Người Trung Quốc và ám ảnh những năm tháng bị cấm nhập cảnh vào Mỹ

Người Trung Quốc và ám ảnh những năm tháng bị cấm nhập cảnh vào Mỹ

Thứ 3, 07/02/2017 | 12:48
0
Giống các công dân Hồi giáo bị Tổng thống Trump cấm nhập cảnh vào Mỹ trong những ngày gần đây, người Trung Quốc cũng từng phải chịu một tình trạng tương tự trong quá khứ.

Tổng thống Trump hồi cuối tháng 1 đã ký một sắc lệnh cấm người dân từ các quốc gia Hồi giáo như Iraq, Iran, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen nhập cảnh vào Mỹ trong thời gian 90 ngày tới.

Trong tuyên bố của mình, ông Trump nói rằng đây là hành động rà soát lại để đẩy lùi nguy cơ khủng bố ra khỏi nước Mỹ. Tuy nhiên, quyết định này đã gây ra sự tranh cãi lớn trong lòng nước Mỹ về những gì mà các phương tiện truyền thông gọi là sự phân biệt đối xử với người nhập cư.

Hồ sơ - Người Trung Quốc và ám ảnh những năm tháng bị cấm nhập cảnh vào Mỹ

Phố người Hoa ở Mỹ trở thành điểm du lịch cho nhiều du khách.

Đối với nhiều người trong cộng đồng người Hoa ở Mỹ, quyết định cấm nhập cảnh các công dân từ 7 quốc gia Hồi giáo gần đây của Tổng thống Donald Trump khiến họ nhớ về những điều mà họ từng trải qua trong quá khứ. Nói chính xác hơn, chính những người Trung Quốc mới là đối tượng từng trở thành mục tiêu của chính sách nhập cư mang tính phân biệt đối xử.

Một số nhân vật người gốc Hoa có uy tín ở Mỹ đang cảnh báo chính quyền Washington không nên lặp lại những sai lầm họ đã phạm phải hơn một thế kỷ trước. "Chúng tôi sẽ xem lệnh cấm này của Trump như một chương đáng xấu hổ trong lịch sử nước Mỹ", Bill Ong Hing, giáo sư luật tại trường Đại học San Francisco và là người hoạt động bảo vệ quyền tự do dân sự Mỹ nói với tờ Aljazeera.

Giáo sư Hing cho hay, nhiều tổ chức bảo vệ quyền lợi người gốc Á cũng đang lên tiếng kêu gọi chống lại sắc lệnh di trú gây tranh cãi của ông Trump dù bản thân họ không phải là đối tượng có trong danh sách.

Đối với nhiều người trong cộng đồng người Hoa ở Trung Quốc, những điều này đối với họ không có gì xa lạ. Đạo luật Mỹ Scott trong cuối kỷ XIX từng cấm người Trung Quốc trở lại Mỹ sau khi về quê hương thăm gia đình dù nhiều người đã có giấy phép cư trú và làm việc ở quốc gia này nhiều năm.

"Có hàng trăm người Trung Quốc từng bị chặn tại cảng San Francisco giống như nhiều người từ các quốc gia Hồi giáo bị mắc kẹt ở các sân bay vài ngày qua", Gordon H Chang, giáo sư lịch sử Đại học Stanford so sánh. Quyết định mà Mỹ đưa ra khi đó là một số số các Đạo luật sửa đổi nhằm ngăn chặn tình trạng nhập cư ồ ạt từ Trung Quốc, nơi mà Mỹ gọi là hỗn loạn, bần cùng - bởi nhà Thanh khi đó đang bị xâu xé và trở thành thuộc địa của nhiều nước. Đạo luật Scott đã ảnh hưởng tới cuộc sống của 20.000 người Mỹ gốc Hoa trong nhiều năm.

Người Trung Quốc, hay các nhà sử học sau này nói rằng đạo luật mà chính quyền Mỹ đưa ra chỉ là vỏ bọc che đậy cho sự yếu kém của kinh tế đất nước chứ không phải lo ngại những hệ lụy từ việc nhập cư của người Hoa. Quyết định nói trên được ví như một hành động nhằm "loại trừ" cộng đồng người Hoa trên đất Mỹ.

