cuộc sống của một người.

"Thành thật mà nói, tôi không muốn có quan hệ tình cảm, không muốn kết hôn và không muốn có con", Zhang Jie, 31 tuổi, nhân viên kinh doanh của một doanh nghiệp tư nhân nhỏ ở Quảng Châu, người vừa chia tay bạn gái sau bốn năm, nói với SCMP. “Đối với tầng lớp lao động, nuôi nấng một đứa trẻ ở các thành phố ngày càng khó xoay sở hơn”.  

Dữ liệu điều tra dân số thực hiện mỗi thập kỷ vừa được công bố hôm 11/5 cho thấy các bà mẹ Trung Quốc đã sinh 12 triệu trẻ vào năm 2020, giảm so với mức 14,65 triệu vào năm 2019, đánh dấu mức giảm 18% và tiếp tục xuống mức thấp nhất trong gần sáu thập kỷ.

Tỷ lệ sinh của Trung Quốc cũng giảm xuống còn 1,3 trẻ em trên một phụ nữ, thấp hơn nhiều so với mức 2,1 - tỷ lệ cần thiết cho một dân số ổn định. Để so sánh, tỷ lệ sinh của Nhật Bản là 1,369 vào năm 2020.

Cây gia phả của gia đình Zhang trông giống như một kim tự tháp ngược, nó cũng phản ánh thái độ của nhiều người trẻ Trung Quốc đối với việc kết hôn và sinh con.

Bà ngoại của Zhang có 10 người con trong những năm 1950-1960. Tuy nhiên, đến đời chú bác, chỉ có bác cả là sinh được 3 người con vào những năm 1970, còn 9 người còn lại bị hạn chế bởi chính sách một con của đất nước và chỉ sinh một con trong những năm 1980 và 1990.

Trong số 11 anh em họ của Zhang, hai người trong số họ chọn sinh hai con, và những người còn lại chỉ sinh một con, mặc dù tất cả họ đều được phép có hai con theo những thay đổi trong chính sách dân số quốc gia có hiệu lực vào năm 2016.

"Tôi thấy tất cả đều gặp khó khăn trong việc cân đối thu chi và họ đều nhờ bố mẹ giúp chăm sóc con cái, nhờ cậy tiền tiết kiệm của bố mẹ để mua tài sản và thậm chí là trợ cấp chi phí sinh hoạt", Zhang nói về những người anh em họ của mình.

“Nói thật, nhìn cuộc sống của họ tôi đã thấy sợ hãi hôn nhân chứ đừng nói đến chuyện có con. Đó là lý do tôi và bạn gái chia tay”.

Trong một cuộc khảo sát công khai vào tháng 11 trên Weibo, nền tảng mạng xã hội hàng đầu của Trung Quốc đặt câu hỏi: "Bạn sẵn sàng sinh bao nhiêu con nếu các hạn chế được tự do hóa hoàn toàn?"

Trong số 284.000 người bình chọn, 150.000 người nói rằng họ vẫn sẽ không có con, 85.000 người nói một con, 39.000 người chọn hai con và khoảng 10.000 người nói rằng họ sẵn sàng có ba con trở lên.

Chi phí nuôi dạy con cái tăng cao, cùng với tỷ lệ nợ cá nhân lớn, đồng nghĩa với việc thế hệ người Trung Quốc sinh sau năm 1990 là nhóm ít muốn kết hôn và sinh con nhất so với các thế hệ trước.

Lo trả nợ hàng tháng

Xu hướng thị trường - Người trẻ Trung Quốc lỡ dở tình duyên vì sợ tốn nhiều tiền nuôi con (Hình 2).

Nuôi nấng một đứa trẻ đến tuổi trưởng thành đôi khi là gánh nặng kinh tế.

Trên các nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc, có vô số bài đăng thảo luận về gánh nặng tài chính và những thách thức liên quan đến việc sinh con.

Số liệu kết hôn của Trung Quốc năm 2020 đã giảm 12,2% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 8,13 triệu người, theo số liệu do Bộ Nội vụ công bố. Trước đó, con số này là 10,14 triệu vào năm 2018 và 13,47 triệu vào năm 2013.