Chinatown - Phố người Hoa ngày hôm nay xem như là địa điểm vui chơi giải trí, nơi mà những người Mỹ gốc Hoa tụ họp lại thành cộng đồng với nhau, sinh sống và buôn bán các mặt hàng tạp hóa, các loại thực phẩm, đồ nữ trang đặc trưng cho du khách. Tuy nhiên trong quá khứ, cộng đồng này phải chịu sức ép từ những sức ép từ nhiều cộng đồng người khác, bao gồm cả người da đen.

Đạo luật "loại trừ" người Hoa được bãi bỏ hơn sáu thập kỷ sau đó trong chương trình nghị sự ngoại giao của Washington với Bắc Kinh. Sue Lee, người đứng đầu trung tâm Lịch sử Xã hội người Hoa ở Mỹ cho biết, vào năm 1943 mọi thứ đã thay đổi sau khi Trung Quốc trở thành một đồng minh của Mỹ chống lại Nhật Bản trong Thế chiến II. 

Nỗi đau quá khứ và nguy cơ hiện tại

Hồ sơ - Người Trung Quốc và ám ảnh những năm tháng bị cấm nhập cảnh vào Mỹ (Hình 2).

Mỹ từng có những đạo luật chống người Trung Quốc trong quá khứ.

Đạo luật chống người Trung Quốc trong quá khứ được thông qua bởi cựu Tổng thống Mỹ Chester Alan Arthur trong năm 1882, với thời hạn ban đầu là 10 năm. Nhưng đến năm 1892, nó đã được gia hạn một thập niên nữa, và đến 1902 đạo luật này trở thành vô hạn.

Tổng thống Arthur dù chỉ phục vụ một nhiệm kỳ bốn năm, nhưng quyết định này vẫn được duy trì đến 12 đời tổng thống sau đó, bất kể việc Mỹ và thế giới đã trải qua rất nhiều biến động, thay đổi. Nhiều ý kiến đang cảm thấy lo ngại khi tiền lệ như vậy có thể lặp lại với chính sách của Tổng thống Trump với khả năng áp dụng không chỉ là 90 ngày mà trở nên vĩnh viễn.

Cũng giống như thời điểm hiện tại khi các cuộc phản đối của những người Hồi giáo trên nước Mỹ nổ ra ở nhiều nơi, cộng đồng người Hoa phẫn nộ với chính sách áp đặt của chính phủ Mỹ trong quá khứ đã có những hoạt động phản đối trên diện rộng. Một điều khoản trong đạo luật "chống Trung Quốc" từng bắt buộc mỗi người gốc Hoa phải luôn mang theo ảnh nhận dạng của mình mọi lúc mọi nơi.

"Đạo luật Geary năm 1892 yêu cầu nguời Trung Quốc ở Mỹ phải mang ảnh nhận dạng cá nhân trên người ở mọi nơi, nếu không mang theo, họ sẽ đối mặt với nguy cơ bị trục xuất", Giáo sư Chang kể lại. Tuy nhiên đã có "hàng chục ngàn người từ chối thực hiện bằng cách từ chối đăng ký làm ảnh với cơ quan của Mỹ".

Một cách khác mà người Hoa dùng để “lách luật” đó là vào năm 1906, trận động đất lớn ở San Francisco gây ra một đám cháy thiêu rụi toàn bộ giấy tờ sổ sách công. Nhiều người Trung Quốc đã đến Mỹ bằng cách mang theo “giấy chứng nhận con cái” và tự xưng là con của người dân Mỹ nơi đây. Look Lee - ông nội của Sue Lee là một trong những người đến Mỹ theo cách như vậy. Trong khi điều này khiến ông nội của Sue phải giữ bí mật nhiều năm thì bản thân cô cảm thấy tự hào khi coi đây là một lời nhắc nhở về khao khát phục hồi lại sự thịnh vượng của cộng đồng người Hoa trên đất Mỹ.