Wendy Li, một công nhân đơn thân 34 tuổi đến từ Thượng Hải, cho biết: “Tôi nghĩ thế hệ trẻ của chúng tôi có quan điểm rất khác về việc sinh con với người Trung Quốc ngày xưa”.

“Những người sinh vào những năm 1940 và 1950 có bốn con trở lên trong mỗi gia đình… và những người sinh vào những năm 1960 và 1970 chỉ có một con do chính sách hạn chế. Nhưng chúng tôi, ngày càng cảm thấy rằng mình sẽ không muốn có con nếu điều đó làm giảm chất lượng cuộc sống”.

Trung Quốc đang già hóa với tốc độ chưa từng có do chính sách một con ngày trước. Điều tra dân số năm 2020 cho thấy 264 triệu người Trung Quốc ở ngưỡng trên 60 tuổi, chiếm 18,7% dân số.

Đối với những người trên 65 tuổi, con số này đã tăng từ 176 triệu vào năm 2019 lên 190 triệu vào năm 2020, hiện chiếm 13,5% dân số.

Theo một báo cáo năm ngoái của Quỹ Nghiên cứu Phát triển Trung Quốc, đến năm 2050, Trung Quốc sẽ có hơn 500 triệu người từ 60 tuổi trở lên, hoặc gần 1/3 tổng dân số dự kiến ​​vào thời điểm đó.

Từ năm 1970 đến năm 2015, độ tuổi trung bình của dân số Trung Quốc đã tăng nhanh chóng, từ 19,3 tuổi lên 37 tuổi và dự kiến ​​sẽ đạt 50 tuổi vào năm 2050.

Theo các kịch bản hiện tại, dân số Trung Quốc có vẻ sẽ giảm 32 triệu người từ năm 2019 đến năm 2050, trong khi Mỹ sẽ tăng thêm 50 triệu người, theo ngân hàng trung ương Trung Quốc.

Huang Wenzheng, chuyên gia nhân khẩu học và là nhà nghiên cứu cấp cao của Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc và Toàn cầu hóa, cho biết toàn xã hội phải được huy động để thay đổi thái độ giới trẻ đối với việc sinh con.

Ông cũng nhấn mạnh, phần lớn công chúng tin rằng dân số quá đông là nguyên nhân của nhiều vấn đề xã hội và kinh tế trong nước. 

Theo một báo cáo tiêu dùng được công bố vào năm 2019 bởi Tmall.com, nền tảng thương mại điện tử từ doanh nghiệp-người tiêu dùng lớn nhất ở Trung Quốc, chi tiêu của người tiêu dùng liên quan đến nuôi dạy con cái đã tăng 60% từ năm 2016 đến năm 2019 ở các bậc cha mẹ Trung Quốc từ 25 tuổi trở xuống.

Một báo cáo năm 2017 về chi phí đi học, được công bố bởi Sina Education, cho biết trung bình chi tiêu cho giáo dục chiếm 26% thu nhập hàng năm của một gia đình trong giai đoạn mầm non, 21% trong giai đoạn tiểu học và trung học, 29% ở đại học.

Dữ liệu do Viện Khoa học Xã hội Thượng Hải công bố năm ngoái cho thấy việc nuôi dạy một đứa trẻ từ sơ sinh đến trung học cơ sở ở quận Jingan giàu có của Thượng Hải tốn trung bình 800.000 nhân dân tệ (124.000 USD).

Ngoài ra, một cuộc khảo sát của HSBC vào năm 2019 cho thấy tỷ lệ nợ trên thu nhập của thanh niên Trung Quốc sinh trong những năm 1990 đã đạt mức đáng kinh ngạc 1.850%.

Ngay cả ở các vùng nông thôn của Trung Quốc, nhiều người gặp khó khăn trong việc nuôi dạy một đứa trẻ với mức thu nhập trung bình ở địa phương.

Yu Mingqian, một phụ nữ 21 tuổi ở quận Biyang, tỉnh Hà Nam, cho biết: “Học phí một năm cho mẫu giáo từ 5.000 nhân dân tệ (772 USD) đến 10.000 nhân dân tệ ở quận của chúng tôi”.

“Hầu hết bạn bè và bạn cùng lớp của tôi vẫn còn độc thân và sống ở các thành phố hạng nhất”, Stela Peng, một phụ nữ sống ở Thâm Quyến, ngoài 30 tuổi, cho biết.

“Các khoản vay thế chấp vượt quá hầu hết thu nhập của chúng tôi, thường là chu kỳ hoàn trả 30 năm. Mỗi chúng tôi cũng có nhiều loại nợ khác nhau, chẳng hạn như thẻ tín dụng và các khoản vay tiêu dùng trực tuyến. Mong muốn sinh con của chúng tôi gần như bằng không”.

“Thẳng thắn mà nói, vấn đề lão hóa dân số là điều xa vời. Trước mắt chúng tôi còn rất nhiều khoản vay phải trả hàng tháng. Đó thực sự là biện pháp tránh thai hiệu quả nhất”.

Giao hàng tạp hóa mùa Covid-19: “Mỏ vàng” lợi nhuận hay trò “đốt tiền” vô nghĩa?

Thứ 3, 11/05/2021 | 19:15
Đầu tư vào dịch vụ giao hàng tạp hóa được coi là bước đi sai lầm của giới đầu tư, khi bài học thua lỗ từ các dịch vụ gọi xe hay giao đồ ăn như Uber vẫn còn đó.

Hãng thuốc sở hữu Marlboro gây sốc với tuyên bố ngừng bán thuốc lá

Thứ 2, 10/05/2021 | 13:43
Tập đoàn thuốc lá lừng lẫy Philip Morris tuyên bố sẽ ngừng bán thuốc lá trong 10 năm tới. Vì sao công ty này lại muốn từ bỏ khoản lợi nhuận kếch xù sau hai thế kỷ?

Lương 3 tỷ mỗi năm cũng bỏ việc ở TikTok vì phải làm việc 12 tiếng mỗi ngày

Thứ 7, 08/05/2021 | 11:48
Nhiều người đã từ chối lời mời làm việc hoặc rời công ty sau khi biết TikTok có văn hóa “996” thường thấy ở các công ty Trung Quốc.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

“Bỏ phố về quê” nuôi con 2 chân, chàng trai thu lãi 300 triệu đồng/năm

Thứ 7, 20/04/2024 | 13:30
Theo xu hướng người trẻ về quê lập nghiệp, mới đây chàng trai trẻ ở Bắc Quang đã khiến nhiều người trầm trồ khi có thu nhập tốt nhờ mô hình nuôi gà và trồng cam.

Giá cà phê "quay đầu" giảm nhẹ sau phiên tăng kỷ lục

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:50
Sáng nay, giá cà phê Tây nguyên cũng hạ nhiệt theo thị trường thế giới, lùi về mốc quanh 120.000 đồng/kg.

Giá xăng điều chỉnh sớm, có thể vượt 25.000 đồng/lít?

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:43
Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (17/4) được dự báo tăng.

Thị trường Canada nhiều triển vọng, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:57
Doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ mọi yêu cầu nghiêm ngặt với các hàng hóa khi nhập khẩu vào Canada - thị trường được đánh giá có nhu cầu cao về cá tra.

Thị trường vàng biến động, chuyên gia khuyến cáo không nên đầu tư "tất tay"

Thứ 2, 15/04/2024 | 16:35
Tại thời điểm này, giá vàng tăng vọt vượt đỉnh, diễn biến khó lường, các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cân nhắc vì đầu tư vào thị trường vàng hiện rất rủi ro.
     
Nổi bật trong ngày

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Trong 3 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 890.550 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam, tổng trị giá trên 400 triệu USD.

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

“Bỏ phố về quê” nuôi con 2 chân, chàng trai thu lãi 300 triệu đồng/năm

Thứ 7, 20/04/2024 | 13:30
Theo xu hướng người trẻ về quê lập nghiệp, mới đây chàng trai trẻ ở Bắc Quang đã khiến nhiều người trầm trồ khi có thu nhập tốt nhờ mô hình nuôi gà và trồng cam.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.

Giá vàng 20/4: Vàng SJC vẫn neo ở mức cao

Thứ 7, 20/04/2024 | 10:20
Sáng 20/4, giá vàng thế giới tăng mạnh do vẫn bị chi phối bởi tình hình địa chính trị tại Trung Đông. Vàng SJC trong nước neo ở mức cao, hơn 84 triệu đồng/lượng.