Tuy nhiên những năm tháng sau đó cộng đồng này vẫn phải cố gắng bảo vệ bản thân mình trước những quyền lợi ít ỏi mà nước Mỹ dành cho họ. "Một trong những điều người Mỹ gốc Hoa đã làm là chiến đấu. Chúng tôi đi thưa kiện và đứng lên chiến đấu cho quyền lợi của mình. Chúng tôi cũng có những luật sư luôn đứng về phía mình", Sue nói.

Những điều mà nước Mỹ từng làm trong quá khứ với cộng đồng người Trung Quốc giờ đây không còn được nhắc nhiều đến trong các cuộc thảo luận phổ biến về lịch sử nước Mỹ. Sue Lee và giáo sư Chang cho hay, mặc dù có lời xin lỗi chính thức từ chính phủ Mỹ, những người cùng dân tộc với họ đã không nhận được khoản bồi thường nào trước sự đối xử mà họ phải chịu đựng. Trong khi đó những người Mỹ gốc Nhật đã nhận được những khoản bồi thường khi họ bị giam giữ trong Thế chiến II.

"Chúng tôi không nhận được những bù đắp khi đạo luật bãi bỏ giống như những cộng đồng người khác dù chúng tôi bị đối xử không công bằng", Sue Lee nói.

Đọc thêm>>> Hậu quả TT Trump phải nhận nếu chống lệnh tòa án

Quốc Vinh

Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Thông tin mới về Dự án tuyến đường BT trước "hoàng hôn" tại Thanh Hóa

Thứ 4, 12/07/2023 | 07:00
Tỉnh Thanh Hóa vừa có động thái "quay xe", khi điều chỉnh thanh toán đối ứng từ 5 khu đất xuống còn 3 tại dự án BT đường nối Tỉnh lộ 514 và Quốc lộ 47C, Triệu Sơn.

Kiên Giang: Xử phạt 38 cơ sở kinh doanh hàng giả vi phạm gần 1 tỷ đồng

Thứ 5, 29/06/2023 | 14:50
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Cục QLTT phát hiện và xử lý 38 cơ sở kinh doanh vi phạm, phạt tiền 901.242.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 889.870.000 đồng.

Mỹ công bố thêm tài liệu mật về vụ ám sát cố Tổng thống Kennedy

Thứ 7, 18/12/2021 | 19:00
Giới chức Mỹ mới đây đã công bố tập tài liệu mật dài hàng nghìn trang về vụ ám sát cố Tổng thống John F. Kennedy.

Ấn Độ: Chủ quan ngủ dưới xe buýt, 18 người bị xe tải đâm tử vong

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:38
Một xe tải chạy quá tốc độ đâm vào xe buýt hai tầng ở miền Bắc Ấn Độ khiến ít nhất 18 người tử vong và nhiều người khác bị thương.

Virus Corona chỉ gây bệnh cho chó lại xuất hiện ở người viêm phổi

Thứ 5, 20/05/2021 | 20:15
Một nhóm khoa học quốc tế đã phát hiện ra một loại virus corona mới có thể lây nhiễm cho con người. Trước đó, loại virus này được biết đến chỉ gây bệnh ở chó.
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Đưa “phương tiện bí ẩn” ra mặt trận, Nga có tạo được khác biệt trước Ukraine?

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:55
Để đối phó về các mối nguy trên chiến trường, Nga đã có những cải tiến ở khí tài. Những hình ảnh về “phương tiện bí ẩn” này đã được ghi lại trên chiến trường.

Châu Âu cần ít nhất 6-8 năm mới “đoạn tuyệt” được với khí đốt Nga

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Trong vô số các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow vì cuộc chiến ở Ukraine, EU chưa từng trừng phạt khí đốt Nga nhưng đặt mục tiêu “đoạn tuyệt” với nguồn cung này.

65 con “Chim Cắt” F-16 không đủ “làm nên mùa xuân” cho Ukraine

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:40
Fighting Falcon sở hữu những khả năng quan trọng, nhưng một số chuyên gia không tin rằng sự hiện diện của F-16 ở Ukraine sẽ thực sự tác động đáng kể đến cuộc chiến.